Chương 1.TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.2.2. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cà chua tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các loại rau được trồng phổ biến từ Bắc chí Nam, tuy nhiên các vùng khác nhau có những đặc trưng riêng về chủng loại và mùa vụ, tạo nên sự phong phú và đa dạng về các chủng loại rau. Hiện nay do nhu cầu của người dân yêu cầu cao về số lượng và chất lượng các loại rau để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Vì vậy đã có nhiều giống mới, kỹ thuật mới được áp dụng và sản xuất, điều này góp phần nâng cao diện tích gieo trồng, năng suất của các loại rau. Tình hình sản xuất rau trong những năm gần đây thể hiện ở bảng 1.5.
Qua bảng 1.5 cho thấy diện tích gieo trồng các loại dưa rau của nước ta tăng mạnh qua các năm, từ năm 2010 đạt 605,6 nghìn ha, đến năm 2013 đạt 939,2 nghìn ha, năng suất có xu hướng tăng nhẹ, năm 2010 đạt 14,3 tấn/ha đến 2013 đạt 15,9 tấn/ha,
tổng sản lượng tăng mạnh qua các năm từ 2010 đạt 8,7 triệu tấn đến 2013 đạt 15,0 triệu tấn, nguyên nhân là do sự tăng về diện tích gieo trồng. Nhìn chung, tốc độ phát triển của ngành sản xuất rau màu tương đối nhanh, tuy nhiên năng suất, sản lượng vẫn thấp do chưa phát huy hết tiềm năng lợi thế của điều kiện tự nhiên và công nghệ.
Bảng 1.5: Tình hình sản xuất rau dưa tại Việt Nam
Năm Diện tích
(1000 ha)
Năng suất (tấn)
Sản lượng (triệu tấn)
2010 605,6 14,3 8,7
2011 522,7 14,5 7,6
2012 912,6 15,5 14,2
2013 939,2 15,9 15,0
Nguồn: Fao.stat.org So với thế giới, lịch sử phát triển cà chua ở Việt Nam còn rất non trẻ. Cây cà chua mới được trồng ở nước ta khoảng trên 100 năm, nhưng do điều kiện thời tiết thuận lợi, trồng cà chua thúc đẩy việc khai thác lao động, hạn chế lao động dư thừa, tăng thu nhập cho người nông dân, nên đến nay cà chua đã được trồng ở hầu hết các tỉnh, thành với nhiều vụ trong năm [24]. Ở Việt Nam, diện tích trồng cà chua tăng hàng năm, tập trung ở các tỉnh Đồng bằng và Trung du Bắc bộ, Đồng bằng sông Cửu Long và vùng cao nguyên Đà Lạt. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp chế biến nông sản, các nhà máy chế biến, nhà máy đóng hộp cà chua xuất khẩu ngày càng nhiều và yêu cầu nguyên liệu cà chua ngày càng tăng, nên cây cà chua đang thực sự là một trong những loại cây rau có giá trị kinh tế cao, mang lại lợi nhuận cho người nông dân. Nhu cầu hạt giống tăng từ 3000kg năm 2000 đến 4.300kg năm 2005 [10]. Những năm gần đây, diện tích gieo trồng cây cà chua hàng năm khoảng 23-24 nghìn ha [22]. Tuy vậy, cho đến nay ở nước ta sản xuất cà chua ra gần như chỉ để tiêu thụ tại chỗ, chưa thể xuất khẩu do sản lượng chưa nhiều, mẫu mã chất lượng cà chua nói chung chưa cao. Năng suất cà chua ở Việt Nam mặc dù khá cao so với các nước trong khu vực, tương đương với năng suất trung bình toàn thế giới nhưng vẫn còn thấp so với các nước có ngành sản xuất cà chua phát triển. Diện tích trồng cà chua những năm gần đây ở nước ta không ổn định. Năm 2007 cả nước có 23,13 nghìn ha với sản lượng là 455,18 nghìn tấn, năng suất trung bình đạt 19,68 tấn/ha, năm 2008 diện tích tăng lên 24,85 nghìn ha với sản lượng tương ứng 535,44 nghìn tấn, năng suất trung bình đạt 21,55 tấn/ha và năm 2009 diện tích giảm xuống còn 20,54 nghìn ha với sản
trung bình là 25,55 tấn/ha và sản lượng đạt 589,83 nghìn tấn. Đặc biệt, với ưu thế về điều kiện khí hậu, diện tích cà chua tại tỉnh Lâm Đồng liên tục tăng và tăng mạnh, trung bình khoảng 500 ha/năm. Tính đến năm 2009 diện tích trồng cà chua của cả tỉnh lên đến hơn 5000 ha. Lâm Đồng cũng là địa phương có khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới một cách nhanh nhất do đó năng suất cà chua của Lâm Đồng ngày càng được cải thiện, cao hơn 2 lần so với trung bình chung của cả nước [22]. Ở miền Bắc, các tỉnh trồng cà chua chuyên canh như Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Bắc Ninh, Hà Nội... có khả năng thâm canh, đang có xu hướng mở rộng diện tích trồng cà chua trái vụ và ứng dụng gốc ghép trong sản xuất. Trong năm 2013 Nam Định trồng được 746 ha [28], Hưng Yên trồng được 106 ha [29]. Những năm gần đây, với việc ứng dụng các giống cà chua có năng suất cao, thích ứng rộng từ các giống cà chua nhập nội, sản lượng cà chua của Việt Nam đã tăng lên rõ rệt và cây cà chua đang là một trong những cây trồng thế mạnh của nhiều vùng nông nghiệp trong cả nước. Tuy nhiên, trong sản xuất thực tế của nước ta hiện nay vẫn còn gặp những khó khăn như:
Chưa có bộ giống tốt cho từng vùng và vụ trồng, đặc biệt là vụ Hè Thu và Xuân Hè;
Sản phẩm chủ yếu tập trung vào vụ Đông Xuân (70%) từ tháng 12 đến tháng 4, còn lại hơn một nửa thời gian trong năm trong tình trạng thiếu cà chua và trong sản xuất đầu tư chưa cao, chưa có quy trình canh tác và giống thích hợp cho từng vùng và mỗi vụ trồng. Việc sản xuất còn manh mún, chưa có sản phẩm hàng hóa lớn cho sản xuất công nghiệp. Quá trình canh tác, thu hái diễn ra hoàn toàn thủ công. Tuy vậy, so với các nước trong khu vực, sản xuất cà chua ở Việt Nam có những lợi thế rõ rệt do khí hậu, thời tiết, đất đai thuận lợi, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc phù hợp cho sinh trưởng phát triển của cà chua, nếu được đầu tư tốt, năng suất cà chua sẽ rất cao; Có tiềm năng lớn để mở rộng diện tích, đặc biệt trong vụ Đông trên đất hai vụ lúa; Các vùng trồng cà chua đều có nguồn lao động lớn, nông dân có kinh nghiệm canh tác, giá nhân công rẻ nên giá thành cạnh tranh cao. Vì vậy, triển vọng phát triển cà chua ở nước ta rất lớn [19]. Hơn nữa, giá thành sản xuất cà chua tại ĐBSH hiện nay là 3,3 triệu đồng/tấn, trong khi ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, giá 1 tấn cà chua là 1236 NDT/tấn, tương đương 4,0 triệu đồng/ tấn, cho thấy triển vọng ĐBSH có thể phát triển cà chua phục vụ xuất khẩu vào mùa đông khi Trung Quốc và các nước ôn đới không trồng được cà chua ngoài trời.
1.2.2.2. Tình hình nghiên cứu chọn tạo giống cà chua tại Việt Nam
Hiện nay cả nước có rất nhiều trung tâm, viện, trường đang nghiên cứu về cây cà chua như: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (HVNNVN), viên nghiên cứu rau hoa quả, viện cây lương thực thực phẩm, viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, trường đại học Nông lâm Huế (ĐHNLH)... Và đã đạt được rất nhiều thành tựu, nhất là trong công tác chọn tạo giống mới để đáp ứng các yêu cầu của thức tế sản xuất. Trong đó chọn tạo các giống kháng bệnh héo xanh vi khuẩn và chịu nóng rất được chú trọng
nghiên cứu, phát triển.
Bắt đầu từ năm 1968-1970, Tạ Thu Cúc nghiên cứu sản xuất thành công cà chua vụ Xuân Hè (vụ trái), đến nay vụ cà chua này trở thành phổ biến ở ĐBSH và trên cả nước [23]. Từ đó, công tác nghiên cứu giống cà chua chịu nhiệt bắt đầu phát triển để đáp ứng yêu cầu của thực tế sản xuất: cho năng suất cao, phẩm chất tốt trong vụ Xuân Hè.
Trong giai đoạn từ năm 1987-2004, có 14 giống cà chua được công nhận chính thức do các viện, trường đã tạo ra bằng nhiều phương pháp khác nhau như: Lai tạo đột biến và chọn lọc trong tập đoàn nhập nội. Các giống cà chua trong giai đoạn này nằm trong các chương trình, đề tài cấp nhà nước như: chương trình KN.01 “Phát triển cây lương thực, cây thực phẩm” (1991-1995). Chương trình KC08 (1996-2000); KC06, KC07 (2001-2005) và chương trình giống cây trồng vật nuôi của Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn. Các nghiên cứu ở giai đoạn này đi vào nghiên cún theo chiều sâu, tập trung vào hướng tạo giống có năng suất cao, chống chịu tốt và dễ dàng sử dụng với dưới nhiều hình thức. Kết quả từ các chương trình này là nhiều giống cà chua lai cùng quy trình sản xuất hạt lai đã được xây dựng. Trong số 14 giống được chọn tạo và công nhận trong giai đoạn này có nhiều giống có khả năng chịu nóng và kháng bệnh HXVK tốt điển hình như: HP5, CS1 VR2, MV1, và XH2 [2].
Giai đoạn từ 2000 đến nay với sự nỗ lực của các nhà khoa học, được sự đầu tư thích đáng từ các Chương trình chọn tạo giống, nhiều giống cà chua thuần và cà chua lai F1 chọn tạo ra từ Viện Nghiên cứu Rau quả, Viện Cây lương thực và cây thực phẩm, Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội... đã được giới thiệu và phát triển, góp phần đa dạng hóa bộ giống cà chua trong sản xuất ở miền Bắc. Đặc biệt đã tập trung nghiên cứu chọn tạo ra các giống cà chua Xuân Hè, nhằm tạo ra sản phẩm giá trị hàng hóa cao để cung cấp cho thị thường, nâng cao thu nhập cho người dân. Viện Cây lương thực và cây thực phẩm đã chọn tạo thành công 2 giống cà chua chế biến C95, C155 và các giống cà chua lai VT3 và VT4. Giống C95 tạo ra từ tổ hợp lai NN325 x số 7. Giống có thời gian sinh trưởng 125-130 ngày, ra hoa tập trung. Quả thon dài, ít hạt, năng suất 40-50 tấn/ha ở chính vụ, chất lượng tốt, giống thích hợp trồng trong vụ sớm, vụ Thu Đông và vụ Xuân Hè. Giống cà chua VT3 có khả năng sinh trưởng, phát triển khỏe, chống chịu sâu bệnh tốt, thích ứng rộng, năng suất cao 44,35 tấn/ha trong vụ đông sớm và đạt 59,14 tấn/ha trong vụ đông chính và đạt 30,62 tấn/ha trong vụ xuân hè. VT3 có dạng quả to trung bình, hình tròn dẹt, cùi dày, vai xanh khi chín màu đỏ thẫm, nhiều bột, độ Brix đạt 4,6%, thích hợp cho ăn tươi, giống VT4 có năng suất cao từ 50,04-60,21tấn/ha, chống chịu được một số bệnh vi khuẩn, vi rút và sương mai khá [16], [17]. Viện Nghiên cứu rau quả đã chọn tạo thành công các giống cà chua chế biến PT18, các giống cà chua lai FM20, FM 29, lai số 9. Giống PT18 có quả thuôn dài, năng suất khá, thích hợp cho cả ăn tươi và chế biến trồng được trong 3 vụ Thu Đông,
Xuân Hè và vụ Đông. Giống cà chua lai số 9 có biểu hiện ưu thế lai cao, khả năng sinh trưởng, phát triển ổn định ở các thời vụ trồng, chống chịu sâu bệnh tốt [19]. Giống FM29 có khả năng chống chịu tốt với bệnh vi rút xoăn vàng lá, năng suất trung bình 45-50 tấn/ha trong vụ Xuân Hè và đạt 55-60 tấn/ha vụ Đông Xuân, thích hợp trồng trên nhiều chân đất khác nhau [23]. Nhóm tác giả này cũng đã nghiên cứu và tạo thành công một số tổ hợp lai F1 (kết hợp giữa dòng mẹ có vòi nhụy vươn dài mẫn cảm với GA3 với các dòng bố có vòi nhụy ngắn) cho năng suất 49-50 tấn/ ha ở một số vùng trồng thử nghiệm. Kỹ thuật sản xuất hạt giống lai bằng phương pháp mới không khử đực dòng mẹ cho năng suất tương đương với phương pháp sản xuất hạt lai bình thường trong khi chi phí sản xuất giảm 35%, [23] Nghiên cứu nguồn vật liệu khởi đầu cho tạo giống cà chua ưu thế lai phục vụ chế biến, tác giả Dương Kim Thoa và cộng sự (2012) [21] đã thu thập, đánh giá tập đoàn 129 mẫu giống cà chua thích hợp cho chế biến. Tác giả đã chọn lọc được một số mẫu giống mang các tính trạng giá trị, phù hợp cho tạo giống chế biến công nghiệp gồm chín sớm 14 mẫu, ra hoa tập trung 55 mẫu, tiềm năng năng suất cao 72 mẫu, 20 mẫu có hàm lượng chất khô hòa tan cao (độ brix >5) và 3 mẫu chống chịu tốt với bệnh vi rút vàng xoăn lá (TYLCV) trong đó có dòng D6 có khả năng kết hợp cao, 3 mẫu không có tầng dời cuống quả, nguồn vật liệu này rất có giá trị.