2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong quá trình ĐTH tại thành phố Nha Trang.
- Các hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi bởi quá trình ĐTH.
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện tại thành phố Nha Trang.
- Phạm vi số liệu: Số liệu điều tra về điều kiện tự nhiên – Kinh tế - Xã hội thu thập giai đoạn năm 2011 – 2015; Số liệu về sử dụng đất thu thập kiểm kê 2011 – 2015 và thống kê năm 2016; Số liệu thu thập phiếu điều tra thu thập năm 2017.
- Phạm vi thời gian thực hiện: Từ tháng 7/2017 đến tháng 2/2018.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Khái quát đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Phân tích đặc điểm quá trình ĐTH tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Thực trạng quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của ĐTH đến sinh kế của người dân có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao sinh kế của người dân có đất sản xuất nông nghiệp bị thu hồi trong quá trình ĐTH của thành phố Nha Trang.
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
Trên địa bàn Thành phố Nha Trang có rất nhiều dự án trọng điểm khác nhau như: Dự án khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, Khu đô thị Phước Long, Khu đô thị VCN Phước Hải, Khu đô thị Mỹ Gia, Khu đô thị Giáng Hương, Mở rộng quốc lộ 1A, Mở
rộng đường Điện Biên Phủ, Dự án Cao Bá Quát - Cầu Lùng, Dự án đường Phong Châu.... Tuy nhiên trong phạm vi đề tài này tôi xin chọn 3 dự án trọng điểm đó là:
+ Dự án 1: Dự án Xây dựng Khu đô thị mới phía Tây thành phố Nha Trang xã Vĩnh Hiệp; xã Vĩnh Thạnh; xã Vĩnh Trung.
+ Dự án 2: Dự án Khu đô thị Phú Khánh 1 xă Vĩnh Trung.
+ Dự án 3: Dự án đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng phường Phước Hải, xã Vĩnh Thái, xã Vĩnh Trung. (Nghị quyết số 21/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc đặt tên đường trên địa bàn TỈnh Khánh Hòa đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng đặt tên là đường Võ Nguyên Giáp).
2.4.2. Phương pháp thu thập số liệu
2.4.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thông tin cần thu thập Đơn vị cung cấp
1. Nhóm thông tin về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.
UBND Thành phố Nha Trang
2. Thông tin về kinh tế - xã hội (Diện tích, dân số, lao động, việc làm, đời sống, thu nhập; Các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội...)
- UBND thành phố Nha Trang.
- Phòng Thống kê thành phố Nha Trang.
3. Các thông tin về bàn đồ hiện trạng sử dụng đất, bản cơ cấu sử dụng đất, các số liệu thống kê đất đại các biểu đồ, sơ đồ vị trí, thông tin cập nhật trên Atlast thành phố Nha Trang về tình hình phát triển kinh tế - xã hội.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nha Trang.
4. Các thông tin về tình hình sử dụng đất và tình hình quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đất đai.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Nha Trang.
2.4.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Phương pháp khảo sát thực địa: Khảo sát thực địa về tình hình sử dụng đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp, và tốc độ ĐTH và sinh kế của người dân tại thành phố Nha Trang.
- Phương pháp phỏng vấn: để thu thập thông tin về mức độ ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến sinh kế của người dân tôi tiến hành lựa chọn ngẫu nhiên các hộ gia đình, cá nhân có đất sản xuất bị thu hồi theo ba nhóm:
+ Nhóm 1: Các hộ bị thu hồi trên 70% đất nông nghiệp (thu hồi hết diện tích) + Nhóm 2: Các hộ bị thu hồi từ 30% - 70% đất nông nghiệp
+ Nhóm 3: Các hộ bị thu hồi dưới 30% đất nông nghiệp
Số lượng mẫu được điều tra tính toán theo công thức tính của William G.
Cochran (1997) đối với tổng thể vô hạn, được sử dụng giá trị lựa chọn như sau:
SS= (Z2 x P x (1-p))/ C2
Với ss là cở mẫu, Z là giá trị tương ứng với mức thống kê, với mức ý nghĩa α=
5%, Z= 1.96; p(1-p) là phương sai của phương thức thay phiên. Với tính chất p+ (1- p)=1, do đó p(1-p) lớn nhất khi p=0,5. C là sai số cho phép có thể đạt 10%. Do đó cở mẫu điều tra là 96 mẫu.
- Phương pháp chuyên gia: phương pháp này được thực hiện để thu thập ý kiến, nhận xét, đánh giá của những người có chuyên về lĩnh vực đô thị, quản lý Nhà nước về đất đai, đặc biệt là các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý sử dụng đất để đưa ra các giải pháp phù hợp với thực tế của địa phương giải quyết những mâu thuẫn về sử dụng đất phát sinh trong quá trình ĐTH, nâng cao sinh kế cho người dân.
2.4.3. Phương pháp phân tích khung sinh kế bền vững
Khung sinh kế bền vững là một công cụ giúp chúng ta nâng cao sự hiểu biết về đời sống, đặt biệt là các sinh kế của người nghèo. Nó xuất phát từ phân tích của Amartya Sen về các quyền (entitlements) trong mối quan hệ với nạn đói và đói nghèo, gần đây được Cục Phát triển Quốc Tế Anh (DFID) và một số học giả cùng với các cơ quan phát triển ứng dụng rộng rãi. Trong nghiên cứu này, tôi dựa vào lý thuyết về khung sinh kế bền vững (sustainable livelihoods framework) để phân tích sự thay đổi khả năng tiếp cận các nguồn vốn tạo sinh kế, tác động của sự thay đổi này đến sinh kế của các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ ĐTH, xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển kinh tế theo 5 nguồn lực chính: (1) Nguồn lực tự nhiên, (2) Nguồn lực con người, (3) Nguồn lực xã hội, (4) Nguồn lực tài chính, (5) Nguồn lực vật chất.
Hình 2.1. Khung phân tích sinh kế bền vững [33]
Nghiên cứu kết quả sinh kế sẽ cho chúng ta hiểu được động lực nào dẫn tới các hoạt động mà họ đang thực hiện và những ưu tiên của họ là gì. Đồng thời cũng cho thấy phản ứng của người dân trước những cơ hội và nguy cơ mới. Kết quả sinh kế thể hiện trên chỉ số như cuộc sống hưng thịnh hơn, đời sống được nâng cao, khả năng tổn thương giảm, an ninh lương thực được củng cố và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó cần phải kết hợp và sử dụng khác nhau như đất đai, vốn, khoa học công nghệ.
2.4.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đề tài sử dụng chức năng thống kê mô tả của phần mềm Microsoft Excel để thực hiện thống kê, mô tả, tạo thành các bảng và biểu đồ thể hiện những thay đổi về cơ cấu sử dụng đất và sinh kế của người dân.
CHƯƠNG 3