MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 43)

MỤC TIÊU, NỘI DUNG, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể

- Đề tài nêu rõ được hiện trạng phát triển các loại hình kinh tế trang trại ở huyện Mộ Đức.

- Đánh giá được hiệu quả sử dụng đất của các loại hình sản xuất trang trại ở huyện Mộ Đức.

- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất theo hướng phát triển bền vững.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Khái quát về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của huyện Mộ Đức.

- Hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Mộ Đức.

- Hiện trạng phát triển loại hình kinh tế trang trại ở huyện Mộ Đức giai đoạn năm 2011 - 2014.

- Đánh giá hiệu quả sử dụng đất và các yếu tố ảnh hưởng của các trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức.

- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trang trại theo hướng phát triển bền vững.

2.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Quỹ đất sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Các loại hình sử dụng đất theo hướng kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Các loại văn bản liên quan đến việc quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức.

2.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2.3.2.1. Phạm vi về không gian

Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

2.3.2.2. Phạm vi về thời gian

Số liệu liên quan đến sự phát triển trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức được thu thập trong giai đoạn từ năm 2011 - 2014.

2.3.2.3. Phạm vi về nội dung

Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển các loại hình trang trại, hiệu quả sử dụng đất và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển bền vững đất trang trại trên địa bàn huyện Mộ Đức.

2.4. Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành tìm các tài liệu có liên quan đến đề tài, các thông tin về kinh tế trang trại trên địa bàn huyện, tham khảo ý kiến của các nhà quản lý, nhà lãnh đạo cơ quan nhà nước để biết thông tin về tình hình sử dụng đất. Để đánh giá một cách chính xác, phù hợp với thực trạng ở địa phương, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau đây:

2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Là phương pháp tiến hành thu thập các số liệu tại cơ quan quản lý nhà nước như: Thu thập các số liệu tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mộ Đức về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình sử dụng đất của các trang trại, các hình thức sử dụng đất; thu thập số lượng trang trại tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mộ Đức;… tìm hiểu các loại hình trang trại đang phát triển tại địa phương, xu thế phát triển hiện nay,…

2.4.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Trên cơ sở số liệu thu thập được tại các cơ quan quản lý nhà nước, chúng tôi tiến hành thiết lập phiếu điều tra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài để thu thập các thông tin về tình hình sử dụng đất của tất cả các trang trại có trên địa bàn nghiên cứu như: nhận biết của chủ trang trại về các loại văn bản của Nhà nước, tình trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cơ cấu sử dụng đất của trang trại, các loại hình phát triển trong trang trại, ý kiến đề xuất của chủ trang trại,… Tổng số trang trại đã phỏng vấn là 12 trang trại, nội dung chính của phiếu điều tra là: cho biết loại hình trang trại là gì? Thời gian hoạt động khi nào? Quy mô diện tích hiện tại là bao nhiêu? Nhu cầu tăng diện tích để mở rộng quy mô sản xuất hay không? Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa? Tình hình hoạt động của trang trại thời gian qua như thế nào?

Tình hình sử dụng lao động trong trang trại như thế nào? Có được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về công tác khuyến nông, khuyến lâm hay không? Cảm nhận hoạt động trang trại tác động đến môi trường như thế nào? Những đề xuất của của chủ trang trại để việc sử dụng đất vào loại hình này ngày càng tốt hơn và bền vững hơn.

Ngoài những thông tin ghi trên phiếu điều tra, chúng tôi tìm hiểu thêm về một

số thông tin về mức độ cơ giới hóa trong sản xuất, mối liên kết giữa nhà sản xuất - nhà nước - nhà tiêu thụ trong quá trình phát triển của trang trại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của chủ trang trại về những cơ chế chính sách của Nhà nước để khuyến khích phát triển các loại hình sản xuất này.

2.4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Trên cơ sở các số liệu thu thập, điều tra từ công tác nội nghiệp, ngoại nghiệp chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích để đánh giá được tình hình sử dụng đất của các trang trại đã hợp lý chưa? có đúng mục đích sử dụng đất hay chưa?

2.4.3. Phương pháp tham vấn ý kiến chuyên gia

Dựa trên kinh nghiệm đã có của chủ trang trại, cán bộ địa chính các xã, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn…, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ và đúc kết ra những kinh nghiệm thiết thực khi thực hiện đề tài này.

2.4.4. Phương pháp so sánh

Trên cơ sở số liệu thu thập được từ các nguồn như: tại các cơ quan quản lý nhà nước, từ các chủ trang trại, các nhà chuyên gia,… tiến hành phân tích, so sánh các số liệu thu thập được để thực hiện các bước tiếp theo.

2.4.5. Phương pháp đánh giá

Sau khi tổng hợp được các số liệu từ các nguồn đã thu thập được, tiến hành đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đánh giá các loại hình sử dụng đất có hiệu quả.

Chương 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất trang trại tại huyện mộ đức, tỉnh quảng ngãi (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)