KHẢ NĂNG RA HOA, ĐẬU QUẢ, KẾT HẠT

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn cà chua nhập nội tại quảng bình (Trang 62 - 67)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. KHẢ NĂNG RA HOA, ĐẬU QUẢ, KẾT HẠT

Khả năng ra hoa đậu quả là các chỉ tiêu quyết định đến năng suất của các giống, chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện ngoại cảnh như: Nhiệt độ không khí, độ ẩm,…

Nghiên cứu khả năng ra hoa đậu quả của các giống khi trồng trái vụ nhằm đánh giá khả năng thích nghi của các giống, kết quả nghiên cứu được trình bày ở bảng 3.5a và 3.5b.

Khả năng ra hoa:

Số chùm hoa trên cây tương quan với số chùm quả trên cây là một trong những yếu tố cấu thành năng suất của cà chua. Không chỉ vậy, đây còn là một chỉ tiêu đánh giá khả năng chống chịu của các giống cà chua vì nếu giống có khả năng chống chịu tốt sẽ có khả năng đậu quả và hình thành chùm quả trong điều kiện trồng trái vụ. Số

khác nhau. Trong sản xuất người ta thường cố gắng tạo ra được số lượng chùm hoa và chùm quả lớn nhằm nâng cao năng suất. Những chùm hoa đầu có ý nghĩa nhất trong việc hình thành các chùm quả dẫn đến năng suất cao. Các quả ra ở những chùm hoa đầu thường to,chín đỏ đẹp, chất lượng tốt, chịu bảo quản tốt hơn các chùm hoa ra sau.

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy 16 giống đều có khả năng ra hoa khi trồng trái vụ, thể hiện ở 2 chỉ tiêu là: số hoa trên chùm và số chùm hoa trên thân chính. Số hoa trên chùm ảnh hưởng đến số quả trên chùm, khối lượng trung bình quả. Thường những chùm ngắn có khối lượng quả lớn hơn các chùm dài. Số chùm hoa trên thân chính quyết định đến số chùm quả trên cây, từ đó ảnh hưởng đến năng suất. Số hoa trên chùm, số chùm hoa trên thân chính phụ thuộc vào đặc điểm di truyền của từng giống nhưng cũng chịu tác động của điều kiện ngoại cảnh và rất khác nhau giữa 2 mùa vụ, cụ thể:

Trong vụ Xuân Hè 2015: Số hoa trên chùm của các giống dao động từ 4,64-6,84 hoa, trong đó giống L3708 và G49 có số hoa trên chùm là 4,64, giống có số hoa trên chùm lớn nhất là TS33. Số chùm hoa trên thân chính biến động từ 3,4 chùm (giống TS33) đến 9,4 chùm (giống G43), giống đối chứng đạt 6,8 chùm hoa. Như vậy, khả năng ra hoa của các giống tương đối tốt, tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng, duy chỉ có giống TS33 ra hoa kém nhất.

Trong vụ Đông Xuân 2015-2016: Khả năng ra hoa của các giống cà chua trong vụ Đông Xuân 2015-2016 thể hiện ở bảng 3.5b cho thấy: Số hoa trên chùm của các giống dao động từ 4,60 – 6,85 hoa/chùm. Trong đó, giống G50 có số hoa trên chùm thấp nhất, cao nhất là TS33 đạt 6,85 hoa trên chùm. Số chùm hoa trên thân chính của giống G50 và G44 đạt 7,6 chùm, thấp nhất là giống TS33 đạt 4,07 chùm. Như vậy, giống TS33 thể hiện khả năng ra hoa kém trong cả vụ Đông Xuân 2015-2016, các giống còn lại có khả năng ra hoa tốt, cao hơn hoặc tương đương với giống đối chứng.

Tóm lại: Các giống cà chua nhập nội trồng tại Quảng Bình có khả năng ra hoa tương đối tốt trong cả 2 vụ là Xuân Hè và Đông Xuân. Thể hiện ở số hoa trên chùm và chùm hoa trên thân chính tương đương hoặc cao hơn giống đối chứng và đồng đều trên cả 2 vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, trong đó giống TS33 tỏ ra kém thích nghi khi khả năng ra hoa rất kém trong cả 2 vụ nghiên cứu.

Bảng 3.5a: Khả năng ra hoa, đậu quả của các giống trong vụ Xuân Hè 2015

STT Tên giống Hoa/chùm (hoa)

Chùm hoa/thân chính (chùm hoa)

Tỷ lệ đậu quả (%)

1 CLN 2037B 5,740,62 6,80,83 78,2

2 L3708 4,640,25 7,81,3 62,2

3 H7996 5,600,50 7,41,14 61,3

4 G5 5,860,82 6,41,94 63,4

5 G9 5,000,41 6,40,19 70,5

6 G41 5,200,18 4,80,16 64,6

7 G43 5,600,57 9,40,88 63,7

8 G44 4,440,84 4,60,89 67,8

9 G45 4,000,51 6,60,64 66,9

10 G49 4,640,44 6,41,14 67,0

11 G50 6,600,64 7,91,64 85,1

12 G69 5,160,54 8,40,64 83,2

13 G70 5,50,76 6,40,64 69,3

14 TS33 6,841,76 3,40,60 -

15 WVA700 6,000,26 7,01,99 66,5

16 TN516 (ĐC) 5,660,72 6,80,83 72,6

Bảng 3.5b: Khả năng ra hoa, đậu quả của các giống trong vụ Đông Xuân 2015-2016

STT Tên giống Hoa/chùm (hoa)

Chùm hoa/thân chính (chùm hoa)

Tỷ lệ đậu quả (%)

1 CLN 2037B 6,750,64 6,40,43 82,3

2 L3708 5,650,46 5,41,3 66,4

3 H7996 6,600,60 6,71,17 65,6

4 G5 6,060,84 6,71,67 67,8

5 G9 5,000,51 6,70,16 85,0

6 G41 6,400,18 7,46,16 69,2

7 G43 6,600,67 6,76,44 68,4

8 G44 5,550,85 7,60,46 72,6

9 G45 5,000,61 6,60,67 61,8

10 G49 5,650,55 6,71,17 62,0

11 G50 4,600,65 7,61,67 83,2

12 G69 6,160,65 6,70,67 80,4

13 G70 6,60 5,76 6,70,67 74,6

14 TS33 6,851,76 4,070,60 -

15 WVA700 6,000,46 7,01,66 72,0

16 TN516 (ĐC) 6,660,74 6,40,43 78,2

Tỷ lệ đậu quả:

Tỷ lệ đậu quả là một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định tới năng suất của cà chua. Tỷ lệ đậu quả không chỉ phụ thuộc vào bản chất di truyền của giống mà nó còn phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố ngoại cảnh như chế độ chăm sóc, điều kiện thời tiết. Thông thường, cà chua trồng trái vụ (vụ Xuân Hè) đều có tỷ lệ đậu

quả thấp hơn so với trồng chính vụ (vụ Đông và Đông Xuân). Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này là do nhiệt độ trong vụ Xuân Hè thường xuyên ở ngưỡng cao, gây ảnh hưởng tới sức sống hạt phấn, gây nứt bao phấn, nhụy vươn dài, ảnh hưởng tới số lượng hạt phấn, sự nảy mầm của hạt phấn và phát triển của các ống phấn. Còn theo Smith (1932) thì nhiệt độ cao xảy ra trước nở hoa 3 ngày sẽ bất lợi cho sự phát triển của nhụy [1]. Các nghiên cứu của Verkerk (1963), Abdalla và Verkerk (1968) lại cho biết vị trí của nhuỵ và nhị đều bị tác động bởi nhiệt độ cao, điều này làm giảm quá trình thụ phấn thụ tinh [23]. Nhiệt độ cao không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự nở hoa, quá trình thụ phấn, thụ tinh mà nhiệt độ cao còn làm giảm số lượng hạt phấn của noãn [54]. Khi số hoa nở tăng, tỷ lệ đậu quả cao sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các quả và làm giảm kích thước quả. Ngoài ra, theo kết luận của các tác giả Trần Văn Lài, Vũ Thị Tình, Đặng Hiệp Hoà [15] thì đánh giá tính chịu nhiệt ta có thể đánh giá thông qua tỷ lệ quả, tỷ lệ đậu quả cao thì có thế kết luận giống đó có khả năng chịu nhiệt tốt.

Vì vậy nghiên cứu đánh giá khả năng đậu quả, kết hạt nhằm đánh giá khả năng chịu nóng, sự thích nghi của các giống trong điều kiện trồng trái vụ, kết quả nghiên cứu cho thấy:

Hình 3.3. Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trong vụ Xuân Hè 2015

Trong vụ Xuân Hè 2015: Giống TS33 mặc dù có khả năng ra hoa nhưng không đậu quả, vì vậy không thể ghi nhận số liệu. Các giống còn lại tỷ lệ đậu quả dao động trong phạm vi 61,3% (giống H7996) đến 85,1% giống G50, trong khi đó giống đối chứng có tỷ lệ đậu quả đạt 72,6%. Các giống có tỷ lệ đậu quả cao hơn giống đối chứng

Hình 3.4. Tỷ lệ đậu quả của các giống cà chua trong vụ Đông Xuân 2015-2016 Trong vụ Đông Xuân 2015-2016: Vụ Đông Xuân được xem là chính vụ trồng cà chua tại Quảng Bình với các điều kiện thời tiết thuận lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây cà chua, tuy nhiên giống cà chua TS33 tiếp tục không có khả năng đậu quả. Các giống cà chua còn lại đậu quả tương đối tốt, giống G9 đạt tỷ lệ đậu quả cao nhất 85,0%, kế tiếp là giống G50, giống đối chứng có tỷ lệ đậu quả là 78,2% thấp hơn các giống CLN 2037B, G9, G50 và G69.

Tóm lại: Từ kết quả nghiên cứu khả năng ra hoa đậu quả của các giống cho thấy, trọng vụ Đông Xuân các giống có khả năng ra hoa, đậu quả tốt hơn vụ Xuân Hè.

Thể hiện ở tỷ lệ đậu quả cao hơn vụ Xuân Hè. Qua đây cho thấy, khả năng kém thích nghi của giống TS33 khi khả năng ra hoa thấp và không thể đậu quả trong điều kiện tại Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của tập đoàn cà chua nhập nội tại quảng bình (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)