PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn cà chua nhập nội tại quảng bình (Trang 40 - 44)

Chương 2.MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thí nghiệm được bố trí theo kiểu tuần tự không nhắc lại, diện tích ô thí ghiệm là 5 m2, trồng 10 cây/ô, cây cách cây 50 cm.

2.4.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc

- Dựa theo hướng dẫn trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN01- 63:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Giai đoạn vườn ươm: hạt giống được gieo trên giá thể gồm trấu hun và đất bột

theo tỷ lệ 1:1. Hạt được gieo trong khay xốp, tưới phun mù đủ ẩm, đặt trong nhà có mái che. Hàng ngày chăm sóc, tưới nước và giữ ẩm cho cây. Khi cây con được 5-6 lá thì ra ngôi cây con.

- Giai đoạn trồng ở ruộng sản xuất:

+ Chọn đất, lên luống: Luống cao 25 cm, mặt luống rộng 1,2 m, rãnh rộng 50 cm.

+ Cách trồng: Trồng hàng đơn (1 hàng/luống), cây cách cây 50 cm, mật độ 1000 cây/500m2.

+ Lượng phân bón cho 1 ha: 15-20 tấn phân hữu cơ, 80-100kg N, 80- 100kg P2O5, 100-120kg K2O. Bón lót toàn bộ phân hữu cơ, toàn bộ phân lân, 1/3 phân đạm và 1/3 kali. Lượng đạm và kali còn lại chia đều bón thúc vào 3 lần xới vun.

+ Tưới nước: Sau khi trồng cần tưới nước giữ ẩm cho đất khoảng 75%

+ Làm giàn để nâng đỡ cây.

+ Phòng trừ sâu bệnh hại: theo dõi và phòng trừ bệnh xoăn vàng lá, mốc sương, héo xanh vi khuẩn bằng thuốc Daconil, Zinep; phòng trừ sâu ăn lá, sâu xám, sâu vẽ bùa, sâu xanh, sâu đục quả bằng thuốc Sherpa.

+ Thu hoạch khi quả bắt đầu chuyển màu (bắt đầu chín), số lần thu căn cứ vào đặc điểm chín của giống.

2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi

Dựa theo hướng dẫn trong tiêu chuẩn ngành 10 TCN 557-2002 và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN01-63:2011/BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Các giai đoạn sinh trưởng:

+ Thời gian từ trồng đến ra hoa: Khi 50% số cây trong ô thí nghiệm có hoa đầu tiên.

+ Thời gian từ trồng đến thu quả đợt 1: Khi 50% số cây theo dõi có quả chín.

+ Thời gian thu quả: Tính từ ngày hái quả chín đầu tiên đến ngày thu hết quả thương phẩm.

+ Tổng thời gian sinh trưởng.

- Một số chỉ tiêu về cấu trúc cây và hình thái lá Cấu trúc cây:

+ Kiểu hình sinh trưởng: Quan sát đặc tính ra hoa và sinh trưởng của cây vào giai đoạn ra hoa:

Kiểu hữu hạn, khi cây ra hoa rộ thân chính ngừng sinh trưởng Kiểu vô hạn, cây ra hoa thân chính vẫn tiếp tục sinh trưởng

Kiểu bán hữu hạn, trung gian giữa hai kiểu trên

+ Số đốt từ gốc tới chùm hoa thứ nhất: Theo dõi thời kỳ ra chùm hoa thứ 2 – 3, đo 5 cây cho mỗi giống.

+ Chiều cao từ gốc tới chùm hoa thứ nhất: Đo từ cổ rễ đến chùm hoa 1, theo dõi thời kỳ ra chùm hoa 2 – 3, đo 5 cây cho mỗi giống.

+ Chiều cao thân chính: Đo từ cổ rễ đến đỉnh sinh trưởng, giai đoạn kết thúc thu hoạch, đo 5 cây cho mỗi giống.

Hình thái lá:

+ Mức độ xanh của lá: Quan sát màu mặt trên phiến lá khi thu hoạch lứa quả thứ 2-3, các mức: xanh đậm, xanh, xanh sáng.

+ Dạng lá: Quan sát dạng lá để mô tả mức độ xoăn của lá.

+ Chiều dài lá: Đo từ cuống đến đỉnh lá lớn nhất, đo vào thời kì thu hoạch lứa quả thứ 1-2.

+ Chiều rộng lá: Đo từ cuống đến đỉnh lá lớn nhất, đo vào thời kì thu hoạch lứa quả thứ 1-2.

Cấu trúc chùm hoa và đặc điểm nở hoa + Kiểu chùm hoa:

Đơn giản: Hoa ra trên một nhánh chính Trung gian: Hoa ra trên 2 nhánh chính Phức tạp: Chùm hoa chia thành nhiều nhánh

+ Số hoa/chùm: Số hoa nở của 5 chùm hoa trên 5 cây thời kỳ hoa rộ, lấy trung bình.

+ Đặc điểm nở hoa: Quan sát và phân ra nở hoa rộ tập trung hay nở hoa rải rác.

+ Số chùm hoa trên thân chính: Đếm số chùm hoa trên thân chính của 5 cây, trong suốt thời gian sinh trưởng, phát triển của cây.

Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất:

+ Tỷ lệ đậu quả: Đếm số quả đậu của 5 chùm hoa đầu tiên của 5 cây vào thời kỳ kết thúc đậu quả để xác định tỷ lệ đậu quả trên từng chùm và tỷ lệ đậu quả trung bình.

+ Tổng số quả/cây: Tổng số quả các lần thu/cây, theo dõi 5 cây, lấy trung bình.

+ Khối lượng trung bình quả: Tổng khối lượng của số quả điều tra/số quả.

+ Năng suất thực thu trên ô thí nghiệm= [NS/ô x 7500]/diện tích ô thí nghiệm.

+ Năng suất lý thuyết = [trọng lượng trái/ cây × số lượng trái/cây x mật độ

cây/ha]/1000000.

Đặc điểm hình thái và chất lượng quả

+ Đường kính quả (D): Đo đường kính quả ở phần lớn nhất của 5 quả chín thuộc lứa quả thứ 2 hoặc 3 để xác định độ lớn của quả.

+ Chiều cao quả (H): Đo chiều cao quả của 5 quả chín thuộc lứa quả thứ 2 hoặc 3 để xác định chiều cao quả.

+ Chỉ số dạng quả (I=H/Đ), dựa vào chỉ số này để phân biệt các dạng quả và đánh giá độ dị dạng của quả: Dạng quả dẹt (I<0,6), tròn dẹt (0,6<I<0,9), tròn (0,9<I<1,1), tròn dài (1,3>I>1,1) và dài(I>1,3).

+ Số ngăn hạt/quả: Bổ ngang quả đếm số ngăn hạt của 5 quả, lấy trung bình.

+ Số hạt trong quả, dựa vào chỉ tiêu này để đánh giá khả năng thụ tinh của các giống: Xác định bằng cách đếm số hạt của 5 quả, lấy trung bình.

+ Độ dày thịt quả: Đo độ dày thịt quả của 5 quả, lấy trung bình.

+ Màu sắc vai quả xanh: quan sát sự khác nhau về màu xanh vai quả so với phần còn lại của quả trưởng thành lứa quả 2-3, mô tả mức độ: không đổi, xanh nhạt, trung bình, xanh đậm.

+ Màu sắc quả chín: quan sát màu quả của chùm quả thứ 2 - 3 khi chín hoàn toàn.

+ Độ Brix: đo khi quả chín hoàn toàn (dùng khúc xạ kế), lấy ngẫu nhiên quả của lứa 2-3 của 5 cây mẫu.

- Khẩu vị và độ ướt thịt quả, độ chắc quả đánh giá theo hướng dẫn của trung tâm nghiên cứu giống rau chất lượng cao, Viện Nông nghiệp Việt Nam.

+ Độ chắc quả: Dùng tay nắn khi quả chín hoàn toàn. Gồm các mức: mềm, trung bình, cứng.

+ Khẩu vị: Đánh giá cảm quan theo các mức: chua, chua dịu, nhạt, ngọt dịu, ngọt, ngọt đậm.

+ Độ ướt thịt quả: dùng dao sắc cắt ngang quả và phân biệt:

Ướt: Mặt thịt quả ướt, không có dịch quả chảy ra Trung bình: Mặt thịt quả lấm tấm dịch quả

Khô: Mặt thịt quả ráo nước

Đánh giá tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng

+ Bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solanacearum): Theo dõi tiến triển của bệnh bắt đầu từ 10 ngày sau trồng và các đợt theo dõi cách nhau 10 ngày, đếm số

cây có triệu chứng bệnh, tính tỷ lệ% cây bệnh (I). Đánh giá mức độ kháng thông qua chỉ số I:

I < 10%: giống kháng

10% < I < 20%: giống kháng trung bình 21% < I < 40%: giống mẫn cảm trung bình I > 40%: giống mẫn cảm.

+ Tỷ lệ % sâu đục quả: Theo dõi số quả bị sâu đục của 5 cây để tính tỷ lệ sâu đục quả.

+ Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans) và bênh đốm nâu (Cladosporium fulvum): đánh giá theo thang điểm từ 1 đến 5( hướng dẫn của AVRDC).

[1] Không bệnh

[2] Dưới 25% diện tích thân lá nhiễm bệnh [3] Từ 25-50% diện tích thân lá nhiễm bệnh [4] Từ 51-75% diện tích thân lá nhiễm bệnh [5] Từ 76-100% diện tích thân lá nhiễm bệnh

+ Bệnh virus xoăn vàng lá: Theo dõi từ trồng đến kết thúc thu hoạch, tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

+ Bệnh thối gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii): Theo dõi từ trồng đến kết thúc thu hoạch, tính tỷ lệ % cây bị bệnh.

2.4.4. Phương pháp xử lí số liệu

- Số liệu được xử bằng Excel 2007, đánh giá mức độ ổn định và khả năng thích nghi của các giống qua độ lệch chuẩn.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn cà chua nhập nội tại quảng bình (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)