Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. TÌNH HÌNH NHIỄM MỘT SỐ SÂU BỆNH HẠI CHÍNH KHÁC NGOÀI ĐỒNG RUỘNG
Đối với cây cà chua ngoài yếu tố giống, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác thì sâu, bệnh hại cũng là nguyên nhân làm giảm năng suất, chất lượng quả cà chua. Cây cà chua bị nhiều loại sâu, bệnh hại khác tấn công như: Bệnh do nấm Fusarium, bệnh sương mai (Phytopthora infestans), đốm nâu (Cladosporium fulvum) và bệnh xoăn vàng lá virus; sâu chủ yếu hại cà chua là: sâu đục quả (Heliothis armigera), rệp (Aphidoidea), bọ phấn trắng (Bemisia),… Trong nghiên cứu chúng tôi chỉ theo dõi tình hình nhiễm một số loại sâu bệnh hại chính trên đồng ruộng, kết quả trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6: Tình hình nhiễm một số sâu bệnh hại khác của các giống trong 2 vụ
STT Giống
Đốm nâu (điểm)
Sương mai (điểm)
Xoăn vàng lá vius (%)
Tỷ lệ quả bị sâu đục (%) Xuân
Hè
Đông Xuân
Xuân Hè
Đông Xuân
Xuân Hè
Đông Xuân
Xuân Hè
Đông Xuân
1 CLN 2037B 2 2 1 2 10,0 0,0 15,0 25,0
2 L3708 2 2 1 2 0,0 0,0 0,0 0,0
3 H7996 2 2 1 2 0,0 0,0 5,0 15,0
4 G5 2 3 1 1 10,0 0,0 20,0 35,0
5 G9 2 4 1 2 10.0 0,0 10,0 26,0
6 G41 2 4 1 1 0,0 0,0 0,0 5,0
7 G43 2 3 1 1 0,0 0,0 0,0 5,0
8 G44 2 2 1 1 0,0 0,0 5,0 10,0
9 G45 2 3 1 1 10,0 0,0 0,0 0,0
10 G49 1 3 1 1 10,0 0,0 0,0 0,0
11 G50 2 3 1 1 0,0 0,0 20,0 30,0
12 G69 2 4 1 1 0,0 0,0 0,0 0,0
13 G70 2 4 1 1 10,0 0,0 0,0 5,0
14 TS33 2 3 1 1 20,0 0,0 0,0 0,0
15 WVA700 3 4 1 2 0,0 0,0 0,0 0,0
16 TN516 (ĐC) 2 2 1 2 0,0 0,0 10,0 25,0
Ghi chú: - Không ghi nhận được số liệu
Bệnh đốm nâu (Cladosporium fulvum):
Bệnh xuất hiện khi cây bị phơi nhiễm trong thời gian dài ở điều kiện ẩm độ cao, mưa nhiều hoặc có nhiều sương, nhiệt độ từ trung bình đến nóng ấm. Nấm sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng hoặc trên cây họ cà và 1 số loại cỏ dại. Vết bệnh nâu hay đen mới đầu xuất hiện trên cả lá non và lá già. Đường kính vết bệnh từ 1-2 mm. Giữa vết bệnh có tâm màu xám, nhiều vết bệnh liên kết làm lá khô vàng và rụng đi, triệu chứng bệnh còn xuất hiện trên thân cây và cuống lá, trái ít bị ảnh hưởng. Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình nhiễm bệnh đốm nâu của các giống nằm trong mức nhẹ đến trung bình. Nhìn chung trong vụ Xuân Hè 2015 mức độ bệnh có xu hướng thấp hơn vụ Đông Xuân 2015-2016, nguyên nhân do điều kiện thời tiết thuận lợi cho bệnh phát sinh và gây hại. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa 2 vụ không lớn, giống nhiễm nặng nhất vụ Đông Xuân 2015-2016 là G9, G41, G69, G70 và WVA700 nhiễm ở điểm 4.
Bệnh sương mai (Phytopthora infestans):
Là một trong những bệnh gây hại quan trọng trên cà chua. Trên đồng ruộng, bệnh phát triển thuận lợi trong điều kiện thời tiết ẩm, mát nhiệt độ trung bình từ 18- 22ºC và có một khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp 12-15ºC, đêm có sương ướt.
Bệnh có thể gây hại cả khi cây còn nhỏ, thường gây hại mạnh nhất khi cây ở giai đoạn ra hoa cho đến khi thu hoạch. Bệnh hại cả lá, thân và quả. Trên lá, vết bệnh đầu tiên thường xuất hiện ở mép lá là những đốm nhỏ màu xanh tái hơi ướt, sau lan vào phía trong phiến lá thành vết lớn hơn màu nâu có ranh giới rõ rệt với phần xanh của lá còn lại. Ở mặt dưới lá, chỗ vết bệnh xuất hiện lớp mốc trắng như sương, bệnh nặng có thể làm toàn bộ phiến lá bị khô. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy: các giống bị nhiễm bệnh sương mai ở mức độ nhẹ dưới 25,0% diện tích thân lá bị bệnh. Trong vụ Đông Xuân 2015-2016 một số giống nhiễm bệnh mốc sương ở điểm 2 gồm: CLN 2037B, L3708, H7996, G9, WVA700 và TN516.
Bệnh xoăn vàng lá virus:
Kết quả nghiên cứu trình bày ở bảng 3.6 cho thấy: Qua 2 vụ trồng thì vụ Xuân Hè 2015 mức độ nhiễm bệnh xoăn vàng lá virus nặng hơn vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống bị nhiễm ở mức 10% là: CLN 2037B, G5, G9, G45, G49, G70 và TS33.
Theo Lê Lương Tề (1999), bệnh xoăn vàng lá virus phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nắng nóng, nhiệt độ không khí cao (25-30ºC), độ ẩm trên 70%. Như vậy vụ Xuân Hè 2015 có nhiệt độ trung bình cao, độ ẩm trung bình 70-80% là điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh phát triển và gây hại.
Sâu đục quả (Heliothis armigesra):
Loại sâu này xuất hiện vào thời kì quả xanh, khi quả đã chín thì ít bị sâu đục quả phá hoại, vì khi quả chín hàm lượng tinh bột đã chuyển sang các dạng khác như
axit hữu cơ ít thu hút loại sâu này. Trong 2 vụ nghiên cứu thì vụ Xuân Hè 2015 tỷ lệ sâu đục quả dao động từ 5-20%, các giống bị nhiễm sâu đục quả là: CLN 2037B, H7996, G5, G9, G44, G50 và TN516. Giống nhiễm nặng nhất là G5 và G50 đạt tỷ lệ 20%. Trong vụ Đông Xuân 2015-2016 tỷ lệ sâu đục quả nặng hơn vụ Xuân Hè, dao động từ 5,0-35,0%. Trong đó giống nhiễm nặng nhất là G5. Nguyên nhân là vụ Đông Xuân ẩm ướt, điều kiện nhiệt độ vừa phải, độ ẩm cao, nguồn thức ăn dồi dào đã tạo điều kiện cho sâu xuất hiện và phá hoại, trong khi đó vụ Xuân Hè giai đoạn ra quả trời nắng nóngnên tỷ lệ sâu đục quả thấp.