2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
+ Rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng tự nhiên ở xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
+ Ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa – Đakrông
+ Cộng đồng dân cư ở ở xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Nghiên cứu tại xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Về thời gian: Nghiên cứu tiến hành từ tháng 7/2017 đến tháng 3/2018 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội vùng nghiên cứu.
2.2.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên rừng tự nhiên của 3 xã Húc, Hướng Tân, Tân Hợp.
2.2.3. Nghiên cứu các phong tục tập quán của từng địa phương cụ thể trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên.
2.2.4. Nghiên cứu các tác động đến tài nguyên rừng tự nhiên tại khu vực nghiên cứu.
2.2.5. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên trên địa bàn xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên ở vùng nghiên cứu - Tình trạng chặt phá rừng và lấn chiếm đất rừng
- Khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép - Tình trạng buôn bán lâm sản trái phép - Thực trạng công tác quản lý bảo vệ lâm sản
- Đánh giá mối quan hệ giữa các bên có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng rừng tự nhiên
- Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong quản lý các loại lâm sản
2.2.6. Đề xuất một số biện pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên cho xã Húc, xã Hướng Tân, Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
- Đề xuất giải pháp về quản lý rừng tự nhiên 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Kế thừa kết quả nghiên cứu và các tài liệu đã có về vấn đề liên quan - Tình hình cơ bản về điều kiện tự nhiên, dân sinh kinh tế xã hội.
+ Tài liệu về địa lý, đất đai, thổ nhưỡng;
+ Tài liệu khí hậu thuỷ văn;
+ Dân sinh kinh tế xã hội;
+ Báo cáo kiểm kê rừng năm 2016 của huyện Hướng Hóa.
+ Bản đồ giao đất lâm nghiệp, khoán quản lý bảo vệ rừng, bản đồ hiện trạng rừng.
+ Các báo cáo tổng kết công tác quản lý bảo vệ rừng của ban Quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa-Đakrông;
- Các kết quả nghiên cứu, báo cáo đánh giá tổng kết việc thực hiện chính sách bảo vệ phát triển lâm nghiệp từ Trung ương đến địa phương,
2.3.2. Khảo sát thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu - Phương pháp điều tra các thông tin.
Để thu thập các số liệu về kinh tế xã hội, luận văn sử dụng linh hoạt các phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và một số công cụ của phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA), cụ thể:
+ Điều tra kinh tế hộ gia đình: Điều tra phỏng vấn 30 hộ gia đình/1 xã qua hệ thống mẫu điều tra có sẵn. Số hộ phỏng vấn được xác định trên cơ sở phân loại theo các mức diện tích đất (nhiều, trung bình và ít), kinh tế hộ (giàu, trung bình, nghèo).
Trước khi tiến hành điều tra, dựa theo kết quả khảo sát sơ bộ trong dân và ý kiến cán bộ xã, kết hợp với số liệu thống kê giao đất của xã tiến hành sơ bộ phân loại các gia đình nhận đất thành 3 nhóm theo diện tích đất lâm nghiệp tính bình quân trên địa bàn.
+ Điều tra các thông tin về xã hội được tiến hành đồng thời với điều tra kinh tế nhờ công cụ là bộ câu hỏi mở ghi trong phiếu điều tra theo các chỉ tiêu cơ bản: mức độ tham gia của người dân; việc nhận đất và nhận rừng có làm tăng thu nhập hay không;
khả năng nhận thức của người dân.
+ Điều tra các thông tin về môi trường được tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp người dân có thời gian sống ở khu vực nghiên cứu, đồng thời kết hợp với những quan sát, đánh giá trực tiếp của người nghiên cứu trên địa bàn nghiên cứu.
+ Điểu tra tình hình mua bán, sử dụng các loại tài nguyên rừng trong cộng đồng các hộ gia đình.
2.3.3. Phương pháp chuyên gia
Để đảm bảo tính khách quan cũng như tính đúng đắn và chính xác của những kết luận và đề xuất của luận văn phù hợp với thực tiễn, trong quá trình nghiên cứu và phân tích kết quả nghiên cứu, luận văn tiến hành:
- Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý;
- Tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương;
- Tham khảo ý kiến Kiểm lâm địa bàn;
- Tham gia hội thảo liên quan tới lĩnh vực nghiên cứu trong khu vực nghiên cứu.