CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐTH ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
3.4.3. Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn tài chính
3.4.3.1. Diện tích đất thu hồi và số tiền đền bù hỗ trợ trong quá trình ĐTH của các nhóm hộ điều tra
Nguồn lực đầu tiên phải kể đến của hộ nông dân sau khi bị thu hồi đất là khoản tiền đền bù. Số tiền này rất lớn so với thu nhập trong năm trước của hộ nhất là những hộ bị mất nhiều đất. Số tiền đền bù bao gồm tiền đền bù đất, tiền hỗ trợ học nghề, tiền hỗ trợ ổn định đời sống. Nhận tiền đền bù sau khi bị thu hồi đất đã làm cho khả năng tài chính của hộ tăng lên. Kết quả điều tra về diện tích đất bị thu hồi, số tiền đền bù, hỗ trợ và cách sử dụng số tiền đó của các nhóm hộ đươc trình bày qua bảng 3.20.
Bảng 3.20. Kết quả điều tra về thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ của nhóm hộ điều tra
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng
1 Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi m2 111.993
2 Tổng số tiền đền bù, hỗ trợ Tỷ đồng 6,72
3 Bình quân tiền đền bù, hỗ trợ/hộ Triệu đồng 74,628 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Số tiền đền bù bình quân 1 hộ được nhận là 74,628 triệu đồng, hộ nhiều nhất nhận được 180 triệu đồng, hộ thấp nhất nhận được 18,8 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ thậm chí rất lớn với một hộ nông dân khi mà sản xuất nông nghiệp lúc chưa mất đất trong một năm chỉ đạt xấp xỉ 15 triệu đồng.
3.4.3.2. Việc sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ của các nhóm hộ điều tra
Kết quả điều tra về cách sử dụng số tiền đền bù, hỗ trợ của các nhóm hộ đươc trình bày qua bảng 3.21.
Bảng 3.21. Phương thức sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ của các hộ dân
Stt Chỉ tiêu
Tiền đền bù, hỗ trợ Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
1 Tổng số tiền đền bù, hỗ trợ 6.716,560 100
2 Đầu tư sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông nghiệp 235,00 3,50
3 Xây dựng, sửa chữa nhà ở 3.714,120 55,30
4 Mua sắm đồ dung 946,500 14,09
Stt Chỉ tiêu
Tiền đền bù, hỗ trợ Số lượng
(triệu đồng)
Tỷ lệ (%)
5 Gởi tiết kiệm 408,000 6,07
6 Học hành 227,500 3,39
7 Chữa bệnh 525,000 7,82
8 Chi tiêu hàng ngày 560,625 8,35
9 Mục đích khác 99,815 1,49
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Kết quả ở bảng 3.21 và hình 3.11 cho thấy: có tới 55,30% số tiền đền bù được sử dụng để xây dựng, sửa chữa nhà cửa; 14,09% số tiền sử dụng cho việc mua sắm đồ dùng như tivi, tủ lạnh, xe máy, điều hoà, bếp ga, điện thoại di động...; gởi tiết kiệm 6,07%; 7,82% số tiền dùng để chữa, khám bệnh; chi tiêu hàng ngày 8,35%; 3,5% tiền đền bù hỗ trợ để tiếp tục đầu tư sản xuất phi nông nghiệp như xây dựng nhà trọ cho thuê, cửa hàng tập hoá, dịch vụ ăn uống...; hay 3,39% đầu tư cho con cái học hành trong đó có cả học nghề là rất thấp, chi khác chỉ chiếm 1,49%.
3,5%
55,3%
14,09%
6,07%
3,39%
7,82% 8,35%
1,49%
0 10 20 30 40 50 60
Đầu t ư sản xuất
Xây dựng,
sữa chữa nhà ở
Mua sắm
đồ dùng
Gởi t iết kiệm
Học hành
Chữa bệnh
Chi t iêu hàng ngày
Mục đích khác
Hình 3.11. Phương thức sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ của các hộ dân
Mặc dù đa số hộ bị thu hồi hết đất sản xuất nhưng việc sử dụng tiền đền bù hỗ trợ của các nhóm hộ điều tra nhìn chung là chưa hợp lý. Khi nhận được tiền đền bù các hộ dân đều đầu tư vào xây dựng, sửa chữa nhà cửa, có một số gia đình còn vay mượn thêm để xây dựng nhà to, đẹp hơn. Việc quan tâm đầu tư vào sản xuất kinh doanh, học nghề rất thấp so với số tiền sử dụng để xây dựng, cải tạo nhà cửa hay mua sắm đồ dùng.
3.4.3.3. Thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước và sau thu hồi đất
Thu nhập của các nhóm hộ điều tra trước thu hồi đất: Thu nhập của các nhóm hộ trước khi thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.22.
Bảng 3.22. Thu nhập của các hộ điều tra trước thu hồi đất
(Đvt: Triệu đồng/năm)
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung
SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ (%) Thu nhập BQ/hộ 26,37 100 24,25 100 24,26 100 24,96 100 Thu từ SX n.nghiệp 11,86 44,9 12,05 49,6 12,10 49,7 11,97 48,0 Thu từ buôn bán nhỏ 3,76 14,2 3,52 14,5 3,20 13,2 3,49 14,0 Thu từ l.động tự do 4,92 18,7 4,33 17,9 4,60 18,9 4,62 18,0
Thu từ trợ cấp 0,0 0,0 0,18 0,7 0,0 0,0 0,06 0,3
Thu từ phiNN khác 1,20 4,6 0,80 3,3 0,66 2,5 0,87 3,9 Thu từ làm cg.nhân 2,88 10,9 3,0 12,4 3,80 15,7 3,23 13,0
Thu khác 1,76 6,7 0,40 1,7 0,0 0,0 0,72 2,8
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Theo bảng 3.22, trước thu hồi đất bình quân 1 hộ thu nhập khoảng 24,96 triệu đồng, trong đó có đến 48,0% tổng thu nhập là từ sản xuất nông nghiệp. Tiếp theo đó là các nguồn thu từ lao động làm công ăn lương chiếm 18,00% tổng thu nhập; công nhân nhà máy xí nghiệp chiếm 13,00%; buôn bán nhỏ chiếm 14,00%; Thấp nhất là nguồn thu từ các ngành nghề (phi nông nghiệp khác) chỉ chiếm 3,90% tổng thu nhập. Bình quân thu nhập/lao động/tháng vào khoảng hơn 1 triệu đồng.
Thu nhập của các nhóm hộ điều tra sau thu hồi đất: Kết quả điều tra về thu nhập của các nhóm hộ sau khi thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.23.
Bảng 3.23. Thu nhập của các hộ điều tra sau thu hồi đất
(Đvt: Triệu đồng/năm)
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung
SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ (%) Thu nhập BQ/hộ 29,25 100 32,03 100 28,71 100 29,99 100 Thu từ SX n.nghiệp 2,26 7,7 6,05 18,9 6,91 24,1 5,08 16,9 Thu từ buônbán nhỏ 5,99 20,5 6,48 20,2 5,60 19,5 6,03 20,1 Thu từ l.động tự do 11,67 39,9 10,08 31,5 7,74 26,9 9,83 32,8 Thu từ các trợ cấp 0,10 0,3 0,42 1,3 0.0 0,0 0,17 0,6 Thu từ phi NN khác 0,0 0,0 0,80 2,5 0,60 2,1 0,47 1,5 Thu từ làm cg.nhân 5,86 20,1 8,20 25,6 7,87 27,4 7,31 24,4
Thu khác 3,36 11,5 0,0 0,0 0,0 0,0 1,12 3,8
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ) Nhìn vào bảng 3.23 và hình 3.12 cho thấy có sự dịch chuyển khá lớn giữa các nguồn thu nhập. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp của nhóm 1 trước thu hồi đất là 44,90% sau khi thu hồi đất chỉ còn lại 7,70% trong tổng thu nhập của hộ. Nhóm 2 cũng chỉ còn 18,90% trong tổng thu nhập (trước thu hồi đất tỷ lệ này là 46,90%). Điều này là do mất đất sản xuất, thu nhập từ trồng trọt giảm hẳn, bên cạnh đó thu từ chăn nuôi cũng giảm mạnh. Nhiều hộ trước đây nuôi rất nhiều lợn, trâu bò, gà vịt nhưng hiện nay chỉ còn nuôi một ít lợn và gà vịt hoặc bỏ hẳn không chăn nuôi nữa do diện tích đất bị thu hẹp không có diện tích để chăn thả đồng thời nguồn lương thực giảm.
Một số nguồn thu nhập khác đều tăng mạnh như: thu nhập từ đi làm công ăn lương chiếm 32,81%; công nhân nà máy xí nghiệp 24,40%. Trong khi đó ngành buôn bán nhỏ, dịch vụ lại tăng không đáng kể 20,10% trong tổng thu nhập (trước thu hồi đất chiếm 14%).
Theo bảng 3.23, trong tổng thu nhập, thu nhập lao động làm công ăn lương của nhóm 1 chiếm 39,90%; nhóm 2 chiếm 31,51%; nhóm 3 chiếm 26,90%. Trong đó nhóm 1 có tỷ lệ chiếm cao nhất trong 3 nhóm, điều này là do nhóm 1 các hộ nông nghiệp gần như bị thu hồi hết đất sản xuất cho nên có nhiều lao động nông nghiệp đã chuyển sang đi làm công ăn lương để có thể ổn định cuộc sống và duy trì mức thu nhập trước đây.
11,5%
6,7%
39,9%
0,0%
20,1%
0,3%
20,5%
7,7%
10,9%
4,6%
0,0%
18,7%
14,2%
44,9%
1,3% 0,0%
20,2%
3,3%
17,9%
25,6%
2,5%
31,5%
18,9%
1,6%
12,4%
0,7%
14,5%
49,5%
24,1%
0,0% 0,0%
27,4%
2,1%
0,0%
26,9%
19,5%
15,7%
2,5%
0,0%
19,0%
13,2%
49,7%
0 10 20 30 40 50 60
Sản xuất nông nghiệp Buôn bán nhỏ, dịch vụ (TTCN) Làm công ăn lương ( LĐTD) Trợ cấp Phi nông nghiệp khác………… Công nhân xí nghiệp, nhà máy Khác Sản xuất nông nghiệp Buôn bán nhỏ, dịch vụ (TTCN) Làm công ăn lương ( LĐTD) Trợ cấp Phi nông nghiệp khác………… Công nhân xí nghiệp, nhà máy Khác
Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Hình 3.12. Mức thu nhập từ các nguồn của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất Như vậy, có sự dịch chuyển nguồn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp sang nguồn thu từ đi làm công. Sự chuyển dịch thu nhập này mang tính tự phát, hộ dân không còn đất sản xuất nông nghiệp nên chuyển sang làm thuê, nhưng không đảm bảo thu nhập ổn định và một sinh kế bền vững. Cũng có sự chuyển dịch thu nhập sang ngành nghề và dịch vụ nhưng sự chuyển dịch này không nhiều.
Quá trình ĐTH đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân làm biến đổi đời sống của các hộ gia đình. Kiên cố hóa nhà cửa và những tiện nghi, đồ dùng gia đình là một trong những tiêu chí để đo lường mức sống của người dân, mặc dù tiêu chí này không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực trạng.
Tóm lại quá trình thu hồi đất đã làm thay đổi diện mạo bên ngoài của người dân bị thu hồi đất, nhà cửa khang trang hơn, tài sản mua sắm nhiều hơn từ nguồn vốn bồi thường hỗ trợ. Như vậy khi nhà nước thu hồi đất đã làm thay đổi rất lớn đến sinh kế của người dân. Các nguồn vốn tạo sinh kế thay đổi và có sự luân chuyển cho nhau, đa số là từ nguồn vốn tự nhiên chuyển sang nguồn vốn tài chính và vốn vật chất. Nhìn chung sự luân chuyển về các nguồn vốn với điều kiện hiện tại không theo hướng có lợi cho sinh kế bền vững của người dân.