CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sinh kết của người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 38)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

* Kinh nghiệm một số nước trên thế giới - Trung Quốc

Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê nhà nước Trung Quốc, tính đến năm 2008, số dân sống ở thành phố, thị trấn ở Trung Quốc là 607 triệu người, tốc độ ĐTH từ 7,3% năm 1949 đã lên 45,68% năm 2008, tăng hơn sáu lần. Số thành phố từ lúc nước Trung Hoa mới được thành lập là 132, đến năm 2008 tăng lên tới 655 thành phố.

Thời kỳ đầu nước Trung Hoa mới ra đời lác đác chỉ có vài thành phố lớn. Đến năm 2008, số thành phố có số dân hơn một triệu người là 122; thành phố có số dân từ 500 nghìn đến một triệu là 118. Đồng thời với sự phát triển của các thành phố lớn là các khu thị trấn cũng phát triển mạnh, phá vỡ hệ thống phân chia giữa thành thị và nông thôn. Tính đến cuối năm 2008, cả nước có 19.234 thị trấn, dân số tại các thành phố thị trấn nhỏ chiếm tỷ lệ tổng dân số tại các thành phố, thị trấn từ 20% năm 1978 đã tăng lên hơn 45%. Ba quần thể thành phố lớn: Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc, khu Tam giác sông Trường Giang và Tam giác sông Châu Giang, sử dụng không tới 3%

diện tích đất trong cả nước, tập trung khoảng 14% dân số trên cả nước, tạo nên 42%

tổng GTSX trong nước. Trung Quốc đã bước đầu hình thành hệ thống thành phố, thị trấn lấy thành phố lớn làm trung tâm, thành phố vừa và nhỏ làm nòng cốt, thành phố, thị trấn nhỏ làm cơ sở phát triển nhịp nhàng theo nhiều cấp độ, đi theo con đường phát triển ĐTH đặc sắc Trung Quốc.

Từng bước nâng cao trình độ ĐTH, thúc đẩy kinh tế khu vực tiếp tục phát triển.

Cơ cấu ngành nghề của các khu đô thị được nâng cao chất lượng, hàng loạt các tập đoàn xí nghiệp xuyên quốc gia đã lập cơ sở tại các khu đô thị, các cửa hàng liên kết thương nghiệp, siêu thị... đã tràn về các khu phố lớn và ngõ nhỏ, đã thúc đẩy mạnh mẽ thị trường thành thị và nông thôn phát triển.

60 năm phát triển ĐTH đã làm cho các công trình công cộng liên quan đời sống của người dân Trung Quốc phát triển từ không đến có, từ yếu đến mạnh. Hiện nay, hệ thống giao thông của Trung Quốc được cải thiện tương đối mạnh. Đến cuối năm 2008, tổng chiều dài đường quốc lộ ở Trung Quốc đã đạt tới 3,73 triệu km, gấp 46 lần so với thời kỳ đầu nước Trung Hoa mới thành lập; 97,8% số thôn hành chính trong cả nước đã có đường quốc lộ đi qua. Bình quân đầu người sử dụng nước sạch trong sinh hoạt từ 38 lít được nâng lên 178 lít, tỷ lệ dùng nước sạch phổ cập từ 42% lên 95%. 67,4% số thôn làng trong cả nước đã có nguồn nước máy sử dụng. Cả nước có hơn 230 thành phố thiết lập đường ưu tiên cho xe công cộng hoặc đường cho xe chuyên dụng. Việc đi lại bằng xe công cộng, tàu điện ngầm đã dần dần trở thành ưu tiên lựa chọn của rất nhiều cư dân sống ở thành phố.

Mức thu nhập của người dân được tăng lên rõ ràng. Mức sinh hoạt của người dân thành thị và nông thôn, môi trường sống được cải thiện cơ bản. Năm 2008 bình quân thu nhập đầu người của cư dân thành phố thị trấn trong cả nước đạt 15.781 nhân dân tệ, so với năm 1949 tăng gấp 157,8 lần. Trước đây, các khu nhà ở phần lớn là những khu nhà chung nhiều hộ, gác xép, nhà mái tranh, thì ngày nay đã mọc lên các đơn nghiên cao tầng, khu chung cư hiện đại. Đến năm 2011, Trung Quốc sẽ cơ bản giải quyết vấn đề nhà ở cho mười triệu gia đình ở thành phố hiện nay có thu nhập thấp gặp khó khăn về nhà ở [13].

Để giải quyết vấn đề sinh kế và nâng cao thu nhập cho những người bị thu hồi đất trong quá trình phát triển công nghiệp và ĐTH, nhà nước Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp sau đây:

- Phát triển các doanh nghiệp địa phương để thu hút việc làm. Các doanh nghiệp địa phương đóng vai trò chính trong việc thu hút lao động dôi dư ở nông thôn. Nhà nước khuyến khích đầu tư và tham gia đầu tư cùng với tư nhân vào khu vực phi nông nghiệp để thúc đẩy ra đời và phát triển các doanh nghiệp địa phương.

Trung Quốc đã xây dựng thành công hai mô hình công nghiệp hoá nông thôn là mô hình doanh nghiệp tư nhân ở phía nam tỉnh Giang Tô và mô hình doanh nghiệp tập thể ở thành phố Văn Châu. Mô hình doanh nghiệp tư nhân tuy còn thiếu sự tích luỹ vốn ban đầu, nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển công nghiệp, tạo việc làm ở nông thôn. Do tốc độ tăng trưởng cao của các doanh nghiệp địa phương nên đã có rất nhiều cơ hội việc làm cho lực lượng lao động dôi dư. Việc khuyến khích xây dựng các doanh nghiệp địa phương không chỉ góp phần quan trọng trong giải quyết việc làm tại chỗ, mà còn góp phần giảm sức ép về việc làm ở các đô thị lớn.

- Có hai cách để giải quyết việc làm cho lao động dư thừa trong nông thôn trong đó có cả những người bị thu hồi đất, đó là chuyển họ sang các ngành công nghiệp và dịch vụ ở các vùng nông thôn hoặc chuyển họ đến các thành phố. Năm 1995, cả nước có khoảng 60 triệu lao động nông thôn tìm kiếm việc làm ở các đô thị và hầu hết trong số họ gia nhập vào đội ngũ dân số trôi nổi ở các thành phố lớn. .Nếu tính chung trong những năm 1990, thì số người dân rời bỏ sản xuất nông nghiệp đi tìm việc làm ở nơi khác đã lên tới trên 200 triệu người. Tình trạng này nếu không được giải quyết thì nhất định sẽ làm phát sinh rất nhiều vấn đề như quá tải hệ thống giao thông, phá vỡ các dịch vụ xã hội, trong khi đó thị trường lao động ở các thành phố đã gần như bão hoà.

Trung Quốc đã triển khai xây dựng các đô thị qui mô vừa và nhỏ. Giải pháp này không chỉ tạo ra nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm cho lao động, giảm bớt lượng người nhập cư vào các thành phố lớn, mà còn góp phần tối đa hoá việc phân bổ các nguồn lực ở các khu vực, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Nó dễ được người nông dân tiếp nhận và hưởng ứng hơn là ngay lập tức để họ vào sống và làm việc ở các đô thị lớn.

Đến nay, Trung Quốc đã có nhiều mô hình về xây dựng đô thị nhỏ. Nhiều đô thị nhỏ đã trở thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ, giải trí cũng như giáo dục và thông tin. Ví dụ, Sinh Ký, một đô thị mới ở tỉnh Giang Tô, đã thu hút và phát triển 118 doanh nghiệp vừa và nhỏ, năm 1991 giá trị sản lượng của đô thị này đạt 2,8 tỷ nhân dân tệ, nếu tính bình quân đầu người thì đạt mức 6.000 USD, cao hơn giá trị sản lượng bình quân đầu người của Hàn Quốc trong cùng thời kỳ. Một ví dụ khác là đô thị Long Cương ở tỉnh Chiết Giang, được thành lập ở vùng nông thôn vào năm 1984. Chỉ sau 2 năm, nông dân địa phương đã xây dựng nó trở thành một đô thị với 27 tuyến phố, diện tích xây dựng xấp xỉ 1 triệu m2 và dân số 30.000 người với tổng chi phí 160 triệu nhân dân tệ, trong đó chỉ có 9 triệu nhân dân tệ do Nhà nước hỗ trợ. Năm 1993, thành phố này đã thu hút được số dân 130.000 người và giá trị sản lượng hàng năm khoảng 800 triệu nhân dân tệ. Ngoài ra, Trung Quốc còn chủ trương phát triển các đô thị mới.

Chúng được xây dựng nằm giữa các thành phố lớn và vừa với khu vực nông thôn, như các thành phố Hạ Môn, Quảng Châu, Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân, Vũ Hán và Thẩm Quyến. Nhờ những giải pháp này, Trung Quốc đã giải quyết được việc làm cho vài trăm triệu người; nó không chỉ tạo ra sự “cất cánh” của công nghiệp hoá nông thôn Trung Quốc mà còn tạo ra cơ hội việc làm cho lao động dư thừa trong quá trình công nghiệp hoá và ĐTH [20].

- Hàn Quốc

Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc.

Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chẳng hạn như thành phố Un-xan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc. Việc xây dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏi những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoá nhanh như ở châu Á và châu Phi.

ĐTH ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quả trực tiếp của quá trình này. Sau 5 năm đầu thực hiện ĐTH nhanh chóng, các thành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước. Chỉ trong vòng 15 năm (1975-1990), các thành phố vệ tinh của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông- bu, An-yang, Bu-chon) với số dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành

phố Koan-mi-ung, Koa-che-on, Ku-ri, Si-hung, Kun-po, I-oan, Ha-nam) với dân số là 13.431 người. Đây là một kỳ tích mà chưa quốc gia châu Á nào đạt được. Các thành phố vệ tinh của Xơ-un nằm cách trung tâm 40km, được nối bằng hệ thống tàu điện ngầm và đường cao tốc. Cho đến năm 1990, 45% dân số của Hàn Quốc tập trung sống ở vùng đô thị Xơ-un. Những khu định cư mới dành cho tầng lớp trung lưu được hình thành xung quanh Xơ-un từ sau năm 1980 như vùng Bun-dang, I-li-xan, Py-ung-chon, hình thành nên một khuynh hướng mới trong việc sử dụng các chung cư cao tầng.

Quá trình công nghiệp hóa và ĐTH ở Hàn Quốc đã có những tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường, đến quá trình ĐTH nông thôn và tỷ lệ dân cư đô thị, đánh dấu trình độ văn minh hóa của đất nước. Kinh tế đô thị phát triển đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế nông nghiệp và nông thôn ven đô của các đô thị lớn. Cơ cấu kinh tế nông thôn được chuyển dịch theo hướng gia tăng tỷ trọng dịch vụ và các ngành phi nông nghiệp. Điều này góp phần điều chỉnh cơ cấu các ngành kinh tế của các đô thị lớn theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp, tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ trong giá trị tổng sản phẩm quốc nội. Các đô thị là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, thúc đẩy tỷ trọng GDP ngày càng tăng. Chỉ tính riêng một số vùng đô thị lớn như Xơ-un, Pu-san và Kung-nam đã cung cấp 66% vào GDP chung của cả nước.

Hàn Quốc đã đạt được những thành tựu đáng kể: xây dựng và phát triển những khu đô thị lớn, trung tâm công nghiệp khổng lồ với hơn 88% dân số sống ở đô thị.

Đi cùng với tốc độ ĐTH ở Hàn Quốc là sự gia tăng dân số tại các thành phố lớn như Xơ-un (năm 1960 tăng 2.445 người, đến năm 1990 tăng 10.613 người), Pu-san (những con sô tương ứng là 1.163 người, và 3.798 người), Ti-gu (là 676 người, và 2.229 người); các thành phố còn lại có tốc độ tăng dân số đô thị từ 3 đến 5 lần kể từ năm 1970.

ĐTH bền vững góp phần vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo, gia tăng xã hội hóa giáo dục, dịch vụ y tế và văn hoá xã hội, mở rộng quy mô và chất lượng của hệ thống cơ sở hạ tầng ở nông thôn. Hàn Quốc đạt được những thành công nhất định như vậy, trước hết phải kể đến vai trò chỉ đạo của chính phủ trong việc tập hợp mọi nguồn lực trong nước cho công cuộc ĐTH đất nước. Thứ hai là những chiến lược phát triển cụ thể được vạch định phù hợp với khả năng của từng địa phương, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng kinh tế, lấy mục tiêu tăng trưởng và xuất khẩu làm nhiệm vụ trọng tâm của mọi kế hoạch kinh tế. Thứ ba là vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống đã tạo nên một đội ngũ lao động giỏi, tính kỷ luật cao, một nền công nghiệp đồ sộ có cơ cấu quản lý chuyên biệt.

Từ thực tiễn của Hàn Quốc rút ra kinh nghiệm : Phát triển công nghiệp song song với đầu từ phát triển nông nghiệp. Như vậy vừa thực hiện được CNH – HĐH đất nước vừa đảm bảo được an ninh lương thực [12].

- Tình hình thực tiễn tại Việt Nam

Sau hơn 20 năm đổi mới, quá trình ĐTH ở Việt Nam đã diễn ra mạnh mẽ. Theo số liệu của Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng, 2010), hệ thống đô thị quốc gia đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và chất. Năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị, năm 2000 con số này là 649, năm 2003: 656, năm 2010: 755, trong đó có 02 đô thị đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 10 đô thị loại I, 12 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 50 đô thị loại IV và 634 đô thị loại V, chiếm 84%.

Các điểm đô thị có mặt trên khắp lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên quá trình ĐTH diễn ra không đồng đều. Các vùng phía Bắc có tỷ lệ dân số đô thị ít hơn hẳn so với vùng phía Nam. Mức độ ĐTH tăng lên ở việt Nam trong thập niên đầu của thế kỷ 21 gắn liền với quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội của xã hội việt Nam trong thời kỳ này. Theo Tổng Điều tra Dân số 2009, các trung tâm đô thị được phân bố theo quy mô như sau: loại có từ 2.000.000 dân đô thị trở lên có 2 thành phố (33,9% tổng số dân đô thị); các đô thị có từ 500.000 dân - < 2.000.000 dân chiếm 12% tổng dân số đô thị, với 4 thành phố; số đô thị có từ 200.000 - 500.000 dân là 9 (8,7% tổng dân số đô thị); và số đô thị có từ 100.000 - < 200.000 dân là 17 (10,2% tổng dân số đô thị). So với tổng điều tra dân số trước đây, số lượng đô thị có quy mô dân số như vừa nêu đều tăng thêm và tỷ trọng dân số đô thị của các đô thị lớn đã tăng lên rõ rệt, cho thấy một xu hướng tập trung dân cư ở các đô thị lớn.

Trong những năm tới, đô thị hoá tiếp tục phát triển nhanh. Theo quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 7/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050, Năm 2015 tổng số đô thị cả nước đạt khoảng trên 870 đô thị, trong đó, đô thị đặc biệt là 02 đô thị; loại I là 9 đô thị, loại II là 23 đô thị, loại III là 65 đô thị, loại IV là 79 đô thị và loại V là 687 đô thị. Năm 2025, tổng số đô thị cả nước khoảng 1000 đô thị, trong đó, đô thị từ loại I đến đặc biệt là 17 đô thị, đô thị loại II là 20 đô thị; đô thị loại III là 81 đô thị; đô thị loại IV là 122 đô thị, còn lại là các đô thị loại V”. Các loại hình đô thị vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ vẫn chiếm ưu thế [22].

* Các vấn đề phát sinh trong quá trình ĐTH ở Việt Nam

Vấn đề di dân từ nông thôn ra thành thị dẫn đến mật độ dân số ở thành thị tăng cao: quá trình đô thị hoá nhanh cùng với sự thay đổi điều kiện sống đã làm cho một bộ phận dân cư ở nông thôn di cư mạnh ra các đô thị. Số dân cư sống ở thành thị tăng đột biến với mật độ dân cư dày đặc gây mất cân đối giữa thành thị và nông thôn, đồng thời đặt ra những vấn đề nan giải về giải quyết công ăn việc làm, thất nghiệp tại chỗ, nhà ở và tệ nạn xã hội làm cho trật tự xã hội ven đô ngày càng thêm phức tạp.

Tình trạng thất học, thất nghiệp và phân hoá giàu nghèo: trong quá trình hội nhập và phát triển, người dân đô thị cần có trình độ văn hoá tay nghề cao để tiếp cận

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sinh kết của người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)