Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, HÌNH THÁI CỦA CÁC GIỐNG CÀ
3.2.1. Một số đặc điểm hình thái
Căn cứ vào các đặc điểm hình thái cấu trúc cây để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và thích nghi của các giống cà chua nhập nội. Theo đó, các giống phải có khả năng thích ứng rộng, trồng được nhiều thời vụ trong năm, năng suất và chất lượng cao. Các đặc điểm hình thái và cấu trúc cây là các chỉ tiêu mô tả hình dạng, đặc tính sinh trưởng, các đặc điểm thân, lá, hoa của các giống, các chỉ tiêu này được quy định bởi đặc tính di truyền. Trong công tác chọn tạo giống cà chua, tùy theo mục đích chọn tạo để các nhà chọn giống quan tâm một số đặc điểm hình thái cây nhất định như: Trồng trong nhà lưới cần những giống cà chua có kiểu hình sinh trưởng vô hạn hoặc bán hữu hạn, phân cành ít, kiểu ra hoa rải rác,… Trồng theo hướng công nghiệp thì cần những giống cà chua có kiểu hình sinh trưởng hữu hạn, thấp cây, ra hoa, đậu quả, chín tập trung, chịu thâm canh và có thể trồng mật độ cao,… Bên cạnh đó, màu thân lá liên kết chặt chẽ với khả năng chống chịu sâu bệnh hại của cây cà chua, những giống có thân có màu tím, nhiều lông sẽ có khả năng chống chịu tốt hơn so với dạng thân trắng, ít lông.
Tuy nhiên các đặc điểm hình thái cây cũng biến đổi dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng,… Vì vậy nghiên cứu đặc điểm hình thái cây để đánh giá khả năng thích ứng của các giống cà chua trong điều kiện trồng trái vụ. Ngoài ra, còn là cơ sở để xây dựng các quy trình kỹ thuật phù hợp với đặc điểm của từng giống.
3.2.1.1. Đặc điểm hình thái thân, lá
Nghiên cứu các đặc điểm thân lá cây cà chua để đánh giá hết tiềm năng năng suất của các giống, đồng thời điều chỉnh các kỹ thuật canh tác phù hợp với từng giống.
Các chỉ tiêu quan trọng cần xem xét là: Dạng hình sinh trưởng, màu sắc lá, dạng lá, kiểu chùm hoa và đặc điểm nở hoa. Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái các giống được trình bày ở bảng 3.2.
Dạng hình sinh trưởng:
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các giống có kiểu hình sinh trưởng là bán
hữu hạn, là kiểu hình sinh trưởng có chiều cao cây ở mức trung bình, ra hoa đậu quả ít tập trung. Trong 16 giống chỉ có giống CLN 2037B là có kiểu hình sinh trưởng hữu hạn, là kiểu hình thấp cây, phân cành ít, ra hoa đậu quả và thu hoạch tập trung. Các giống WVA700 và L3708 có kiểu hình sinh trưởng vô hạn, có đặc điểm là cao cây, ra hoa đậu quả rải rác,… Như vậy biết được dạng hình sinh trưởng của các giống nhằm xây dựng quy trình kỹ thuật phù hợp với từng nhóm giống, đối với nhóm giống sinh trưởng hữu hạn và bán hữu hạn cần bón phân tập trung, bón ít và kết thúc trước khi thu quả đợt 1, đối với giống hữu hạn không cần phải làm giàn. Đối với nhóm vô hạn cần cắm giàn chắc chắn, bón phân, tưới nước nhiều đợt và kéo dài để cây phát huy hết tiềm năng của giống.
Bảng 3.2: Một số đặc điểm hình thái của 16 giống cà chua
STT Tên giống Dạng hình
sinh trưởng Màu sắc lá Dạng lá Kiểu chùm hoa
Đặc điểm nở hoa
1 CLN 2037B Hữu hạn Xanh sáng BT ĐG TT
2 L3708 Vô hạn Xanh Nhỏ BT ĐG RR
3 H7996 Bán hữu hạn Xanh sáng BT ĐG RR
4 G5 Bán hữu hạn Xanh đậm BT ĐG RR
5 G9 Bán hữu hạn Xanh đậm To BT ĐG RR
6 G41 Bán hữu hạn Xanh đậm To xoăn ĐG RR
7 G43 Bán hữu hạn Xanh To xoăn ĐG RR
8 G44 Bán hữu hạn Xanh đậm To xoăn ĐG RR
9 G45 Bán hữu hạn Xanh Nhỏ xoăn ĐG RR
10 G49 Bán hữu hạn Xanh sáng To xoăn ĐG RR
11 G50 Bán hữu hạn Xanh To BT ĐG RR
12 G69 Bán hữu hạn Xanh Nhỏ BT ĐG RR
13 G70 Bán hữu hạn Xanh Nhỏ BT ĐG RR
14 TS33 Bán hữu hạn Xanh sáng To xoăn PT RR
15 WVA700 Vô hạn Xanh đậm Nhỏ xoăn ĐG RR
16 TN516 (Đc) Bán hữu hạn Xanh đậm To BT ĐG RR Ghi chú: RR: rải rác; ĐG: đơn giản; BT: bình thường
Màu sắc lá và dạng lá:
Với cây cà chua, lá không chỉ là cơ quan quang hợp, cung cấp năng lượng cho các quá trình sinh lý, sinh hoá của cây mà màu sắc lá còn có tính chất quyết định tới phẩm vị của quả. Nhiều nghiên cứu cho thấy: những giống cà chua có bộ lá màu xanh đậm thì thường có phẩm vị ăn tươi kém hơn so với những giống có bộ lá màu xanh nhạt. Màu sắc lá được quy định bởi nhiều yếu tố. Về bản chất di truyền, tính trạng trội quy định bộ lá có màu xanh đậm, tính trạng lặn quy định bộ lá có màu xanh nhạt, về điều kiện ngoại cảnh, với cùng một giống, trong điều kiện thời tiết thuận lợi, lá có màu xanh đậm, khi gặp thời tiết bất thuận, lá có màu xanh nhạt, về chế độ chăm sóc, khi bón nhiều đạm, lá có màu xanh đậm, khi bón ít đạm, lá có màu xanh nhạt. Không chỉ vậy, màu sắc lá còn được quyết định bởi lượng chất dinh dưỡng cũng như tỷ lệ các chất có trong phân tử diệp lục. Nếu được chăm sóc đầy đủ, cân đối, tỷ lệ các chất trong phân tử diệp lục cân bằng với nhau thì lá sẽ có màu xanh đậm, còn trong trường hợp ngược lại lá có màu xanh nhạt.
Kết quả nghiên cứu màu sắc lá và dạng lá của 15 giống cà chua nhập nội và giống đối chứng cho thấy: Đa số các giống được nghiên cứu có màu lá là xanh đậm, xanh và xanh sáng. Trong 16 giống chỉ có các giống G70 và G45 có dạng lá nhỏ nhưng bị xoăn mép lá (nhỏ xoăn). Các giống G41, G43, G44, G49 và TS33 có dạng lá là to xoăn, các giống còn lại có dạng lá bình thường. Hiện tượng xoăn mép lá là do ảnh hưởng của nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng cao và biện độ dao động ngày đêm lớn thì mép lá của các giống bị xoăn lên. Các giống bị xoăn mép là thể hiện sự thích nghi kém trong điều kiện thời tiết trồng trái vụ.
Kiểu chùm hoa và đặc điểm nở hoa:
Kiểu chùm hoa: biểu thị số quả tiềm năng có thể mang trên mỗi chùm, số hoa trên chùm tăng dần theo dạng chùm hoa, thấp nhất là dạng chùm hoa đơn giản, tiếp đến là trung gian và phức tạp. Trong 16 giống nghiên cứu chỉ có giống TS33 là có kiểu chùm hoa phức tạp, các giống còn lại có kiểu chùm hoa đơn giản. Biết được kiểu chùm hoa để có biện pháp làm giàn, chăm sóc nâng đỡ chùm trái sau này để trái được phát triển đầy đủ và có độ đồng đều cao giữa các quả trong chùm.
Đặc điểm nở hoa: Cũng giống như các tính trạng màu sắc thân, màu sắc lá, dạng chùm hoa...đặc điểm nở hoa hoàn toàn phụ thuộc vào bản chất của giống, ít bị chi phối bởi các điều kiện ngoại cảnh khác. Đặc điểm nở hoa là một đặc tính rất quan trọng quyết định lớn tới năng suất cà chua và thể hiện khả năng thích nghi của giống
đối với điều kiện môi trường. Những giống có nhiều hoa, nở tập trung sẽ cho năng suất cao hơn, rút ngắn được thời gian cho thu hoạch, quả chín tập trung, thuận lợi cho việc thu hái, bảo quản, đồng thời cũng thể hiện khả năng thích nghi tốt với các điều kiện ngoại cảnh. Những đặc điểm nở hoa rải rác trong điều kiện trái vụ, nhất là vụ Xuân Hè thường không có lợi vì vào giai đoạn cuối vụ, nhiệt độ, cường độ ánh sáng cao, lượng mưa nhiều gây ảnh hưởng lớn tới khả năng ra hoa, đậu quả, sự phát triển của quả và quá trình hình thành sắc tố tạo màu quả dẫn đến tình trạng giảm năng suất, chất lượng cà chua. Không chỉ vậy, điều kiện thời tiết của giai đoạn cuối vụ cũng rất thuận lợi để nhiều loại sâu bệnh hại phát triển gây nên các thiệt hại cho sản xuất. Nghiên cứu về đặc điểm nở hoa của các giống giúp chúng ta bố trí thời vụ trồng hợp lý, xây dựng kế hoạch chăm sóc phù hợp cho từng giống nhằm đạt hiệu quả sản xuất cao nhất.
Nghiên cứu đặc điểm nở hoa để biết được giống có khả năng cho thu hoạch tập trung hay rải rác. Thường những giống có kiểu nở hoa rãi rác cho thu hoạch kéo dài trải đều trong vụ nhưng dạng này không thích hợp để thu hoạch cơ giới hóa. Kiểu nở hoa tập trung cho thu hoạch gần như cùng thời điểm với nhau và 1 đến 2 lần là kết thúc thu hoạch, dạng này thích hợp cho việc cơ giới hóa trong khâu thu hoạch. Trong 16 giống tham gia thí nghiệm, chỉ có giống CLN 2037B là có kiểu nở hoa tập trung, các giống còn lại có kiểu nở hoa rải rác. Điều này phù hợp với tập quán canh tác của người dân Quảng Bình, sản xuất và tiêu thụ rãi rác tại các chợ địa phương.
3.2.1.2. Một số đặc điểm cấu trúc, hình thái quả
Đặc điểm hình thái quả là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị thương phẩm của quả cà chua. Đây là yếu tố quyết định một giống có được đưa vào thực tế sản xuất hay không. Xu hướng của nhà chọn tạo giống là tạo ra những giống phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, có giá trị thương phẩm cao, kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu trúc quả các giống được trình bày ở bảng 3.3.
Màu vai quả:
Màu sắc vai quả xanh là quyết định bởi đặc tính di truyền của giống, ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. Thường những giống vai quả trước khi chín có màu xanh thì chất lượng ngon hơn, có tỷ lệ đường trong quả cao hơn những quả có vai quả màu trắng ngà, ngoài ra những giống có vai quả màu xanh đậm thường khi chín có màu đỏ thẫm, đẹp, chất lượng tiêu dùng cao. Vì thế, màu sắc vai quả khi xanh là một tính trạng quan trọng trong chọn giống cà chua chất lượng cao. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy màu sắc vai quả tương đồng nhau ở cả 2 thời vụ. Trong đó các giống:
H7996, G5, G50 và WVA700 có vai quả màu xanh đậm, các giống còn lại có màu vai quả là màu xanh.
Màu quả chín:
Quá trình chín là quá trình chuyển hóa các hợp chất hữu cơ trong quả như: Tinh
bột, gluxit,… Chuyển hóa thành đường và màu sắc thịt quả, vỏ quả có sự biến đổi, chuyển từ xanh sang hồng hoặc đỏ do quá trình phân hủy chlorophyll và tổng hợp carotene và lycopene. Yếu tố quyết định đến màu sắc là hàm lượng carotene và lycopene trong quả. Nếu hàm lượng carotene cao thì quả có màu hồng, hàm lượng lycopene cao làm cho quả có màu đỏ. Trong quá trình chuyển hóa, nhiệt độ là yếu tố quyết định, sự hình thành sắc tố lycopen thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ 12-280C, nhiệt độ từ 10-380C thuận lợi cho sụ tổng hợp sắc tố caroten. Khi nhiệt độ cao trên 300C, quá trình hình thành lycopen bị ức chế nhưng quá trình tổng hợp caroten không mẫn cảm với tác động của nhiệt độ nên ở mùa nóng cà chua chín thường có màu vàng hoặc đỏ vàng. Khi nhiệt độ cao quá 360C thì quả không có khả năng chín [54]. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy:
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái cấu trúc quả của các giống
STT Giống
Màu vai quả xanh
Màu quả chín I= H / D Số ngăn hạt (ngăn) Xuân
Hè
Đông Xuân
Xuân Hè
Đông Xuân
Xuân Hè
Đông Xuân 1 CLN 2037B X Đỏ cam Đỏ tươi 0,9 0,9 4,80 4.0
2 L3708 X Đỏ cam Đỏ tươi 0,9 0,9 2,00 2.0
3 H7996 XĐ Đỏ tươi Đỏ tươi 0,9 0,9 3,60 3.7
4 G5 XĐ Đỏ tía Đỏ tươi 1,0 1,0 4,00 3.0
5 G9 X Đỏ cam Đỏ tươi 0,8 0,6 4,10 4.1
6 G41 XN Đỏ tươi Đỏ tươi 0,9 0,8 4,10 4.4
7 G43 XN Đỏ tươi Đỏ tươi 0,8 0,8 5,70 5.0
8 G44 XN Đỏ tía Đỏ tía 0,9 0,8 4,80 5.0
9 G45 XN Đỏ tươi Đỏ tươi 1,0 1,0 4,00 4.0
10 G49 XN Đỏ tươi Đỏ tươi 0,8 0,7 9,20 4.8
11 G50 XĐ Đỏ tươi Đỏ tươi 0,7 0,7 4,60 5.2
12 G69 X Đỏ tươi Đỏ tươi 0,9 0,9 2,80 3.5
13 G70 X Đỏ tươi Đỏ tươi 0,9 0,7 4,80 4.1
14 WVA700 XĐ Đỏ tươi Đỏ tươi 1,0 1,0 2,00 2.0 15 TN516 (Đc) X Đỏ tươi Đỏ tươi 1,2 1,2 2,00 2.3 Ghi chú: - Không ghi nhận được số liệu; TN: trắng ngà; XĐ: xanh đậm; XS: xanh sáng
Trong vụ Xuân Hè 2015: Các giống G5, G44 khi quả chín có màu đỏ tía, giống CLN 2037B, L3708 và G9 có quả chín màu đỏ cam, các giống khác có màu đỏ tươi, nguyên nhân là do nhiệt độ cao ức chế sự tổng hợp lycopen nhưng không ảnh hưởng đến tổng hợp carotene nên quả có màu đỏ cam. Các giống có màu đỏ tươi thể hiện khả năng chịu nóng tốt, nhiệt độ vụ Xuân Hè 2015 không ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh lý, sinh hóa của các giống này.
Trong vụ Đông Xuân 2015-2016: Hầu hết các giống chín đều có màu đỏ tươi, riêng giống G44 có màu đỏ tía, nguyên nhân là do vụ này có nhiệt độ thích hợp cho sự tổng hợp lycopen.
Hình dạng quả:
Hình dạng quả là một chỉ tiêu đặc trưng cho giống và ít chịu ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh, được đánh giá bằng chỉ số hình dạng quả (I) xác định dựa vào tỷ lệ giữa chiều cao (H) và đường kính quả (D). Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trong vụ Xuân Hè 2015: Hầu hết quả của các giống đều có hình dạng tròn (0,8<I<1,25) riêng giống G50 có dạng quả dẹt I=0,07. Trong vụ Đông Xuân 2015-2016: Qua chỉ số hình dạng cho thấy tất cả đều có giá trị I <0,8 có dạng quả dẹt gồm các giống: G9, G49, G50 và G70. Các giống còn lại nằm trong khoảng 0,8<I<1,25 nên có dạng tròn và gần tròn. Như vậy hình dạng quả là một chỉ tiêu phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống và có thể thay đổi ngay cả khi thay đổi kích thước quả thay đổi, chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và chế độ canh tác.
Số ngăn hạt:
Số ngăn hạt trên quả ít hay nhiều tuỳ thuộc vào đặc tính di truyền của từng giống. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà nhà chọn giống có xu hướng chọn quả có nhiều hay ít ngăn hạt. Nếu sử dụng cho ăn tươi thì chọn quả có ít ngăn hạt vì số ngăn hạt ít, độ rỗng quả lớn nên có thể chứa được lượng dịch quả nhiều sẽ làm tăng chất lượng ăn tươi. Còn nếu chọn giống phục cho bảo quản và vận chuyển, chọn quả có nhiều ngăn hạt để cho độ rỗng của quả nhỏ, quả chắc hơn, dễ dàng vận chuyển. Để phục vụ cả 2 mục đích trên, người ta thường chọn loại quả có 3-4 ngăn hạt. Bên cạnh đó, số ngăn hạt trên quả là đặc tính di truyền của giống, là chỉ tiêu để đánh giá độ chắc của quả. Quả có số ngăn hạt nhiều thì các ô hạt nhỏ dẫn tới lượng dịch quả trong các ô không nhiều dẫn đến hương vị và khẩu vị giảm đi, không phù hợp với mục đích ăn tươi. Tuy nhiên, nếu số ngăn hạt trên quả ít thì độ rỗng quả lớn, độ chắc của quả sẽ giảm, nên khả năng bảo quản và vận chuyển gặp khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng
quả. Kết quả nghiên cứu số ngăn hạt cho thấy: Trong vụ Xuân Hè 2015 số ngăn hạt dao động trong phạm vi 2,0- 5,7 ngăn, các giống có 2 ngăn hạt là WVA700, TN516 và L3708, giống có số ngăn hạt cao nhất là G43 đạt 5,7 ngăn. Trong vụ Đông Xuân 2015- 2016: Giống có số ngăn hạt cao nhất là G50 đạt 5,2 ngăn, thấp nhất là WVA700 và L3708 với 2,0 ngăn.