Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 73)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ VÀ SỬ DỤNG RỪNG TỰ NHIÊN TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

3.4.1. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu

Thông qua phỏng vấn và thảo luận với người dân địa phương, kết quả cho thấy Hạt kiểm lâm huyện có mối quan hệ tốt với người dân địa phương ở các xã vùng nghiên cứu. Các chương trình và dự án của Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã và đang thực hiện (dự án BCC), đã hỗ trợ các cộng đồng dân tộc sinh sống gần rừng, góp phần cải thiện điều kiện sống, giảm thiểu mối đe dọa và sức ép đối với tài nguyên rừng Bảng 3.11 cho thấy những nỗ lực của cộng đồng bảo vệ tài nguyên rừng ở ba xã vùng nghiên cứu, bao gồm các hoạt động về nâng cao năng thực thi pháp luật và quản lý rừng dựa vào cộng đồng.

Bng 3.11. Thực trạng và những nỗ lực bảo vệ rừng ở ba xã vùng nghiên cứu

Lĩnh vực

Các hoạt động hợp tác của

cộng đồng

Người tổ

chức/dự án Tình trạng Đối tượng tham gia

Mức độ tham gia

Thực thi pháp luật

Tuần tra bảo vệ rừng

Kiểm lâm địa bàn

Thường xuyên 2-4 lần/ tháng

Kiểm lâm địa bàn, Các chủ rừng, lực lượng bảo vệ rừng của thôn

Tích cực

Tham gia

chống săn bắt và đặt bẫy và khai thác gỗ trái phép, chặt, phá rừng và lửa rừng

Kiểm lâm địa bàn, Ban quản lý rừng Phòng Hộ Hướng Hóa ĐaKrông

Ít thường xuyên 1 lần/tuần

Kiểm lâm địa bàn, Tổ bảo vệ rừng thôn, Công an viên

tích cực

Quản lý rừng dựa vào cộng đồng

Giao rừng cho

cộng đồng

quản lý, Xác định ranh giao rừng cộng đồng trên bản đồ và thực địa

Hạt Kiểm lâm.

Tham gia đầy đủ các thành phần

Kiểm lâm địa bàn, UBND xã, Cộng đồng được giao

Tích cực

Điều tra tài

nguyên rừng Hạt Kiểm lâm

Định kỳ trước khi giao 1 lần và sau khi giao 3 năm 1 lần

Kiểm lâm địa bàn, cộng đồng được giao

Tích cực

Khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng

Hạt Kiểm lâm, Dự án BCC

Hàng năm tổ chức thực hiện 1 lần khi có nguồn vốn hỗ trợ

Kiểm lâm địa bàn, cộng đồng được giao

Tham gia theo yêu cầu của dự án

Qua bảng trên kết quả cho thấy các hoạt động hợp tác tham gia của cộng đồng với Hạt kiểm lâm, các chủ rừng có liên quan và các chương trình dự án đã có một số mặt tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng như sau:

- Quản lý, kiểm soát khai thác và sử dụng bền vững tài nguyên rừng ở ba xã vùng nghiên cứu.

- Tăng thu nhập, ổn định đất canh tác, giảm được tình trạng lấn rừng - Bảo vệ tốt rừng hiện có.

- Giảm áp lực khai thác nguồn tài nguên thiên thiên từ rừng tự nhiên

Để bảo vệ và quản lý rừng có hiệu quả, ngoài việc thực thi pháp luật bảo vệ rừng, cần phải thành lập ban quản lý rừng cộng đồng, tổ tuần tra bảo vệ rừng, xây dựng qui ước quy ước bảo vệ và phát triển rừng và các hoạt động khác có liên quan.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

+ Về thành lập ban quản lý rừng cộng đồng và tổ tuần tra bảo vệ rừng: Ban quản lý rừng cộng đồng là Ban quản lý thôn ( 3 ban, 1 ban 10 người) và tổ tuần tra bảo vệ rừng cộng đồng (10 tổ, 5 người/ tổ) ban quản lý đều được người của ban quản lý thôn được bầu chọn, thành viên của tổ bảo vệ rừng là những thanh niên, có sức khỏe, có uy tín và trách nhiệm được cộng đồng lựa chọn, tổ bảo vệ rừng chủ yếu là hoạt

động tự nguyện dưới sự điều hành của Trưởng thôn. Ban quản lý có trách nhiệm việc tổ chức lực lượng, triển khai công tác tuần tra bảo vệ rừng và các hoạt động phát triển rừng. Tuy nhiên hoạt động của các Ban quản lý còn hạn chế.

+ Về xây dựng quy ước bảo vệ và phát triển rừng: Các cộng đồng sau khi được giao rừng chủ yếu dựa vào luật tục và các quy định của Nhà nước để quản lý bảo vệ rừng, chỉ có 02 thôn được xây dựng mới Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng với sự tham gia của người dân trong thôn và được UBND huyện phê duyệt. Nội dung quy ước quy định quyền lợi và trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đồng trong việc bảo vệ phát triển rừng; quy ước được phổ biến cho dân biết để thực hiện; đa số người dân đã có ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ khu rừng được Nhà nước giao.

Quá trình xây dựng quy ước được sự hỗ trợ của cán bộ Kiểm lâm địa bàn.

+ Về lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng: Được sự hỗ trợ của các dự án và vốn sự nghiệp kinh tế, sau khi giao rừng cho cộng đồng, hộ gia đình bảo vệ có 02 cộng đồng Ho Le và Húc Thượng thuộc xã Húc xây dựng được kế hoạch quản lý rừng cộng đồng được UBND xã phê duyệt. Song việc thực hiện kế hoạch quản lý rừng chưa được triển khai.

+ Về công tác bảo vệ rừng: Công tác bảo vệ rừng của cộng đồng thôn được tổ bảo vệ rừng thực hiện, tổ bảo vệ rừng có trách nhiệm tuần tra bảo vệ rừng theo sự phân công của ban quản lý rừng, hàng tháng đi tuần tra 2 - 4 ngày; đối với rừng của hộ gia đình thì các hộ đã phối hợp tổ chức đi tuần tra bảo vệ rừng; ngoài ra gắn công tác bảo vệ rừng với các hoạt động khác của người dân trong thôn.

Những nỗ lực trong công tác quản lý và bảo vệ rừng trên địa bàn huyện.

- Đối với Ban Chỉ huy công tác bảo vệ và phát triển rừng cấp xã:

+ BCĐ cấp xã đã tổ chức hội nghị đánh giá công tác bảo vệ rừng năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016.

+ Củng cố BCĐ xã gồm các thành viên trong đó Chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, Kiểm lâm địa bàn tham mưu cùng các thành viên gồm các trưởng thôn xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

+ Tham mưu cho UBND xã thực hiện việc việc quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên do UBND xã và các hộ gia đình nhận khoán quản lý trên địa bàn xã.

+ BCĐ cấp xã dưới sự tham mưu chính của kiểm lâm địa bàn về các vấn đề quản lý tìa nguyên rừng và có Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên là các trưởng thôn trog việc tuần tra bảo vệ rừng, báo cáo kịp thời các vi phạm về quản lý tài nguyên cho trưởng ban.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý tài nguyên rừng đến từng thôn trong xã.

Đối với UBND các xã, thị trấn:

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện. UBND các xã, thị trấn đã tăng cường chỉ đạo các ban ngành ở địa phương phối hợp với lực lượng Kiểm lâm trong công tác tuyên truyền vận động, quản lý nương rẫy và đấu tranh ngăn chặn các hành vi xâm hại tài nguyên rừng ngay trên địa bàn. Củng cố, kiện toàn BCĐ cấp xã, 83 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng.

Đối với các chủ rừng Chủ rừng:

Các chủ rừng: BQL RPH Hướng Hóa-Đakrông, Khu BTTN Bắc Hướng Hóa, Đoàn KT-QP 337 đã chủ động xây dựng phương án BVR-PCCCR, tu sửa các công trình bảo vệ rừng (chòi canh, đường ranh cản lửa). Tổ chức, bố trí lực lượng bảo vệ rừng tuần tra, kiểm tra trong mùa nắng nóng, chuẩn bị sẵn sàng dụng cụ, phương tiện, lực lượng tham gia chữa cháy. Năm 2016 không xảy ra cháy rừng.

Đối với Lực lượng Kiểm lâm:

+ Công tác tuyên truyền:

* Tổ chức họp dân phổ biến Pháp luật Bảo vệ và Phát triển rừng cho 56 thôn bản có 2.245 lượt người; tổ chức truyên truyền lưu động 01 đợt về PCCCR.

* Hạt Kiểm lâm thường xuyên thông báo trên Đài phát thanh- Truyền hình để cho chủ rừng và mọi người dân biết để có biện pháp phòng ngừa cháy rừng.

* Phối hợp, đưa tin lên đài phát thanh truyền hình huyện 10 tin trong công tác PCCCR, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

+ Công tác Phòng cháy, chữa cháy rừng:

* Tham mưu củng cố 20 BCĐ các cấp (01 ban cấp huyện và 16 ban cấp xã, 02 chủ rừng); xây dựng và củng cố 24 phương án PCCCR (huyện, xã, chủ rừng).

* Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tăng cường giám sát, kiểm tra và quản lý canh tác nương rẫy.

* Thành lập và củng cố 83 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng gồm 569 người tham gia ở các thôn, bản.

* Bố trí lực lượng thường trực tại văn phòng Hạt Kiểm lâm ngay từ đầu mùa nắng để tiếp nhận và xử lý thông tin cháy rừng; thường xuyên bảo dưỡng máy móc, phương tiện, dụng cụ và sẵn sàng ứng cứu kịp thời khi xảy ra cháy rừng.

+ Công tác kiểm kê rừng, giao rừng tự nhiên, cập nhật diễn biến rừng:

* Công tác kiểm kê rừng: tham mưu cho UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo, 01 tổ kiểm kê rừng và 01 tổ nghiệm thu cấp huyện. Kiểm lâm địa bàn tham mưu cho UBND xã, thị trấn thành lập 22 tổ kiểm kê rừng của xã. Đã hoàn thành các bước trong Kiểm kê rừng và hồ sơ thủ tục theo quy định.

* Công tác giao rừng tự nhiên: Tổ chức giao rừng tự nhiên cho các hộ gia đình và cộng đồng dân cư bảo vệ và hưởng lợi với diện tích 930,54 ha. Trong đó:

Nguồn sự nghiệp kinh tế Kiểm lâm 2016: Đã giao 315,74 ha cho cộng đồng thôn Cát xã Hướng Sơn.

Nguồn vốn dự án REDD+: Đã giao 614,8 ha cho 22 hộ gia đình thôn Cát và 09 hộ gia đình thôn Mới, xã Hướng Sơn.

* Công tác cập nhật theo dõi diễn biến rừng: Trong năm đã triển khai thực hiện công tác cập nhật diễn biến rừng và đất lâm nghiệp với tổng diện tích biến động:

2192,5 ha; Nguyên nhân: Trồng mới: 549,6 ha; khai thác: 99,2 ha; Chuyển đổi mục đích sử dụng: 591,4 ha, Khoanh nuôi bảo vệ: 289,2 ha, khác: 663,1 ha. Làm cơ sở cho việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có.

+ Công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng:

Phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ Hướng Hóa - Đakrông theo dõi 06 ô điều tra dự tính dự báo sâu bệnh hại rừng tại các xã Húc, Tân Thành, Khe Sanh.

+ Công tác cứu hộ, Bảo vệ động vật hoang dã:

Công tác cứu hộ động vật hoang dã thường xuyên được tăng cường. Kiểm lâm địa bàn đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về bảo vệ các loài động vật hoang dã và vận động nhân dân tham gia bảo vệ, đồng thời kiểm tra việc thực hiện các quy định bảo vệ động vật hoang dã trong nhân dân.

Trong năm đã bắt giữ và xử lý vi phạm hành chính 07 vụ vi phạm. Xử lý tịch thu: 30 cá thể/129,3 kg (Quý hiếm 17,31,5 kg); Vận động người dân tự nguyện giao nộp 04/8kg cá thể động vật rừng quý hiếm. Trong đó: Thả về môi trường tự nhiên: 22 cá thể/68 kg, Bán tịch thu sung qũy nhà nước: 10 cá thể/36,5 kg; Tổ chức tiêu hủy các cá thể động vật rừng đã chết: 02 cá thể/34,0 kg. Qua quá trình kiểm tra, xác minh phần lớn số động vật hoang dã có nguồn gốc ở Lào về, chuyển qua đường biên giới Việt - Lào vào Hướng Hoá, sau đó đưa về đồng bằng để tiêu thụ. Mặc dù lực lượng Kiểm lâm và các ngành chức năng thường xuyên kiểm tra, tổ chức ngăn chặn, phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm nhưng nạn buôn bán, vận chuyển vẫn xảy ra ngày càng tinh vi và phức tạp.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý rừng tự nhiên hiệu quả ở huyện hướng hóa, tỉnh quảng trị (Trang 68 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)