Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong nước và ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong nước và ở trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

1. Đề tài thứ nhất “Đánh giá thực trạng công tác thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của một số dự án trên địa bàn thị xã Từ Sơn - tỉnh Bắc Ninh”, luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm.

Đề tài nghiên cứu và đi đến một số kết luận sau:

Công tác bồi thường, GPMB trên địa bàn thị xã Từ Sơn còn chậm, hầu hết các dự án đều chia làm nhiều đợt;

Các dự án đều áp dụng thu hồi đất theo Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 và Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009;

Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp. Tuy nhiên công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được chú trọng dẫn đến người lao động nguy cơ mất việc làm;

Người dân có sự thay đổi trong lối sống theo hướng tích cực, văn minh hiện đại hơn, phù hợp với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

2. Đề tài thứ hai “Ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế người dân ở một số dự án tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Xuân Thành.

Đề tài nghiên cứu, đề cập đến những nội dung sau:

Thực trạng chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện tại 05 dự án nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.

Đưa ra những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Phân tích những tác động của quá trình thu hồi đất đến sinh kế của người dân.

Đề xuất giải pháp hoàn thiện nội dung và triển khai thực hiện chính sách bồi thường và hỗ trợ người dân bị thu hồi đất ở các dự án trên địa bàn thành phố Đồng Hới. Một số giải pháp hoàn thiện Luật đất đai 2003 về chính sách BT, HT trong thu hồi đất.

Trên cơ sở đó, đề tài đã đi đến những kết luận sau:

Nhà nước đã có nhiều đổi mới về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hướng ngày càng có lợi cho người bị thu hồi đất, nhưng thực tế vẫn có nhiều vấn đề vướng mắc cần giải quyết.

Sau thu hồi đất, lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động tự do cũng tăng cao, tiềm ẩn nguy cơ thất nghiệp, lao động là công nhân được tuyển dụng làm việc trong các dự án chưa đáp ứng được sự kỳ vọng của người dân như chủ đầu tư cam kết.

Việc xây dựng các khu đô thị đã tạo cho bộ mặt nông thôn được cải thiện đáng kể, nhiều hộ dân sau thu hồi đất đã có thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất, nhà cửa được sửa sang, xây dựng khang trang hơn, tài sản của các hộ gia đình cũng được mua sắm nhiều hơn, người dân cũng được hưởng lợi nhiều hơn từ các công trình cơ sở hạ tấng mới được đầu tư xây dựng.

Một số hộ dân giảm thu nhập khi bị thu hồi đất, do lao động chưa tìm kiếm được việc làm ổn định, nhiều người dân lo lắng về cuộc sống lâu dài vì thu nhập bấp bênh.

Cần có những giải pháp để triển khai thực hiện một cách đồng bộ, nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của người dân có đất bị thu hồi.

3. Đề tài thứ ba “Đánh giá ảnh hưởng của việc thực hiện chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng đến cuộc sống của người dân bị thu hồi đất tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, luận văn thạc sỹ của tác giả Đỗ Mạnh Tài.

Đề tài đi đến kết luận sau: UBND tỉnh Quảng Bình đã ban hành kịp thời các văn bản quy định, hướng dẫn về bồi thường, hỗ trợ và TĐC trên địa bàn. Nội dung văn bản cơ bản phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và có sự điều chỉnh phù hợp với từng thời điểm và tình hình thực tế của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số bất cập như chưa có quy định về chính sách bồi thường do hạn chế khả năng sử dụng đối với đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng sản xuất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp. Giá đất do UBND tỉnh ban hành thấp so với giá chuyển nhượng thực tế tại huyện Bố Trạch, tạo ra mức chênh lệch làm cho người dân cảm thấy bị thiệt thòi, đòi tăng tiền bồi thường, không bàn giao mặt bằng theo kế hoạch, làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu là bằng tiền và chi trả trực tiếp cho người dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai, chính sách bồi thường, GPMB còn chưa thường xuyên, đồng bộ, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm chưa được quan tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)