Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỂN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2.3. Tình hình quản lý bảo vệ rừng trên thế giới

Lịch sử quản lý rừng nhiệt đới được phát triển từ những năm đầu của thế kỷ 19 ở Ấn Độ, Mianma và nhanh chóng lan rộng sang nhiều khu vực ở châu Phi.

Khởi đầu, hoạt động quản lý được thực hiện nhằm bảo vệ có hệ thống các nguồn tài nguyên gỗ. Ở giai đoạn sau này, các hoạt động quản lý được đa dạng hóa như:

chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng trồng hoặc nông lâm kết hợp (các hệ thống chuyển đổi), tác động nhằm tạo ra rừng tự nhiên có năng suất cao hơn (các hệ thống chặt trắng), hoặc giảm thiểu tác động và sử dụng tái sinh tự nhiên để tạo ra các lâm phần có mục tiêu lấy gỗ (các hệ thống tái sinh tự nhiên). Ngoài ra, quản lý rừng cũng bao gồm các hệ thống phục hồi bằng việc phục hồi lại rừng trên đất đã bị thoái hóa (các hệ thống phục hồi). Tình hình quản lý, bảo vệ rừng trên thế giới đến nay chủ yếu trải qua hai giai đoạn: [4].

- Giai đoạn từ thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20

Giai đoạn này, hệ thống quản lý rừng ở nhiều nước chủ yếu vẫn dựa trên các mô hình kiểm soát quốc gia, Chính phủ giữ quyền quản lý các khu rừng tự nhiên thông qua các cơ quan Lâm nghiệp. Khai thác lâm sản phục vụ nhu cầu nguyên liệu từ lâm sản cho sự phát triển của các ngành công nghiệp. Người dân hầu như không hề được hưởng lợi từ rừng và vì vậy họ cũng không quan tâm, không có trách nhiệm về vấn đề xây dựng, bảo vệ và phát triển vốn rừng. Giai đoạn này, hoạt động khai thác rừng nhiệt đới chủ yếu được thực hiện bởi sức lao động của con người và động vật mà chưa sử dụng máy móc trong quá trình khai thác. Chính vì vậy, các biện pháp khai thác này không gây tác động lớn cho rừng tự nhiên.

- Giai đoạn từ giữa thế kỷ 20 đến nay

Giai đoạn này tài nguyên rừng ở nhiều quốc gia đã bị giảm sút một cách nhanh chóng, môi trường sinh thái bị huỷ hoại nghiêm trọng. Các hoạt động khai thác công nghiệp rừng tự nhiên phát triển mạnh mẽ do nhu cầu gỗ tăng vọt trên thế giới. Các phương pháp khai thác cơ giới hóa ở các nước vùng ôn đới được sử dụng ở các vùng nhiệt đới ngày càng nhiều với cường độ ngày càng cao. Hệ quả là, rất nhiều khu rừng nhiệt đới bị phá hoại nghiêm trọng sau khai thác. Vấn đề khai thác rừng tự nhiên bền vững trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân liên quan đến quản lý, sử

dụng, bảo tồn rừng tự nhiên nhiệt đới trên thế giới. Hàng loạt các hệ thống kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động được đề xuất từ những năm 90 thế kỷ 20 trở lại đây.

Trong đó đáng kể nhất là các hệ thống biện pháp kỹ thuật quản lý sử dụng rừng xây dựng bởi ITTO (1990), Poore và Sayer (1990), FAO (1993, 1996) và FSC (1994, sửa đổi năm 2000).

Rất nhiều kỹ thuật sử dụng trong các phương thức khai thác được đề xuất này là kinh nghiệm rút ra từ hệ thống khai thác áp dụng cho rừng nhiệt đới ở Australia.

Trong rất nhiều hệ thống biện pháp kỹ thuật khai thác giảm thiểu tác động được đề xuất, quy trình khai thác được xây dựng bởi FAO (1996) (Dykstra và Heinrich, 1996) có ảnh hưởng rộng rãi nhất trong các nước có rừng tự nhiên nhiệt đới. Trên cơ sở quy trình này, với sự hỗ trợ của FAO, nhiều nước đã xây dựng được quy trình khai thác cụ thể phù hợp với điều kiện của nước mình.

Để bảo vệ được diện tích rừng hiện còn và không ngừng phát triển vốn rừng, cộng đồng quốc tế đã thành lập nhiều tổ chức, tiến hành nhiều hội nghị, đề xuất và cam kết nhiều Công ước Bảo vệ và Phát triển rừng, trong đó có Tổ chức gỗ nhiệt đới quốc tế (ITTO năm 1983), Chiến lược bảo tồn quốc tế (năm 1980), Công ước về buôn bán các loài động, thực vật quý hiếm (CITES), Công ước về thay đổi khí hậu toàn cầu (CGCC, 1994), Công ước về chống sa mạc hóa (CCD, 1996), Hiệp định quốc tế về gỗ nhiệt đới (ITTA, 1997), Hội nghị Quốc tế về môi trường và phát triển (UNCED, 1992)…

Đồng thời, với sự hình thành của nhiều tổ chức quốc tế, hệ thống quản lý rừng của các nước trên thế giới cũng đa dạng hơn, ngoài hình thức quản lý tập trung như trước đây còn có những hình thức quản lý khác như, lâm nghiệp trang trại, lâm nghiệp xã hội (Nepal, Thái Lan, Philippin...). Hiện nay, ở các nước đang phát triển, khi sản xuất nông lâm nghiệp còn chiếm vị trí quan trọng đối với người dân nông thôn miền núi, thì quản lý rừng theo hình thức phát triển lâm nghiệp xã hội đang là một trong những mô hình được đánh giá cao cả về phương diện kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái.

Cùng với Diễn đàn về rừng được thành lập năm 2000, Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn năm 2011 là Năm Quốc tế về rừng với mục tiêu chính là thúc đẩy việc quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tất cả các loại rừng; các nguyên tắc trong Chương trình Nghị sự 21 về công tác chống phá rừng. Thông qua các hoạt động trong năm Quốc tế về rừng tại các quốc gia và khu vực, Liên Hợp Quốc mong muốn mật độ che phủ rừng trên toàn thế giới sẽ gia tăng đáng kể thông qua quản lý rừng bền vững (SFM), bao gồm bảo vệ, phục hồi trồng rừng và tái trồng rừng, cùng những nỗ lực ngăn chặn suy thoái rừng. Đồng thời, giảm những tác động kinh tế - xã hội và môi trường đến rừng bằng cách cải thiện sinh kế của người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Trước đây trên thế giới có khoảng 17,6 tỷ ha rừng đến năm 1991, theo thống kê của PAO diện tích rừng chỉ còn 3.117 triệu ha, mỗi năm trung bình diện tích bị thu hẹp khoảng 11 triệu ha. Trong khi đó diện tích rừng trồng chỉ bằng 1/10 diện tích bị mất. Ở Châu Phi và Châu Á Thái Bình Dương đã mất đi khoảng 9 triệu ha rừng, ở Châu Mỹ mất 18,4 triệu ha rừng. Nạn phá rừng diễn ra trầm trọng ở 56 nước nhiệt đới với tốc độ phá rừng từ những năm trước đó, đến năm 2000 thế giới mất đi khoảng 225 triệu ha, diện tích rừng được khai phá làm đất trồng trọt.

Do nạn phá rừng nên đất trồng trọt cũng bị xói mòn nặng, sa mạc hoá ngày càng diễn ra trầm trọng. Hiện nay 875 triệu người phải sống ở vùng sa mạc làm mất đi 26 tỷ đô la giá trị sản phẩm mỗi năm. Hàng năm trên thế giới mất đi khoảng 12 tỷ tấn đất bề mặt, với số lượng này có thể sản xuất ra khoảng 50 triệu tấn lương thực mỗi năm. Hàng ngàn hồ chứa nước ở vùng nhiệt đới đang bị cạn dần, tuổi thọ của nhiều công trình thuỷ điện vùng nhiệt đới đang bị rút ngắn.

Tuy nhiên trước sự nỗ lực của mỗi quốc gia, công tác quản lý và xây dựng phát triển trên thế giới đã có nhiều chuyển biến tích cực: chuyển từ mục đích sản xuất mang lại lợi ích kinh tế sang sử dụng rừng bền vững, kết hợp cả 3 lợi ích: Kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái. Thế giới đã thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ rừng theo hướng đình chỉ khai thác gỗ vùng đặc chủng, các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, quan tâm đến tác dụng bảo vệ môi trường.

Ấn Độ: Trong những năm 1988-1989 ở một số bang đã thực hiện việc chuyển giao, việc quản lý một phần rừng cộng đồng cho các cộng đồng nông nghiệp năm 1988 chính sách nông nghiệp cần được khuyến khích phát triển, tự xác định vị trí của mình trong công việc bảo vệ các khu rừng ma họ có nhiều quyền lợi.

Philippine: Đã áp dung công trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp, Chính phủ giao quyền sử dung đất lâm nghiệp cho cá nhân, quần chúng và cộng đồng trong 25 năm (và giai đoạn trong 25 năm nữa) thiết lập rừng cộng đồng và giao quyền cho nhóm quản lí.

Trung Quc: Kinh doanh lâm nghiệp dựa trên nền kinh tế nhiều thành phần:

phát triển nhiều ngành kinh tế lâm sản chế biến lâm sản nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên rừng kết hợp coi trong các mặt môi trường sinh thái và xã hội. Từ 1981 Trung Quốc đã tiến hành giao đất giao rừng cho hộ gia đình, bên cạnh đó ban hành nhiều luật chính sách kinh tế để tạo điều kiện tới việc lưu truyền và trao đổi quyền sử dụng tài nguyên rừng.

Phân cấp quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp chuyển dao dần trách nhiệm và quyền lực về quản lý rừng từ cấp trung ương đến cơ sở. Xúc tiến giao đất, giao rừng cho nhân dân, thực hiện tư nhân hoá đất đai cơ sở kinh doanh lâm nghiệp để tạo điều kiện cho quản lý rừng, năng động và đem lại nhiều lợi nhuận kinh tế cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)