Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 39)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hóa

- Vị trí địa lí

Hướng Hoá là huyện miền núi vùng cao, có diện tích tự nhiên toàn huyện là:

115.086 ha. Dân số đến cuối năm 2016 là 84.458 người. Mật độ dân số là 73.3 người/km2, Có 3 dân tộc sinh sống chủ yếu là Vân Kiều, Pa Kô và dân tộc Kinh.

Huyện Hướng Hóa có biên giới nằm về phía Tây của tỉnh Quảng Trị, là một trong mười đơn vị hành chính của tỉnh Quảng Trị:

+ Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình.

+ Phía Tây và Nam giáp nước cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.

+ Phía Đông giáp huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Hướng Hóa

Toàn huyện có 22 đơn vị hành chính, trong đó có 20 xã và 02 thị trấn ( Khe Sanh và Lao Bảo ) với 13 xã đặc biệt khó khăn, 11 xã giáp với biên giới Lào có cửa khẩu quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường quốc lộ 9 nối liền với các nước trong khu vực: Lào, Thái Lan, My An Ma và khu vực miền Trung Việt Nam. Có đường biên giới dài 156 km, tiếp giáp với 3 huyện biên giới bạn Lào.

- Khí hu

Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đời gió mùa, quanh năm nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,080C. Lượng mưa bình quân là 199,9 mm/năm. Khí hậu Huyện Hướng Hoá được chia ra 3 vùng tiểu khí hậu mang những sắc thái khác nhau.

Tiểu vùng khí hậu Đông - Trường Sơn: Gồm các xã nằm phía Bắc của huyện ( Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Linh, Hướng Sơn ) đây là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của nhiệt đới gió mùa Đông Bắc. Nền nhiệt tăng cao vào mùa nống và chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng, nhiệt độ bình quân cả năm tương đối cao 23,080C.

Tiểu vùng khí hậu chuyển tiếp giáp các xã Hướng Phùng, Hướng Tân, Tân Hợp, Tân Liên, Tân Lập, Húc và thị trấn Khe Sanh ) là vùng chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Nền khí hậu tương đối ôn hoà trong năm, mang sắc thái Á nhiệt đới, nhiệt độ trung bình năm là 23,080C. Đặc biệt thị trấn Khe Sanh nằm ở giữa đỉnh Trường Sơn nên có khí hậu khá lí tưởng, là lợi thế cho việc phát triển du lịch và nghỉ dưỡng.

Tiểu vùng khí hậu Tây Trường Sơn: còn lại nằm ở phía Tây Nam của Huyện là vùng chịu ảnh hưởng rõ nét của chế độ khí hậu nhiệt đới với nền nhiệt cao hầu như quanh năm, nhiệt độ trung bình năm là 23,080C.

Các tiểu vùng khí hậu đã tạo cho huyện Hướng Hoá là vùng có tài nguyên khí hậu đa dạng, đây thực sự là một trong những thế mạnh để phát triển nội lực và thu hút đầu tư vào địa bàn.

- Đất đai, địa hình.

* Đất đai: Hướng Hoá với tổng diện tích tự nhiên là 115.086,7 ha. Trong đó:

+ Diện tích đất khu dân cư chiếm 0,57 % + Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 24,6%

+ Diện tích đất chuyên dùng chiếm 2,54 % + Diện tích đất chưa sử dụng chiếm 58,2 % + Diện tích đất nông nghiệp chiếm 14,09 %

Đất đai với nhiều loại đất bao gồm các loại:

Đất mùn vàng đỏ trên đá granit và đá granit-nai chiếm 5,26%

+ Đất đỏ vàng trên đá granit, trên đá granit-nai, trên đá gơnai, trên đá phiến sét chiếm tổng là 73,1%

+ Đất thung lũng dốc tụ 0,4%, đất xói mòn trơ sỏi đá 0,83%

+ Đất vàng nhạt trên đá cát 13,61%, đất nâu tím trên đá phiến tím 3,58%

+ Đất nâu đỏ trên đá bazan 2,525, đất vàng nâu trên đá bazan 0,02%

+ Đất phù xa không được bồi đắp 0,4%, đất phù xa suối 0,28%

Với các loại đất như vậy rất thuận tiện cho việc phát Nông - Lâm nghiệp, trồng rất nhiều loại cây đặc biệt là cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, cao su và các loại cây ăn quả như nhãn, xoài chuối. Hệ thực vật tự nhiên phong phú với nhiều loài cây gỗ quý như Kiền, Muồng, Giáng Hương, Giổi…

* Địa hình: Địa thế núi rừng ở huyện Hướng Hoá rất đa dạng, núi và sông xen kẻ nhau tạo thành đị hình chia cắt, sông suối bắt nguồn từ núi cao.

* Chế độ thuỷ văn: Huyện Hướng Hoá có nguồn nước dồi dào từ những con sông: Xê Păng Hiêng, Xê Pôn, Rào Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối khe nhỏ nước ngầm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân. Đặc biêt, công trình thuỷ lợi - Thuỷđiện Quảng Trị, trên sông Rào. Ngoài ra còn có các công trình thuỷ điện Hạ Rào Quán và thuỷ điện La La đang xây dựng, tạo điều kiện phát triển điện lưới trên địa bàn huyện nói riêng và tỉnh nhà nói chung, đồng thời tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp cho bà con tại huyện.

- Tài nguyên rừng và các tiềm năng phát triển rừng.

Tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng hiện có 51.207,1 ha trong đó: Rừng tự nhiên là 45.128,2 ha, rừng trồng là 6.087,9 ha. Rừng tự nhiên chủ yếu do ban quản lý KBTTN Bắc Hướng Hóa quản lý là 21.971,8 ha, Ban quản lý RPH Hướng Hóa – Đkarông quản lý là 9.829,2 ha, rừng cộng đồng và hộ gia đình được giao là 4.226,8 ha, rừng do các lực lượng vũ trang quản lý là 1.992,6 ha, rừng tự nhiên do các UBND xã quản lý là 11.332,4 ha, rừng trồng của các hộ gia đình là 1.814,3 ha.

Hàng năm việc khai thác các loại rừng trồng trên địa bàn huyện khoảng 100ha/năm với trữ lượng 40m3/ha chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy.

Tiềm năng phát triển rừng: Hiện nay trên địa bàn toàn huyện diện tích rừng và đất rừng được quy hoạch cho công tác phát triển rừng còn rất lớn 1000 ha đến năm 2025 đã được phê duyệt trong Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030 của huyên, Công tác phát triển rừng hiện nay được chú ý quan tâm rất

nhiều trong đó có dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng chú trọng công tác trồng mới trên các diện tích rừng bị phá, trên các diện tích canh tác nông nghiệp đất bị bạc màu với diện tích trung bình 200ha/năm với loài cây chủ yếu là các loại keo nhằm phủ xanh đồi núi trọc, cải tạo đất, chống xói mòn bảo vệ các diện tích đất canh tác nông nghiệp, tăng nguồn thu nhập cho người dân, dự án BCC với các hạng mục làm giàu rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung, trồng rừng, giao rừng cho cộng đồng trên các diện tích rừng phòng hộ là rừng sản xuất nhằm nối liền dãi rừng của các khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa và khu bảo tồn thiên nhiên Đkrông và các khu bảo tồn thiên nhiên khác, Dự án trồng rừng Mác ca với diện tích với quy mô 100 ha tại xã Tân Hợp, dự án trồng cây Sa chi trên địa bàn xã Hướng Linh với diện tích ban đầu là 200 ha, các dự án đã được triển khai bước đầu cho thấy tiềm năng phát triển các loại cây lâm nghiệp cho sản phẩm phụ mang lại hiệu quả kinh tế cao.

* Nhn xét chung v điều kin t nhiên ca vùng:

Hướng hóa là một địa bàn có khí hậu thuận lợi, tiềm năng đất đai đa dạng và phong phú, hệ động vật và thực vật phát triển đây là một trong những tiềm năng cho cộng đồng dân cư ở đây phát triển về nghề rừng góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo trên địa bàn. Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp rất nhiều khó khăn như: địa hình chia cắt bỡi các con sông suối, độ dốc cũng tương đối lớn, hệ thống giao thông đi lại còn hạn chế, các tuyến đường dân sinh và đường lâm nghiệp còn ít chưa đến được các vùng sâu vùng xa nên vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn cho người dân trong các hoạt động sản xuất cung như việc đi lại, huyện Hướng Hóa là nơi có lượng mưa tương đối lớn nên lượng mùn bị trôi rữa rất nhanh, một số vùng thường bị ngập úng trong mùa mưa, đất đai bị bạc màu. Ngoài ra người dân ở đây tham gia vào các hoạt động lâm nghiệp có số lượng lớn song kinh nghiệm về sản xuất lâm nghiệp của họ vẫn còn hạn chế nhiều chủ yếu dựa và các điều kiện có sẵn, chưa chủ động, chưa áp dụng được các tiến bộ khoa học vào sản xuất, sảm phẩm thu được chưa tương xứng với tiềm năng.

3.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế:

Với quyết tâm luôn nâng cao tinh thần đoàn kết tương thân tương ái và phát huy truyền thống anh hùng phấn đấu để đời sống nhân dân luôn được ấm no hạnh phúc.

Sau bao năm vượt qua khó khăn, thách thức. Đảng bộ và nhân dân huyện Hướng Hoá đã nỗ lực phát huy và xây dựng huyện nhà khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực. Nhờ biết khai thác và phát triển phù hợp với tiềm năng kinh tế - văn hoá, đến nay huyện đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt trên 16 % . Riêng năm 2016 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12,7%.

* Sn xut nông nghip

Trong sản xuất nông nghiệp, Hướng Hoá đã tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá, hình thành các vùng chuyên canh sản xuất các sản phẩm có năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến, chăn nuôi phát triển cả số lượng lẫn chủng loại.

- Trồng trọt: Tổng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp ước đạt 31,2 triệu đồng, trong đó giá trị thu hoạch cây hằng năm đạt 20,6 triệu đồng/ha/năm, cây lâu năm đạt được 41,61 triệu đồng/ha/năm. Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt được 9.6142. Tổng sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm đạt 8.412 tấn (trong đó thóc 7208 tấn).

Cây Cà Phê được xác định là một trong những cây trồng chủ lực. Tổng diện tích cây Cà Phê hiện có 4.092.6 ha, năng suất bình quân ước đạt 14 – 15 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 5.000-6.000 tấn cà phê nhân, giá trị bình quân hằng năm đạt 150 tỉ đồng.

Diện tích hồ tiêu hiện có 245,9 ha, năng suất 6,1 tạ/ha, sản lượng đạt 117,4 tấn. Diện tích ngô hiện có 1.068,8 ha với năng suất 38 tạ/ha, diện tích Cao Su tiểu điền hiện có 371 ha đang trong thời kì kiến thiết cơ bản, tập trung chủ yếu ở xã A Dơi. Diện tích cây ăn quả hiện có 2.532 ha, trong đó diện tích thu hoạch 2.108,4 ha như: Chuối, xoài, vải, nhãn, dứa...sản lượng thu hoạch 16.120,0 tấn.

Nhìn chung kinh tế nông nghiệp nông thôn tiếp tục phát triển theo định hướng sản xuất hàng hoá và đạt kết quả tốt, cơ cấu cây trồng vật nuôi chuyển đổi có hiệu quả nhất là đã tạo được chuyển biến tích cực về giống, kinh tế hợp tác xã, kinh tế trang trại và kinh tế hộ gia đình tiếp tục được đầu tư phát triển rộng rải trong nhân dân đồng thời khai thác tối đa sử dụng có hiệu quả các công trình thuỷ lợi và áp dụng các tiến bộ khoa học kỷ thuật, thâm canh tăng năng suất, đưa các loại giống vào sản xuất nhằm tăng sản lượng của các loại cây trồng.

- Chăn nuôi: Tiếp tục phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hoá, áp dụng khá rộng rải các tiến bộ khoa học kỷ thuật, nhất là về giống, cơ cấu vật nuôi được phát triển đa dạng. Tuy nhiên dịch cúm gia cầm và dịch lỡ mồm long móng ở trâu bò xãy ra trên địa bàn đã làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi, công tác phòng chống dịch bệnh cơ bản đã triển khai thực hiện tốt. Riêng năm 2015, nổi cộm tình trạng nhập lậu trâu bò bằng đường tiểu ngạch qua tuyến biên giới đã gây khó khăn trong việc quản lý phòng chống các loại dịch bệnh thường xãy ra ở gia súc, tuy nhiên UBND Huyện đã tăng cường chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra xử lí và giám sát chặt chẽ công tác tiêm phòng nhằm ngăn chặn dịch bệnh gia súc có nguy cơ xảy ra trên địa bàn.

Tổng số đàn gia súc hiện có: Đàn trâu: 3.859 con, Đàn bò: 11.715 con, Đàn lợn:

17.289 con, Đàn dê: 7.745 con, Đàn ngựa: 17 con, Gia cầm các loại: 68.398 con, Gia cầm khác : 136.796 con.

Sản lượng thịt hơi suất chuồng các loại đạt 2.158,9 tấn.

Diện tích nuôi trồng thủy sản hiện có 65,4 ha, sản lượng ước đạt 186 tấn.

- Lâm nghiệp: Công tác phát triển và bảo vệ rừng luôn được chú trọng, công tác chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ luôn được tăng cường. Nhờ đó đã hạn chế được tình trạng đốt rừng làm nương rẫy, phong trào trồng và bảo vệ rừng được phát triển rộng khắp với nhiều hình thức phong phú và mở rộng đến các xã vùng sâu vùng xa, bình quân hằng năm trồng mới rừng tập trung đạt trên 200 ha và trên 5 vạn cây phân tán bằng nguồn vốn 661 và nguồn đầu tư của các tổ chức hộ gia đình trên địa bàn. Công tác xã hội hoá nghề rừng ngày càng phát triền mạnh mẻ, xây dựng và thực hiện đề án giao rừng tự nhiên cho hộ gia đình, cộng đồng dân cư quản lí, bảo vệ đạt nhiều kết quả đáng kể. Các hoạt động về phòng chống cháy rừng, mua bán vận chuyển, khai thác lâm sản trái phép luôn được tăng cường và sử lí triệt để các trường hợp sai phạm. Tổ chức khoanh nuôi bảo vệ được 29.232 ha rừng, nâng độ che phủ rừng đạt 42,8 %.

3.1.1.3 Đặc điểm về xã hội

Huyện Hướng Hoá có hơn 84.485 nghìn dân, gồm 3 dân tộc: Kinh, Vân Kiều và Pa Cô cùng sinh sống phân bố trên địa bàn hành chính của 20 xã và 2 thị trấn, trong đó có 13 xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, 11 xã thuộc khu vực biên giới. Những năm trước đây, do cơ sở hạ tầng thấp kém, tình hình giao thông cách trở, đường sá đi lại khó khăn, đau ốm thiếu thuốc men và cơ sở khám chữa bệnh không có đầy đủ tiện nghi, thiếu nước sinh hoạt và đất sản xuất, học sinh thất học...thường diễn ra ở các thôn bản.

* Nhận xét chung về tình hình kinh tế xã hội:

Hướng hóa là một huyện gần biên giới Việt Lào có điều kiện tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế Nông - Lâm nghiệp và thị trường hàng hóa. Đây là một trong những địa bàn phát triển kinh tế thương mại lớn nhất của tỉnh, tốc độ phát triển kinh tế là 36,5%. Tuy nhiên địa bàn có cơ cấu phát triển kinh tế chưa đồng đều, một số tiềm năng trên địa bàn chưa được khai thác một cách có hiệu quả và chưa phát huy hết tiềm năng vốn có. Bên cạnh đó thị mô hình phát triển kinh tế dựa trên những tiềm năng mà rừng tự nhiên mang lại chưa cao vẫn còn mênh mún, tự phát và chủ yếu là để phục vụ cho nhu cầu hằng ngày của người dân, những lâm sản có giá trị thì người dân vẫn chưa biết được tầm quan trọng và giá trị thực của chúng nên gây nên lãng phí. Các sản phẩm lấy ra từ rừng tự nhiên chưa giải quyết được những vấn đề khó khăn của cộng đồng.

Những khó khăn gặp phải là: Khả năng tích luỹ nội tại từ nguồn kinh tế của huyện còn thấp làm hạn chế đến việc đầu tư mở rộng sản xuất và phát triển kinh tế xã

hội. Nếu khắc phục những tồn tại trên sẽ góp phần gia tăng sức mạnh của nguồn nội lực, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện phát triển. Thách thức lớn nhất của huyện lúc bấy giờ là môi trường đầu tư chưa có gì hấp dẫn và còn nhiều khó khăn. Đặc thù của huyện Hướng Hoá là địa hình phức tạp dễ bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và đồi núi cao, giao thông đi lại luôn bị ách tắt đặc biệt vào mùa mưa.

Toàn Huyện chỉ có 20/22 số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, 22/22 xã có điện đến trung tâm, 22/22 xã có trụ sở làm việc, 12/22 xã mới chỉ có điện thoại. Sản xuất và đời sống sinh hoạt đi lại gặp nhiều khó khăn.

Mặt khác cơ sở hạ tầng trên địa bàn Huyện chậm phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn yếu kém tạm bợ, chất lượng nguốn lực và lao động thấp kể cả trình độ năng lực và quản lí, chuyên môn kỷ thuật và nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác chưa thể đáp ứng được yêu cầu của người dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)