Hiện trạng rừng của xã Húc

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.4. Hiện trạng rừng của xã Húc

- Diện tích rừng phân theo mục đích sử dụng của xã Húc

Kết quả thống kê diện tích rừng và đất rừng theo theo mục đích sử dụng của xã Húc được thể hiện thông qua Bảng 3.3.

Bng 3.3. Hiện trạng rừng và đất rừng theo mục đích sử dụng của xã Húc ĐVT: ha

Phân loại rừng

Tổng diện

tích

Diện tích trong

quy hoạch

Rừng phòng hộ

Đầu nguồn

Rừng Sản xuất

Rừng ngoài đất QH

LN TỔNG 5.233,7 5.213,4 2.465,3 2.748,1 20,3 I. RỪNG PHÂN THEO

NGUỒN GỐC 2.300,8 2.280,5 1.530,7 749,9 20,3 1. Rừng tự nhiên 2.012,4 2.001,0 1.264,0 737,0 11,4

- Rừng nguyên sinh

- Rừng thứ sinh 2.012,4 2,001.0 1.264,0 737,0 11,4

2. Rừng trồng 288,4 279,6 266,7 12,9 8,8

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 288,4 279,6 266,7 12,9 8,8

- Trồng lại trên đất đã có rừng

- Tái sinh chồi từ rừng trồng

Trong đó: Rừng trồng cao

su, đặc sản 22,5 22,5 20,5 2,0

- Rừng trồng cao su 22,5 22,5 20,5 2,0

- Rừng trồng cây đặc sản

II. RỪNG PHÂN THEO

ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA 2.300,8 2.280,5 1.530,7 749,9 20,3 1. Rừng trên núi đất 2.300,8 2.280,5 1.530,7 749,9 20,3

Phân loại rừng

Tổng diện

tích

Diện tích trong

quy hoạch

Rừng phòng hộ

Đầu nguồn

Rừng Sản xuất

Rừng ngoài đất QH

LN III. RỪNG TN PHÂN

THEO LOÀI CÂY 2.012,4 2.001,0 1.264,0 737,0 11,4 1. Rừng gỗ 2.012,4 2.001,0 1.264,0 737,0 11,4

- Rừng gỗ lá rộng TX

hoặc nửa rụng lá 2.012,4 2.001,0 1.264,0 737,0 11,4 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN

THEO TRỮ LƯỢNG 2.012,4 2.001,0 1.264,0 737,0 11,4

1. Rừng giàu

2. Rừng trung bình 893,7 893,7 547,6 346,0 3. Rừng nghèo 1.118,7 1,107,3 716,3 390,9 11,4 V. ĐẤT CHƯA CÓ

RỪNG QH CHO LN 2.932,9 2.932,9 934,7 1.998,2 1. Đất có rừng trồng chưa

thành rừng 20,8 20,8 12,2 8,6

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 1.741,3 1.741,3 687,7 1.053,6 3. Đất trống không có cây

gỗ tái sinh 328,9 328,9 92,6 236,4

4. Núi đá không cây

5. Đất có cây nông nghiệp 98,4 98,4 7,6 90,8 6. Đất khác trong lâm nghiệp 743,5 743,5 134,6 608.9 (Nguồn: Hạt Kiểm Lâm huyện Hướng Hóa, Kiểm kê rừng năm 2016) Qua bảng trên kết quả cho thấy diện tích rừng tự nhiên của xã Húc có: 2.012,4 ha trong đó rừng tự nhiên trong quy hoạch là: 2.001,0 ha, rừng tự nhiên ngoài quy hoạch là: 11,4 ha. Rừng tự nhiên của xã Húc thuộc 2 loại rừng là rừng phòng hộ đầu nguồn với diện tích là: 1.264 ha chiếm 62,8 % diện tích rừng tự nhiên của toàn xã và rừng sản xuất là: 733 ha chiếm 37,2% diện tích rừng tự nhiên của toàn xã.

- Diện tích rừng và đất rừng phân theo chủ quản lý của xã Húc

Kết quả thống kê diện tích rừng và đất rừng theo theo chủ sở hữu của xã Húc được thể hiện thông qua Bảng 3.4.

Bng 3.4. Hiện trạng rừng và đất rừng theo chủ quản lý của xã Húc

ĐVT: ha

Phân loại rừng Tổng

BQL rừng PH

Hộ gia đình, cá nhân

UBND

TỔNG 5.233,7 1.889,4 513,9 2.830,3

I. RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC 2.300,8 1.288,7 49,4 962,7

1. Rừng tự nhiên 2.012,4 1.059,1 43,9 909,5

- Rừng nguyên sinh

- Rừng thứ sinh 2.012,4 1.059,1 43,9 909,5

2. Rừng trồng 288,4 229,6 5,6 53,2

- Trồng mới trên đất chưa có rừng 288,4 229,6 5,6 53,2

3. Rừng trồng cao su, đặc sản 22,5 22,5

- Rừng trồng cao su 22,5 22,5

II. RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN

LẬP ĐỊA 2.300.8 1.288,7 49,4 962,7

1. Rừng trên núi đất 2.300,8 1.288,7 49,4 962,7 III. RỪNG TN PHÂN THEO LOÀI CÂY 2.012,4 1.059,1 43,9 909,5

1. Rừng gỗ 2.012,4 1.059,1 43,9 909,5

- Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá 2.012,4 1.059,1 43,9 909,5 IV. RỪNG GỖ TN PHÂN THEO

TRỮ LƯỢNG 2.012,4 1.059,1 43,9 909,5

1. Rừng giàu

2. Rừng trung bình 893,7 477,0 25,1 391,6

3. Rừng nghèo 1.118,7 582,0 18,8 517,9

4. Rừng nghèo kiệt

5. Rừng chưa có trữ lượng

V. ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG QH CHO LN 2.932,9 600,8 464,5 1.867,6 1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng 20,8 8,6 12,2 2. Đất trống có cây gỗ tái sinh 1.741,3 488,0 303,4 949,9 3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh 328,9 78,9 31,5 218,5

4. Núi đá không cây

5. Đất có cây nông nghiệp 98,4 56,5 41,9 6. Đất khác trong LN 743,5 33,9 64,5 645,1 (Nguồn: Hạt Kiểm Lâm huyện Hướng Hóa, Kiểm kê rừng năm 2016)

Diện tích rừng tự nhiên của xã Húc có 03 đối tượng quản lý trong đó Ban quản lý rừng Phòng hộ Hướng Hóa Đakrông quản lý: 1.059,1 ha chiếm 52,6% diện tích rừng tự nhiên của toàn xã, Các hộ gia đình quản lý: 43,9 ha (được giao từ năm 2008 đến nay) chiếm 2,2% diện tích rừng rừng tự nhiên của toàn xã, UBND xã Húc quản lý:

909,5 ha chiếm 45,2% diện tích rừng tự nhiên của toàn xã.

UBND các xã Húc: Tổng diện tích rừng tự nhiên quản lý là 909,5 ha là rừng thứ sinh thuộc rừng gỗ lá rộng thường xanh hoặc nữa rụng lá, với trữ lượng là 96.270 m3, trong đó có 391,6 ha thuộc rừng trung bình với trữ lượng 60.103 m3 và 517,9 ha rừng nghèo với trữ lượng 36.167 m3.

Qua đây cho thấy diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu vào các tổ chức còn rừng của các hộ gia đình được giao chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, rừng do UBND xã quản lý có số lượng lớn, mà đây là đối tượng rừng dễ bị tác động bởi việc xâm lấn, khai thác trôm nhất. Nguyên nhân của việc các hộ gia đình ở xã Húc không mặn mà với việc được giao rừng tự nhiên để quản lý và hưởng lợi là do cơ chế hưởng lợi từ việc giao rừng gặp nhiều khó khăn, việc hưởng lợi các sảm phẩm từ rừng mà họ nhận quản lý khi được hưởng lợi thì rất khó khăn trong việc làm các thủ tục để được hưởng lợi, bên cạnh đó gỗ rừng được hưởng lợi phải do các hộ gia đình nhận khoán tự khai thác không được thuê mướn các đơn vị khác vào khai thác, các cây gỗ được hưởng lợi có chất lượng kém, việc khai thác khó khăn trong quá trình vận chuyển, gỗ được hưởng lợi không được bán mà chỉ được sử dụng làm nhà và các vật dụng trong gia đình. Trong năm 2013 Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa phối hợp với các đơn vị tổ chức cho các hộ gia đình tại thôn Húc Thượng xã Húc ứng trước các sản phẩm gỗ trên diện tích rừng tự nhiên mà các hộ gia đình được giao với khối lượng 77,818m3/29 cây trên diện tích 294,6 ha với hình thức khai thác chọn, song trong quá trình thực hiện các hộ gia đình sau khi tính toán đã không khai thác số gỗ được hưởng lợi đó, từ năm 2008 đến nay thì việc khai thác các sản phẩm gỗ được hưởng trên địa bàn xã không được thực hiện. Đây cũng là một trong những khó khăn vướng mắc trong quá trính giao rừng cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình quản lý, công tác giao rừng đối với họ không mặn mà.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)