CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. NHỮNG PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU TRONG VIỆC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN
3.2.2. Đối với xã Hướng Tân huyện Hướng Hóa
Hình thức quản lý “rừng cộng đồng” của một nhóm hộ gia đình sống trong khu vực rừng và họ quản lý, ở đây có thôn Xà Rường, thôn Xa Rô xã Hướng Tân nơi có giao thông đi lại khó khăn, các cộng đồng này có cuộc sống tách rời với những cộng đồng khác, họ sử dụng hình thức này để quản lý và sử dụng rừng.
Trước khi có chính sách giao rừng cho cộng đồng dân cư quản lý của nhà nước thì trong một số cộng đồng dân cư của xã Hướng Tân đã sử dụng hình thức rừng cộng đồng để quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng rất hiệu quả.
Khái niệm“Rừng cộng đồng” ở đây cũng gần giống với khái niệm rừng cộng đồng hiện này là: Các nhóm hộ gia đình ở đây gồm 5-10 gia đình có quan hệ với nhau ở một khu vực sinh sống nhất định gần rừng hoặc trong rừng cùng nhau quản lý và sử dụng một diện tích rừng tụ nhiên cụ thể được quản lý và quy ước với nhau bởi các “già làng” nhưng có sự khác biệt đó là khu rừng do cộng đồng đó lập ra không có sự đo đếm về diện tích cũng như trữ lượng, các quy định chỉ là truyền miệng từ đời này sang đời khác và mọi người trong cộng đồng cứ thế làm theo.
Khái niệm “già làng”: Là người lớn tuổi sống trong cộng đồng có uy, được mọi người trong cộng đồng tôn trọng và bầu ra. Người này đứng ra giải quyết đến các vấn đề của cộng đồng thông qua các buổi sinh hoạt cộng đồng.
Các cộng đồng này họ sống chủ yếu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào rừng, trồng lúa, chăn thả trâu bò ở ngay trong rừng cùng với việc săn bắt, khai thác các lâm sản ngoài gỗ để phục vụ cuộc sống hàng ngày và đem bán. Gỗ khai thác trong các khu
“rừng cộng đồng” này chủ yếu để phục vụ làm nhà và các sản phẩm phục vụ cho các hộ gia đình trong cộng đồng này.
Một số quy ước của “rừng cộng đồng”:
+ Rừng được quản lý bởi toàn bộ các hộ gia đình trong cộng đồng và chịu sự chỉ đạo bởi người đứng đầu cộng đồng gọi là “già làng”, các hộ gia đình trong cộng đồng có trách nhiệm cùng nhau bảo vệ khu rừng đó, họ không phân công cụ thể một gia đình hay một cá nhân nào bảo vệ rừng theo một kế hoạch trước, khi phát hiện có người xâm phạm đến rừng thì họ cùng nhau bảo vệ rừng, bắt giữ người vi phạm và bắt đền bù bằng tiền hoặc hiện vật là trâu, bò, dê, lợn tùy theo ý kiến quyết định của “già làng”.
+ Khi có gia đình nào có nhu cầu sử dụng gỗ như làm nhà thì gia đình đó đến xin “già làng”, “già làng” cho phép và cử thêm các thanh niên trong làng hỗ trợ cho gia đình đó khai thác cũng như làm nhà. Gỗ khai thác từ rừng của cộng đồng không được đem bán hoặc trao đổi với những người ngoài làng. Ai vi phạm sẽ bị “già làng”
đuổi khỏi làng.
+ Khi săn bắt được các con thú có kích thước lớn ở trong rừng thì mọi người trong làng được chia nhau những phần thịt gần như bằng nhau gọi là “xâu”. Trong làng có bao nhiêu nhà thì con thú đó được chia làm bấy nhiêu “xâu”, mỗi “xâu” đều có thịt, da, xương.
+ Hằng năm sau khi thu hoạch vụ lúa rẫy đầu tiên khoảng tháng tư hàng năm cộng đồng ở đây tổ chức lễ “cúng tết vụ mùa” Được tổ chức ở cửa rừng với lễ “cúng”
chủ yếu là các sảm phẩm họ làm ra bao gồm thịt lợn, gạo nếp và rượu để cầu mong cho mọi người trong làng có sức khỏe, vụ mùa tiếp theo được bội thu.
Ưu điểm của hình thức quản lý và sử dụng “rừng cộng đồng”:
+ Cộng đồng có ý thức tự bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ lợi ích của họ nên rừng được bảo vệ rất tốt, hạn chế được các tác động không tốt đến rừng. Diện tích rừng được duy trì qua nhiều năm.
+ Việc khai thác và sử dụng rừng chỉ nhằm phục vụ các nhu cầu cần thiết của các hộ gia đình trong cộng đồng nên rừng được đảm bảo về số lượng cũng như những giá trị về đa dạng sinh học.
+ Việc quản lý và sử dụng rừng qua nhiều thế hệ tạo cho những cộng đồng ở đây tích góp được rất nhiều kinh nghiêm về rừng, về các loại lâm sản có giá trị cao.
+ Hình thức quản lý và sử dụng rừng này ngoài những giá trị về mặt thực tiễn cung cấp các nhu yếu phẩm phục vụ cho cộng đồng thì đây cũng là một hình thức quản lý còn mang lại nhiều tác dụng về môi trường như bảo vệ và cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất, chóng xói mòn, sạt lở đất…
Nhược điểm của hình thức quản lý “rừng cộng đồng”:
+ Hình thức quản lý còn thô sơ chỉ bằng truyền miệng nên qua thời gian có sự thay đổi theo ý kiến chủ quan của người đứng đầu cộng đồng, quyền lực trong cộng đồng tập trung vào một người nên dễ bị lợi dụng vào đó mà các đối tượng có thể mua chuộc hoặc thao túng được người đứng đầu cộng đồng bằng tiền hoặc các nhu yếu phẩm mà cộng đồng này không làm ra được từ đó có thể khai thác được các khu rừng ở đây.
+ Diện tích của các khu “rừng cộng đồng” này không có rang giới cụ thể nên dễ xãy ra mâu thuẫn với các cộng đồng khác, ở những khu vực ranh giới dễ bị xâm lấn đề làm đất sản xuất.
+ Hình thức quản lý và sử dụng “rừng cộng đồng” này hình thành và phát triển dựa trên tinh thành lợi ích chung của cả cộng đồng về lợi ích phục vụ cuộc sống hàng ngày nên thời gian trở lại đây cùng với sự phát triển của nên kinh tế, hệ thống giao thông đi lại thuận lợi và sự gia tăng nhanh về dân số trong cộng đồng cũng như các nhu cầu về cuộc sống được đảm bảo cung ứng từ bên ngoài, dần dần các hộ gia đình sống trong cộng đồng dần dần cảm thấy lợi ích từ rừng mang lại không còn lớn, việc khai thác trộm rừng đem bán mang lại cho họ gia trị kinh tế hơn đảm bảo được cuộc sống hơn chính vì vậy việc bảo vệ rừng để sử dụng bền vững lâu dài ngày càng ít được quan tâm hơn, diện tích những khu rừng có giá trị ngày càng giảm.
Trên địa bàn xã Hướng Tân hiện nay hình thức quản lý “rừng cộng đồng” này vẫn còn được duy trì và thực hiện rất tốt đó là ở thôn Xa Rô với 07 hộ gia đình quản lý và sử dụng 15,4 ha rừng tự nhiên khá hiệu quả với trữ lượng 1640 m3. Sau nhiều lần được các dự án đề nghị di dời đi sang khu vực khác thì họ vẫn không đồng ý và bán trụ lại với rừng nơi họ được sinh ra và lớn lên.
Qua đây cho thấy việc quản lý và sử dụng rừng tự nhiên dựa vào các phong tục tập quán của người dân địa phương ở khu vực nghiên cứu tỏ ra có hiệu quả lớn góp phần vào công cuộc bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn, cùng với những chính sách của Nhà nước hiên nay tạo thêm một công cụ hỗ trợ để quản lý và sử dụng rừng với hình thức là “rừng ma” ở các hộ gia đình thuộc xã Húc và hình thức “rừng cộng đồng”
ở xã Hướng Tân được phát triển sâu rộng, đây cũng là những hình thức bảo vệ rừng có hiệu quả dựa vào cộng động, mà sự hợp tác của các cộng đồng và các hộ gia đình sống gần rừng là cơ sở, tiền đề cho các hoạt động lâm nghiệp đối với rừng tự có hiệu quả cao nhất.
3.3. NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG TỰ NHIÊN Ở KHU VỰC NGHIÊN CỨU