Tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và tại thành phố Đồng hới nói riêng

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 75)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình

3.1.3. Tình hình thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và tại thành phố Đồng hới nói riêng

3.1.3.1. Các văn bản được áp dụng

Ngoài những văn bản được nêu ở phần tổng quan về chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại Việt Nam, UBND tỉnh Quảng Bình còn ban hành và áp dụng những văn bản quy định chi tiết tùy vào tình hình thực tế của địa phương, cụ thể như sau:

Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh về việc quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Quyết định số 22/2013/QĐ-UBND ngày 16 tháng 10 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc sửa đổi, bổ sung một số điều về quy định chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ban hành kèm theo Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2010 của UBND tỉnh Quảng Bình;

Quyết định số 27/2013/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc quy định giá các loại đất và phân loại đường, vị trí, khu vực đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Quyết định số 01/2014/QĐ-UBND ngày 23 tháng 01 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành bảng giá các loại nhà, công trình xây dựng trên đất để bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình

Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2014 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc ban hành bảng giá các loại cây trồng, hỗ trợ nuôi trồng thủy sản, phần lăng, mộ và hỗ trợ di chuyển để bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Quyết định số 57/2005/QĐ-UBND ngày 16 tháng 11 năm 2005 của UBND tỉnh Quảng Bình quy định hạn mức giao đất ở và hạn mức công nhận diện tích đất ở cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;

Quyết định số 05/2008/QĐ-UBND ngày 29/5/2008 của UBND tỉnh Quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch; định mức đất xây dựng phần mộ trong nghĩa địa trên địa bàn tỉnh;

Quyết định số 01/2009/QĐ-UBND ngày 08/01/2009 của UBND tỉnh Quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

3.1.3.2. Tình hình tổ chức triển khai thực hiện

a) Về tổ chức được giao nhiệm vụ thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Thời kỳ trước khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP:

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Đồng Hới được giao cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thành phố thực hiện. Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thành lập theo Quyết định số 04/QĐ- UBND ngày 31/3/2006 của Chủ tịch UBND thành phố với các thành phần chủ yếu, gồm: Phó Chủ tịch UBND thành phố làm Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan Tài chính làm Phó Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng là đại diện Chủ đầu tư, đại diện cơ quan Tài nguyên và Môi trường, đại diện cơ quan Quản lý đô thị, đại diện UBND cấp xã nơi có đất bị thu hồi, đại diện của những hộ gia đình bị thu hồi đất.

Để giúp việc cho Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, UBND thành phố quyết định thành lập Tổ công tác với các thành phần gồm: Lãnh đạo UBND xã, phường nơi có đất bị thu hồi, đại diện phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Quản lý đô thị; đại diện Mặt trận Tổ quốc nơi có đất thu hồi và đại diện chủ đầu tư để thực hiện công tác kiểm kê, đo đạc, xác định cụ thể diện tích đất bị thu hồi và tài sản bị thiệt hại (Tổ công tác) lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của UBND tỉnh; chịu trách nhiệm về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; có trách nhiệm hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác của thành phố hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm, chỉ được thành lập khi có dự án và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Thời kỳ sau khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP:

UBND tỉnh Quảng Bình đã kiện toàn lại các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, GPMB trên địa bàn các thành phố, thị xã, huyện trên toàn tỉnh. Hiện nay tỉnh Quảng Bình đã thành lập Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và 08 Trung tâm Phát triển quỹ đất cấp huyện.

Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đồng Hới được thành lập theo Quyết định số 772/QĐ-UBND ngày 07/4/2011 của UBND thành phố. Hiện nay Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đồng Hới có 15 cán bộ, công nhân viên trong đó có 12 biên chế, 03 hợp đồng. Có 9 đảng viên. Trình độ chuyên môn: 14 đại học, cao đẳng, 01 Thạc sĩ. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng được yêu cầu công tác.

Trung tâm Phát triển quỹ đất thành phố Đồng Hới hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, có chức năng giúp UBND

thành phố trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho các dự án được UBND thành phố giao, thực hiện công tác xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển quỹ đất, đấu giá quyền sử dụng đất, đồng thời thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do các đơn vị hợp đồng thực hiện chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp toàn diện của UBND thành phố, đồng thời chịu sự hướng dẫn nghiệp vụ của các sở, ngành trong tỉnh đối với các hoạt động liên quan.

Trung tâm Phát triển quỹ đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập theo Quyết định số 1070/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND tỉnh. Hiện nay Trung tâm có 53 cán bộ, công nhân viên, trong đó, có 09 người có trình độ Thạc sĩ, 37 Đại học, 06 Cao đẳng. Trung tâm được UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư và thực hiện nhiệm vụ GPMB các công trình tạo quỹ đất lớn của tỉnh, ngoài ra Trung tâm cũng thực hiện GPMB các công trình HTKT khác trên địa bàn toàn tỉnh. Trung tâm hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, thuộc sự quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trưởng tỉnh Quảng Bình.

b) Về trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Thời kỳ trước khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Đồng Hới được gồm những bước sau:

Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án và quyết định thu hồi đất;

Bước 2: Thành lập Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và Tổ công tác giúp việc cho Hội đồng;

Bước 3: Thông báo quyết định thu hồi đất;

Bước 4: Kiểm kê diện tích đất, tài sản trên đất của từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đất bị thu hồi;

Bước 5. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Bước 6. Thẩm định và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Bước 7: Thông báo và thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trực tiếp đến từng đối tượng bị thu hồi đất;

Bước 8: Bàn giao đất đã thực hiện chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Thời kỳ sau khi có Nghị định số 69/2009/NĐ-CP;

Trình tự thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn thành phố Đông Hới được thực hiện gồm những bước sau:

Bước 1. Thông báo thu hồi đất;

Bước 2. Khảo sát, lập phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Bước 3. Lập phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Bước 4. Thẩm định hồ sơ thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Bước 5. Quyết định thu hồi đất đối với chủ sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư;

Bước 6. Quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Bước 7. Tổ chức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư;

Bước 8. Bàn giao đất.

c) Về kết quả thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư

Trong những năm qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình tăng khá nhanh, nhu cầu sử dụng đất phát triển công nghiệp dịch vụ, đô thị và hạ tầng kinh tế - xã hội ngày càng tăng. Việc thu hồi đất phục vụ những mục đích trên được xây dựng theo kế hoạch thu hồi đất hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt trước khi thực hiện, cụ thể:

Thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ

Trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005 đến 2009 có 51 dự án, công trình thu hồi đất để phát triển công nghiệp, dịch vụ, số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất 944 hộ, diện tích đất thu hồi 6.798.548,4 m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 6.385.427,8 m2. Tiền bồi thường hỗ trợ 24.320.474,6 ngàn đồng, trong đó tiền bồi thường 19.764.120,7 ngàn đồng. Các dự án thu hồi đất chủ yếu phục vụ mục đích xây dựng các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở kinh doanh. Đối với những dự án phát triển kinh tế không thuộc trường hợp thu hồi đất thì chủ đầu tư tự nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc thoả thuận với người dân và xin chuyển mục đích để thực hiện dự án theo quy định. Trong thời gian tới, cùng với phát triển Khu Kinh tế Hòn La, mở rộng khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và thành lập khu công nghiệp Cam Liên, khu công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu thì các dự án thu hồi đất để phục vụ các mục đích trên sẽ tăng cả về số lượng và quy mô.

Thu hồi đất để phát triển các khu đô thị, khu dân cư

Từ năm 2005 đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 13 dự án thu hồi đất để xây dựng các khu đô thị, khu dân cư. Số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất là 304 hộ, diện tích đất thu hồi 518.731,6 m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 478.948,5 m2; tiền bồi thường, hỗ trợ 82.689.511,3 ngàn đồng, trong đó tiền bồi thường 81.551.536,7 ngàn đồng. Các dự án thu hồi đất nói trên chủ yếu phục vụ mục đích xây dựng các khu dân cư, khu tái định cư.

Thu hồi đất để phát triển hạ tầng

Từ năm 2005 đến năm 2009, trên địa bàn tỉnh có 213 dự án thu hồi để để phục vụ mục đích phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội. Số hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất 11.523,0 hộ, diện tích đất thu hồi 15.949.944,2 m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi 14.651.817,2 m2; tiền bồi thường, hỗ trợ 256.641.807,5 ngàn đồng, trong đó tiền bồi thường 232.779.597,8 ngàn đồng. Quảng Bình là địa phương đang gặp nhiều khó khăn về điều kiện hạ tầng kinh tế - xã hội so với nhiều tỉnh trong toàn quốc, do đó thời gian qua tỉnh đang tập trung đầu tư các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là đối với khu vực nông thôn, miền núi khó khăn.

Đối với thành phố Đồng Hới: Cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, những năm qua trên địa bàn thành phố các dự án đầu tư đang gia tăng về số lượng và quy mô diện tích, đặc biệt là các dự án phát triển hạ tầng. Trong quá trình thực hiện, Uỷ ban nhân dân thành phố đã tập trung chỉ đạo các ban ngành liên quan vừa áp dụng, vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của người có đất bị thu hồi.

Từ tháng 01 năm 2006 đến 30 tháng 12 năm 2011 trên địa bàn thành phố Đồng Hới có 356 dự án đầu tư với diện tích thu hồi của các hộ gia đình và đất công ích của các xã, thị trấn là 725,9 ha, chủ yếu là thu từ đất nông nghiệp. Có 170 dự án đầu tư theo hình thức nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và 186 dự án thuộc hình thức đơn vị tự thỏa nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Nhà nước cho thuê đất).

Các dự án nhóm này thường có quy mô vừa phải ít có ảnh hưởng đến sinh kế người dân trên địa bàn [35].

Trong vòng 03 năm trở lại đây (2012-2014) trên địa bàn thành phố Đồng Hới triển khai thực hiện nhiều dự án phát triển cơ sở hạ tầng quan trọng. Do vậy công tác bồi thường, GPMB đã đạt được kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau: Trong 3 năm, UBND thành phố Đồng Hới đã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho 142 công trình, dự án với chi phí bồi thường lên đến 380 tỷ đồng, đặc biệt trong năm 2014 phê duyệt cho 65 công trình với giá trị 268 tỷ đồng [2].

Một số công trình trọng điểm trong thời gian qua mà UBND thành phố đã hoàn thành công tác GPMB: Công trình Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị phía Bắc đường Lê Lợi, HTKT khu dân cư phía Nam đường Nguyễn Hữu Cảnh, HTKT phía Tây sông cầu Rào, HTKT khu dân cư Bắc đường Trần Hưng Đạo, HTKT khu dân cư phía Tây đường Hữu Nghị, các công trình thuộc Dự án vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới, dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A ...

Nhìn chung, thời gian qua đại bộ phận nhân dân thành phố Đồng Hới đã ý thức được chủ trương công nghiệp hoá, đô thị hoá, nên đã đồng tình và ủng hộ việc thu hồi đất của Nhà nước. Tuy nhiên, quá trình giải phóng mặt bằng, đa số đều gặp vướng mắc

do các hộ không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và không bàn giao mặt bằng đúng thời gian để thực hiện.

Nhận thức được những khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, thời gian qua, UBND thành phố đã chỉ đạo các phòng ban chuyên môn, Trung tâm Phát triển quỹ đất và các xã, phường tập trung tháo gỡ vướng mắc. Mặt trận và các tổ chức đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác tuyên truyền vận động, nên kết quả thực hiện giải phóng mặt bằng của thành phố Đồng Hới là đáng khích lệ, được tỉnh đánh giá là một trong những đơn vị làm tốt công tác giải phóng mặt bằng trên địa bàn tỉnh.

Quá trình thực hiện công tác bồi thường năm 2014 trên địa bàn thành phố, 02 đơn vị Trung tâm Phát triển quỹ đất đã có nhiều cố gắng, tập trung nhiều thời gian để giải quyết, đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn những tồn tại, vướng mắc như sau:

+ Công tác GPMB tại một số dự án còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu và tiến độ đề ra, hầu hết các dự án kéo dài thời gian thực hiện do có nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện như các hộ gia đình khiếu nại, khiếu kiện về xác định đất và tài sản trên đất, các hộ dân không chịu nhận tiền nhằm gây khó khăn cho công tác bồi thường vì cho rằng giá bồi thường về đất và tài sản trên đất quá thấp so với giá thị trường, bên cạnh đó một số dự án chưa đủ kinh phí để bồi thường cho nhân dân dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng chậm tiến độ so với kế hoạch

+ Xác định loại đất được bồi thường khi thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân sử dụng thửa đất hình thành trước ngày 18/12/1980. Căn cứ xác nhận nguồn gốc thửa đất để bồi thường hỗ trợ là giấy CNQSDĐ, thực tế có nhiều thửa đất chưa được cấp giấy CNQSDĐ. Trong quá trình canh tác thửa đất được mở rộng hay những thửa đất hoang được người dân khai hoang mà không có xác nhận của địa phương. Vì vậy việc xác định nguồn gốc thửa đất rất khó khăn. Những hộ sử dụng đất có nguồn gốc sau ngày 18/12/1980 và không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc trong giấy tờ không ghi rõ diện tích đất ở và đất vườn thì đất ở được xác định theo hạn mức đất ở tại địa phương vào thời điểm có quyết định thu hồi đất nên đất thổ cư thu hồi chủ yếu là đất vườn.

Người dân lại hiểu sai cho đó là đất ở nên phương án bồi thường ban đầu không được người dân chấp thuận làm chậm tiến độ thực hiện dự án

+ Người dân vẫn không chịu nhận tiền bồi thường vì họ cho rằng giá bồi thường còn quá thấp nhiều lần so với thực tế. Do đó người dân đòi hỏi phải tăng giá bồi thường cao hơn nhưng đây là vấn đề bất khả kháng vì Trung tâm Phát triển quỹ đất làm theo quy định của Nhà nước trong đó Bảng giá đã được UBND tỉnh phê duyệt, quy định về giá bồi thường đất đai, cây cối và hoa màu. Vì vậy việc thuyết phục, giải thích cho người dân hiểu về công tác bồi thường và để người dân nhận tiền là công việc khó khăn.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của một số dự án trên địa bàn thành phố đồng hới, tỉnh quảng bình (Trang 69 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)