CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.6. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ RỪNG VÀ LÂM SẢN
3.6.1. Thuận lợi
- Trên địa bàn của huyện 3 xã Hướng Tân, Tân Hợp, Húc – huyện Hướng Hóa nói riêng và toàn huyện nói chung đã được sự quan tâm giúp đỡ của Đảng và Nhà nước đến công tác lâm nghiệp, cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị quan tâm đến việc phát triển lâm nghiệp của địa phương. Rừng đã từng bước được giao đến các hộ gia đình, các cộng đồng để quản lý, chăm sóc và sủ dụng rừng tự nhiên tốt hơn. Tất cả các xã trong toàn huyện đã có tổ bảo vệ rừng và PCCCR tích cực tham gia bảo vệ, tuần tra và theo dõi rừng và kịp thời phát hiện các trường hợp cháy rừng để sớm ngăn chăn nên trên địa bàn trong những năm qua hầu như không có cháy rừng xãy ra. Kết quả số vụ vi phạm về quản lý lâm sản qua các năm có xu hướng giảm, hạn chế được nhiều thiết hại.
- Công tác tuyên truyền vận động , phổ biến giáo dục pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản được thường xuyên và sâu rộng làm cho sự hiểu biết của người dân đã được nâng lên rỏ rệt giảm bớt được tình trạng, khai thác rừng bừa bãi, phá rừng bừa bãi, phá rừng làm nương rẫy trái phép.
- Các trạm kiểm lâm mà nòng cốt là kiểm lầm địa bàn trong khu vực đã luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của Hạt Kiểm lâm, UBND xã, Huyện uỷ, UBND huyện.
- Việc phân công kiểm lâm trên địa bàn được thực hiện một cách tốt và đúng đắn.
- Nhưng bên cạnh đó lực lượng kiểm lâm địa bàn tuy còn mỏng, song hầu hết các cán bộ đều nhiệt tình với công việc, luôn luôn học hỏi để nâng cao nghiệp vụ trong quản lý thông qua các buổi tập huấn.
- Được sự phối hợp kịp thời của các bộ chính quyền xã và người dân trên địa bàn trạm phụ trách đã giúp cho trạm kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn nhiều vụ việc vi phạm đúng lúc làm giảm bớt thiệt hại.
Về công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên và lâm sản của khu vực có rất nhiều thuận lợi như hầu hết diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn đã có tính sở hữu một cách hợp pháp và được công nhận chủ rừng thực sự, đã mang lại hiệu quả đạt được rất cao.
3.6.2. Khó khăn
- Rừng của huyện Hướng Hóa trải rộng trên địa bàn huyện và tập trung ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, sức ép dân số vào rừng ngày càng gia tăng, địa hình chia cắt phức tạp, cơ sở hạ tầng thiếu thốn, điều khiện khí hậu biến đổi ngày càng khắc nghiệt như bão, lũ lụt, hạn hán đã gây ra thiệt hại không nhỏ tới tài nguyên rừng của huyện
- Trong quá trình nhận thức về lâm nghiệp của các ngành các cấp có chuyển biến nhưng chưa đầy đủ và toàn diện; chưa đánh giá đúng giá trị của rừng đem lại cho xã hội, chưa thấy hết mối quan hệ sâu sắc qua lại giữa lâm nghiệp và phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương và những yêu cầu mới đặt ra đối với ngành lâm nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, biến đổi khí hậu.
- Một số xã trong khu vực nghiên cứu chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp theo quy định, chưa làm rõ trách nhiệm của chủ rừng, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tổ chức quản lý nhà nước về lâm nghiệp phát huy hết sức vai trò của chính quyền địa phương, nhất là ở các khu vực vùng sâu.
- Đội ngủ lực lượng bảo vệ rừng trong vùng không đủ để đảm bảo triển khai các hoạt động bảo vệ rừng một cách kịp thời. Các trang thiết bị phục vụ cho công tác tuần tra bảo vệ rừng còn thô sơ.
- Việc xã hội hóa lâm nghiệp chậm có chuyển biến rõ rệt, tiến độ giao đất, giao rừng chậm; nhiều địa phương việc giao rừng tự nhiên để quản lý và sử dụng chưa thấy rõ được hiệu quả mang lại.
- Các chế tài sử lý đối với lực lượng bảo vệ rừng cấp xã còn chưa đủ mạnh để cấp quản lý rừng cấp xã sử dụng trong việc sử lý các vi phạm về quản lý tài nguyên rừng tự nhiên.
- Lực lượng kiểm lâm ức trực tiếp làm nhiệm vụ tại địa bàn còn mỏng, chuyên môn, nghiệp vụ, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu nên trong thực thi nhiệm vụ nói chung và thực hiện vây bắt nói riêng hiệu quả không cao.
- Do cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước trong công tác quản lý bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có nhiều đổi mới song trên thực tế tại địa phương lại chưa thay đổi kịp dẫn đến nhận thức trong mọi bộ phận dân đặc biệt là nhân dân vùng sâu, vùng xa không nhận thức đầy đủ. Do đó chưa chủ động trong việc kinh doanh phát triển rừng một cách lâu dài.
- Các chế độ về chính sách đãi ngộ cho lực lượng tham gia bảo vệ rừng chưa xứng đáng với những nhiệm vụ được giao. Do vậy, không khuyến khích được những người tham gia bảo vệ rừng.
- Do thiếu việc làm, đất sản xuất hạn chế, cuộc sống của người dân chủ yếu là làm nông nghiệp cùng với tình trạng khó khăn về nên nạn phá rừng tự nhiên vẫn tiếp tục xảy ra, thị trường một số lâm sản có giá trị ngày càng cao nên kích thích những người buôn bán, vận chuyển gỗ trái phép.
- Hiện nay vẫn có nhiều vụ chống người thi hành công vụ ngày càng diễn ra hết sức phức tạp, các đối tượng tấn công lực lượng bảo vệ rừng rất quyết liệt nhưng sự bảo vệ của cơ quan pháp luật thiếu kịp thời.
- Một số quần chúng nhân dân ở trong địa bàn huyện còn thiếu tích cực trong việc tố giác tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ rừng. Có thể xuất phát từ nhiều lý do như: bản thân họ không bị mất mát, không có sự thiệt hại, sợ không muốn tiếp xúc với cơ quan bảo vệ pháp luật, sợ bị trả thù, có trường hợp do không nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi vi phạm nên không tố giác.
Công tác tuyên truyền pháp luật, giáo dục pháp luật còn hạn chế và mang tính hình thức. Nhất là đối với đồng bào ở các vùng sâu, vùng xa thì kiến thức pháp luật còn hạn chế. Chính vì vậy khi thực hiện hành vi săn bắt, khai thác động thực vật từ rừng họ cũng không biết là vi phạm pháp luật.
Từ những kết quả phân tích trên cho thấy:
Trong việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên và lâm sản trên địa bàn có rất nhiều thuận lợi như: Hầu hết diện tích rừng tự nhiên trên địa bàn đã có tính sở hữu một cách hợp pháp và được cấp thẩm quyền quyết định giao rừng tự nhiên để các cộng đồng, hộ gia đình nhận khoán bảo vệ, vì vậy công tác squản lý, bảo vệ và sử dụng rừng tự nhiên được đảm bảo, diện tích các trạng thái rừng, các tiểu khu được xác định rõ trên bản đồ, công tác bảo vệ rừng thuận lợi và hiệu quả đạt được rất cao.
Bên cạnh những thuận lợi thì công tác quản lý và bảo vệ rừng còn gặp những khó khăn cần được giải như: UBND các xã cần tập trung quan tâm chỉ đạo quyết liệt của về triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của huyện đã được phê duyệt, lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, thôn, đào tạo đội ngũ cán bộ tại địa phương, áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý rừng công tác tiếp cận thông tin trong và ngoài nước về các Tiêu chuẩn quản lý rừng bền vững... Kiện toàn bộ máy các tổ chức bảo vệ rừng, củng cố nâng cao năng lực thực thi pháp luật của lực lượng bảo vệ rừng thôn bản, kiểm lâm địa bàn.