CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐTH ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG
3.4.1. Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn con người
Để thực hiện đề tài này tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu với việc điều tra thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân với 96 phiếu. Trong đó điều tra số hộ dân là 90 phiếu; 6 phiếu điều tra cán bộ quản lý tại địa bàn nghiên cứu.
Kết quả phỏng vấn 90 hộ dân ở hai dự án khu đô thị: là dự án Khu đô thị mới phía Tây thành phố Nha Trang và Khu đô thị Phú Khánh 1 và dự án đường: đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng. Đây là ba dự án điển hình của thành phố Nha trang về việc thu hồi đất để phát triển đô thị như sau:
Trong quá trình điều tra, thống kê số liệu đã chia các hộ điều tra thành ba nhóm cơ bản biểu hiện đặc trựng riêng của các dạng thu hồi đất của thành phố. Nhóm 1 là số hộ bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp (bị thu hồi hết), nhóm 2 là những hộ bị thu hồi từ 30% - 70% diện tích đất nông nghiệp, nhóm 3 là những hộ bị thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp.
Trên cơ sở chia nhóm và tổng kết số liệu thu thập, kết quả đã thể hiện tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra theo bảng 3.15
Qua bảng 3.15 cho thấy số nhân khẩu của các hộ điều tra là 288 người, trong đó 142 người là nữ. Bình quân mỗi hộ có 4,8 nhân khẩu, trong đó nhóm 2 có số bình quân nhân khẩu cao nhất 5,1 nhân khẩu/hộ. Bình quân mỗi hộ có 3,7 lao động/hộ, nhóm 3 có số lao động/hộ thấp nhất (3,55 LĐ/hộ). Khẩu nữ bình quân 1 hộ là 2,37 người. Số nhân khẩu nữ chiếm 49,3% tổng số nhân khẩu.
Bảng 3.15. Tình hình nhân hộ khẩu của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu Đvt
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung 3 nhóm SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ
(%) SL Tỷ lệ (%)
Số hộ điều tra Hộ 30 100 30 100 30 100 90 100
Số nhân khẩu Người 95 - 102 - 91 - 288 -
Nhân khẩu là nam Người 48 50,5 52 51 46 50,6 146 50,7 Nhân khẩu là nữ Người 47 49,5 50 49 45 49,4 142 49,3 BQ nhân khẩu/hộ Người 4,75 - 5,1 - 4,55 - 4,8 - BQ lao động/hộ L.động 3,7 - 3,85 - 3,55 - 3,7 - BQ nhân khẩu nữ/hộ Người 2,35 - 2,5 - 2,25 - 2,37 -
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Về lao động của các hộ điều tra:
Tình hình lao động của các hộ điều tra được trình bày qua bảng 3.16.
Bảng 3.16. Tình hình lao động của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Chung 3
nhóm SL
(ng)
Tỷ lệ (%)
SL (ng)
Tỷ lệ (%)
SL (ng)
Tỷ lệ (%)
SL (ng)
Tỷ lệ (%)
Số hộ điều tra 30 100 30 100 30 100 90 100
Số lao động 74 - 77 - 71 - 222 -
Lao động từ 15 đến 35 tuổi 43 58,1 44 57,1 42 59,2 129 58,1 Loa động trên 35 tuổi 31 41,9 33 42,9 29 41,8 93 41,9 Lao động nam 38 51,4 39 50,6 36 50,6 113 50,9
Lao động nữ 36 48,6 38 49,4 35 49,4 109 49,1
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra)
Qua bảng 3.16 cho thấy:
Về độ tuổi của lao động, ở nhóm 1 (nhóm bị mất trên 70% đất nông nghiệp), có 43 lao động ở độ tuổi từ 15 đến 35, chiếm hơn nửa số lao động, độ tuổi trên 35 có 31 lao động chiếm 41,9% trong tổng số lao động của nhóm. Ở nhóm hộ 2 (nhóm bị thu hồi từ 30% - 70% đất nông nghiệp), độ tuổi trên 35 chiếm đến 42,9% và ở độ tuổi từ 15 đến 35 chỉ chiếm 57,1% trong tổng số lao động của nhóm. Nhóm 3 là nhóm có kết cấu lao động trẻ nhất, có 59,2% số lao động ở độ tuổi từ 15 đến 35, chỉ có 41,8% số lao động trên 35 tuổi. Về mặt giới tính thì có sự đồng đều giữa lao động nam (50,9%) và lao động nữ (49,1%).
Sự biến động của lao động sau thu hồi đất:
Kết quả bảng 3.16 cho thấy tổng số lao động có thu nhập sau thu hồi đất giảm cả ở hai nhóm điều tra từ 61 người xuống còn 47 người (nhóm 1) và 199 người xuống còn 167 người (nhóm 2), nguyên nhân la do sau thu hồi đất một số lao động chưa có thể tìm được việc làm. Chính vì vậy dẫn đến số lao động trung bình/hộ cũng giảm xuống ở cả hai nhóm hộ.
Bảng 3.17. Số lượng lao động trung bình (có thu nhập)
ĐVT: Người
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
TTH STH TTH STH TTH STH
Tổng số lao động
(người) 74 54 77 65 71 66
Số lao động trung
bình (người/hộ) 3,7 2,7 3,85 3,25
3,55 3,3
(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra) Quá trình ĐTH diễn ra cũng tạo nên những thay đổi lớn về nguồn vốn con người. Số lượng lao động trung bình sau khi thu hồi đất đã giảm đi và tỉ lệ lao động có thu nhập theo độ tuổi cũng có sự dịch chuyển nhưng không đáng kể (hình 3.6).
43
31
35
19 44
33
37
28
0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50
LĐ tuổi từ 15-40 LĐ tuổi trên 40 LĐ tuổi từ 15-40 STH
LĐ tuổi trên 40 STH
Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3
Hình 3.6. Biểu đồ số lượng lao động theo độ tuổi
58.11% 60.54%
41.89% 39.46%
0.00%
20.00%
40.00%
60.00%
80.00%
100.00%
120.00%
Trước thu hoi Sau thu hoi
LĐ trên 40 LĐ 15-40
Hình 3.7. Biểu đồ sự thay đổi nguồn lao động trước và sau khi thu hồi đất Kết quả hình 3.6 và hình 3.7 cho thấy trước thu hồi đất tỷ lệ lao động từ 18 - 40 tuổi là 58,11%, sau thu hồi đất tỷ lệ này tăng lên lá 60,54%, lao động trên 40 tuổi giảm xuống từ 41,89% xuống còn 39,46%.
ĐVT:%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
Trước TH Sau TH
63.34%
16.68%
18.33%
46.67%
18.33%
36.65%
Nông nghiệp Công nghiệp Dịch vụ
Hình 3.8. Sự thay đổi cơ cấu ngành nghề của người dân bị thu hồi đất NN Qua hình 3.8, cho thấy sau khi thu hồi đất có sự chuyển dịch nghành nghề trong các hộ gia đình cá nhân. Lao động của các nhóm hộ đã và đang chuyển dịch mạnh theo hướng tách ra khỏi nông nghiệp (16.68%) và tăng số lượng lao động trong các ngành nghề phi nông nghiệp (46.67%); ngành dịch vụ (36.65%). Tuy nhiên, sự chuyển dịch này mới mang tính tự phát, chưa có tính ổn định và thiếu định hướng của chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan. Vì vậy để dảm bảo sinh kế bền vững đòi hỏi các cấp chính quyền cần phải quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được tham gia các khóa đào tạo và định hướng nghề nghiệp để sớm ổn định cuộc sống và nâng cao tính bền vững về sinh kế.