CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-2015
Sự phát triển của kinh tế thành phố đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của Tỉnh nói chung và cả nước nói riêng, bao gồm: nhiều thành phần sở hữu, trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích trong mọi lĩnh vực.
Giai đoạn 2011 - 2015, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn Thành phố tăng trưởng mạnh, bình quân đạt 29,26%/ năm (theo bảng 3.1).
Do chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực trong giai đoạn năm 2011-2015, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố vẫn đạt ở mức cao 29,26%/năm. Trong đó, lĩnh vực nông-lâm ngư nghiệp giảm 12,66%/năm; công nghiệp – xây dựng đạt tốc độ bình quân là 30,66%/năm; ngành dịch vụ đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 27,39%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 tăng gấp 3,34 lần so với năm 2011, đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 27,32%/
năm.
Bảng 3.1. Tăng trưởng kinh tế Thành phố Nha Trang giai đoạn 2011-2015
Chỉ tiêu Đvt 2011 2015 Tăng trưởng
2011-2015 (%)
1. Dân số Người 114.390 146.527 9,03
2. GDP (NĐ 94)* Tỷ đồng 854,0 3.082,17 29,26
- Nông – lâm - ngư Tỷ đồng 22,90 11,42 -12,99
- Công nghiệp – xây dựng Tỷ đồng 623,90 2.375,75 30,66
- Dịch vụ Tỷ đồng 207,20 695,0 27,39
3.GDP/người (HH)** Tr. Đồng 13,93 46,61 27,32
Chi chú: * Giá theo Nghị Định 94/CP của chính phủ; ** Giá hiện hành
(Nguồn: [25], [30]) Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế Thành phố Nha Trang giai đoạn 2011-2015 (Đvt: %)
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015
Nông nghiệp 2,11 1,0 0,93 0,58 0,37
Công nghiệp – Xây dựng 74,51 83,10 82,15 80,71 77,1
Dịch vụ 23,38 15,90 16,92 18,71 22,53
(Nguồn: [25], [30])
Theo bảng 3.2 cơ cấu kinh tế Thành phố chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, dịch vụ giảm mạnh đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể, năm 2011, cơ cấu ngành nông nghiệp chiếm 2,11%, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 74,51%, ngành dịch vụ chiếm 23,38%, đến năm 2015, cơ cấu kinh tế các ngành theo mốc thời gian trên lần lượt là 0,37%, 77,1%, 22,53%.
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu kinh tế Thành phố Nha Trang 2011 - 2015[30]
Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn Thành phố có chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập. Ngành dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm, nhưng không đáng kể, bên cạnh đó ngành công nghiệp- Xây dựng giảm hơn xo với cùng kỳ năm 2014 (Năm 2015: 77,1%; năm 2014: 80,71%). Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thành phố và của cả nước. Hiện nay cơ cấu kinh tế Thành phố theo hướng: công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp [25]; [30].
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế giai đoạn 2011-2015
* Công nghiệp - xây dựng: công nghiệp của Thành phố luôn có GTSX tăng cao hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế Tỉnh. Thời kỳ đổi mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất là khối dân doanh. Ngành công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, giải thể và cổ phần hóa.
Chính vì vậy, trong giai đoạn 2011-2015 công nghiệp nhà nước do địa phương quản lý giảm dần cả về quy mô và cơ cấu trong GTSX.
Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015 được thể hiện qua bảng 3.4.
Bảng 3.3. Giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011-2015(Đvt: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2011 2013 2015
Tăng trưởng BQ (%) 2011-
2013
2013- 2015
2011- 2015 GTSX công nghiệp 2.564,7 3.419,165 5.531,878 15,46 13,71 16,62 CN trong nước(NĐ94)* 1.538,2 2.041,968 3.317,113 15,22 16,31 16,61
- Nhà nước 1.002,9 681,858 945,423 -17,54 9,06 -1,17
+ Trung ương quản lý 1.002,9 681,858 945,423 -17,54 9,06 -1,17 - CN ngoài quốc doanh 535,26 1.360,11 2.371,69 59,41 19,63 34,68
+ Hợp tác xã 23,39 49,31 53,136 45,20 6,11 17,83
+ Doanh nghiệp tư nhân 56,0 53,236 64,483 -2,50 8,70 2,86
+ Cá thể 24,22 28,196 35,33 7,90 8,07 7,84
+ Hỗn hợp 431,65 1.229,372 2.218,744 68,76 20,61 38,74 2 CN có vốn ĐTNN 1.026,5 1.377,192 2.214,765 15,83 10,11 16,63
Ghi chú: * Giá theo Nghị Định 94/CP của chính phủ
(Nguồn: [25], [30]) Qua bảng 3.3 chúng tôi nhận thấy: GTSX công nghiệp - TTCN năm 2015 tăng gấp 2,6 lần so với năm 2011. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 16,62%
là khá cao. Giai đoạn năm 2013-2015 (13,71%/năm) có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với giai đoạn 2011-2013 (15,46%/năm). Gía trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2011- 2013 lớn hơn là do định hướng là trung tâm công nghiệp của thành phố, nên có sự đầu tư lớn về công nghiệp.
Dịch vụ: Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ Thành phố giai đoạn năm 2011 – 2015 được trình bày qua bảng 3.4.
Bảng 3.4. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ Thành phố giai đoạn năm 2011 – 2015 (Đvt: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2011 2013 2015
Tăng BQ (%)
2011-2013 2011-2015 Thương mại- Dịch vụ 207,0 340,0 695,0 17,99 27,41 Tổng hàng hoá bán lẽ 1.262,94 2.832,0 5.450,0 30,89 33,97
(Nguồn: [25], [30]) Thương mại dịch vụ năm 2011 do Thành phố quản lý đạt 207 tỷ đồng, năm 2015 đạt 695 tỷ đồng, bình quân giai đoạn 2011-2015 là 27,41%/năm, trong đó, giai đoạn 2011-2013 là 17,99%/năm. Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2013 đạt 30,89% và tốc độ tăng bình quân cả giai đoạn 2011-2015 là 33,97%/năm.
Nông – lâm - thuỷ sản: GTSX ngành nông - lâm - thuỷ sản giai đoạn năm 2011 – 2015 được trình bày qua bảng 3.5.
Bảng 3.5. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - thuỷ sản giai đoạn năm 2011 – 2015
Chỉ tiêu Đvt 2011 2013 2015
Tăng BQ (%) Tổng GTSX (NĐ94)* Tỷ đồng 18,06 16,52 11,42 -8,76
- Nông nghiệp Tỷ đồng 4,46 5,996 6,05 6,29
Chiếm tỷ lệ % 24,7 36,3 53,0 -
- Thuỷ sản Tỷ đồng 13,6 10,520 5,37 -16,96
Chiếm tỷ lệ % 75,3 63,7 47,0 -
Ghi chú: * Giá theo Nghị Định 94/CP của chính phủ
(Nguồn: [25], [30])
Bảng 3.6. Giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp
Chỉ tiêu Đvt 2011 2013 2015 Tăng/giảm
(% năm)
Tổng (NĐ94)* Tỷ đồng 4,46 5,996 6,05 6,29
- Trồng trọt Tỷ đồng 3,05 3,12 0,98 -20,31
Chiếm tỷ lệ % 68,4 52,0 16,2 -
- Chăn nuôi Tỷ đồng 1,41 2,876 5,07 29,17
Chiếm tỷ lệ % 31,6 48,0 83,8 -
Ghi chú: * Giá theo Nghị Định 94/CP của chính phủ
(Nguồn: [25], [30]) Qua bảng 3.5 và 3.6 có một số nhận xét sau đây:
Tổng giá trị sản xuất của ngành nông lâm thủy sản thời gian qua giảm mạnh, bình quân giai đoạn 2011-2015 giảm 8,76%/năm, trong đó, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản giảm 16,96 tỷ đồng/năm.
Gía trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2011-2015 tăng 6,3%. Tuy nhiên diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, cho nên GTSX trồng trọt giảm 20,3%/năm.
Năm 2015 tổng diện tích đất gieo trồng: 106ha, trong đó: cây lúa 2 vụ 40ha, cây khoai lang 12ha, cây lạc 10ha, rau đậu các loại 44ha. Đất trồng cây hàng năm khác tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Trung, xã VĨnh Phương và xã Vĩnh Thái.
Đất trồng cây lâu năm chiếm 1,21% diện tích đất nông nghiệp, diện tích này tập trung ở xã Vĩnh Trung và xã Vĩnh Thái. Phần lớn diện tích đất này gắn liền với đất ở, chủ yếu trồng cây ăn quả.
Bảng 3.7. Số lượng gia súc- gia cầm (Đvt: Con)
Năm Trâu Bò Dê Lợn Gia cầm
2011 54 922 45 1.250 1.600
2012 45 1.140 60 1.400 1.700
2013 45 2.234 280 1.950 7.550
2014 35 2.155 200 2.300 7.800
2015 36 1.972 170 2.430 11.000
(Nguồn: [25], [30])
Qua bảng 3.7 cho thấy: số lượng đàn gia súc của Thành phố năm 2015 có xu hướng giảm rõ rệt. So với năm 2011 đàn trâu giảm 29 con, đàn lợn giảm 1.770 con, gia cầm giảm 10.800 con. Đàn bò tăng nhưng không đáng kể.
Về lâm nghiệp: năm 2015, đất lâm nghiệp trên địa bàn Thành phố là 4524.15ha, chiếm 11.79% đất tự nhiên của Thành phố, hầu hết rừng sản xuất nhưng giá trị không cao, rừng phòng hộ chiếm tỷ lệ thấp.
Nuôi trồng thủy sản: năm 2015 diện tích mặt nuôi trồng thủy sản 585.8ha, trong đó nuôi cá 351.2ha, nuôi tôm 234.6ha.Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trong những năm qua có xu hướng giảm dần, do diện tích mặt nước bị thu hồi để thực hiện quá trình ĐTH trên địa bàn thành phố nhất là Phường Vĩnh Nguyên; xã Vĩnh Thái.
3.1.2.4. Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội
*Thuận lợi
Nha Trang có vị trí địa lý - kinh tế và mối liên hệ vùng thuận lợi: nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia theo hướng Bắc - Nam và Đông - Tây bao gồm cả đường bộ, đường sắt, cảng biển, gần sân bay quốc tế. Là điểm trung chuyển giữa các loại hình giao thông đối với các tỉnh Tây Nguyên. Lợi thế này tạo nên mối quan hệ liên hệ vùng thuận lợi với các vùng và địa phương trong cả nước, với các nước trong khu vực và thế giới.
Là một trong những địa bàn giàu tiềm năng và năng động nhất của tỉnh và cả nước. Nha Trang có địa hình đa dạng, đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa - là địa bàn hội tụ đậm nét các yếu tố nền tảng, điều kiện lý tưởng về cảnh quan thiên nhiên độc đáo và kỳ thú của vịnh - biển - đảo, của núi, sông, vùng ngập mặn, cảnh quan sinh thái nông nghiệp trù phú... kết hợp với hệ thống các di sản văn hóa, lịch sử mang giá trị nhân văn quý báu. Phát huy các tiềm năng đó, Nha Trang phát triển năng động, đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Khánh Hòa, được đánh giá là một trong những đô thị phát triển của cả nước. Đặc biệt thương hiệu du lịch Nha Trang ngày càng được khẳng định trong nước và trên trường quốc tế.
Có hệ thống hạ tầng đô thị khá hoàn chỉnh, cơ sở vật chất dịch vụ du lịch tương đối phát triển. Trên địa bàn thành phố có đủ các loại hình giao thông, mạng lưới đường đô thị được nâng cấp, xây dựng khá hoàn chỉnh. Cơ sở hạ tầng du lịch, thương mại, dịch vụ tương đối phát triển với hệ thống nhiều khách sạn cao cấp, tiện nghi; mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại, dịch vụ tổng hợp, đa năng; ít bị ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ trong dịch vụ du lịch như các vùng khác. Trong thành phố đã hình thành mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao, mang nét truyền thống góp phần tạo nên nét bản sắc hấp dẫn của du lịch Nha Trang. Các di sản thiên nhiên, văn hóa - nhân văn đã và đang được bảo tồn ổn định và khai thác bước đầu có hiệu
quả. Nha Trang còn có cơ sở vật chất của một trung tâm nghiên cứu khoa học kỹ thuật và đào tạo chuyên nghiệp.
Có truyền thống của đô thị du lịch, tạo được cảnh quan, môi trường du lịch sạch đẹp, trong lành; là đô thị phát triển với đầy đủ các giá trị văn hóa, nhân văn được đánh giá cao, có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời; có môi trường khá trong sạch, con người hiền hòa, nhã nhặn; tạo được ấn tượng, cảm giác thanh bình và sự hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
Là địa bàn tập trung đông nguồn nhân lực với tỷ lệ được đào tạo cao hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh; có truyền thống văn hoá, lịch sử lâu đời, phong phú.
Người dân thành phố hiền hoà, thân thiện, tự hào về thành phố.
Công tác quản lý xây dựng đô thị tương đối nền nếp, chặt chẽ. Có sự quan tâm và quyết tâm cao của các cấp lãnh đạo Tỉnh và Thành phố về xây dựng Nha Trang thành thành phố du lịch văn minh, hiện đại và hiệu quả thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị.
* Khó khăn
Kinh tế phát triển khá nhanh nhưng còn chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu phát triển của Thành phố. Các loại hình, sản phẩm du lịch phát triển chưa đa dạng, đặc biệt chưa xây dựng nhiều trung tâm thương mại để khai thác loại hình du lịch mua sắm; thiếu các khu vui chơi giải trí, dịch vụ tổng hợp. Chất lượng dịch vụ du lịch và môi trường du lịch chưa cao, đặc biệt ở những không gian công cộng quan trọng. Yếu tố trung tâm vùng về dịch vụ khoa học-kỹ thuật và giáo dục chuyên nghiệp còn chưa rõ nét.
Động lực phát triển đô thị chưa thể hiện rõ nét. Còn thiếu các công trình, dự án có quy mô mang biểu trưng cho thế mạnh của các ngành kinh tế động lực của thành phố. Phát triển đô thị còn quá tập trung vào giải quyết nhà ở, các dự án đô thị triển khai chậm, thiếu các những không gian mở công cộng, không gian trọng tâm của đô thị. Quy mô dân số đô thị trong những năm gần đây gần như không tăng.
Kết cấu hạ tầng tuy được đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu phát triển. Các công trình đầu mối giao thông nằm trong khu vực trung tâm gây ảnh hưởng đến hoạt động đô thị. Thành phố thiếu các tuyến đường giao thông hướng tâm chính; các tuyến phố nhỏ, hẹp; các nút giao thông có bán kính nhỏ, tổ chức không hợp lý, tầm nhìn bị hạn chế; thiếu các bãi đỗ xe. Hệ thống thoát nước chưa hoàn chỉnh, nhiều khu vực bị ngập cục bộ. Nguồn nước sông Cái dễ bị nhiễm mặn vào mùa khô, nguồn nước ngầm bị hạn chế.
Cảnh quan đô thị còn chưa đạt yêu cầu của một đô thị du lịch quốc tế, đặc biệt là về kiến trúc cảnh quan đô thị, cây xanh đường phố; thiếu các không gian mở
đẹp, tương xứng như hệ thống quảng trường, các tuyến phố đi bộ; kiến trúc công trình xây dựng trong đô thị đã được quan tâm cải thiện nhưng còn nhiều khu vực vẫn chưa phù hợp. Thiếu cơ chế và hành lang pháp lý để có thể quản lý không gian đô thị triệt để theo quy hoạch.
Chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển trong thời kỳ mới. Mặc dù là nơi tập trung đông lực lượng lao động khoa học - kỹ thuật của tỉnh, nhưng thành phố vẫn thiếu đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, nhất là trong các ngành kinh tế then chốt, mũi nhọn, ở khu vực nông thôn; năng lực quản lý, điều hành của một bộ phận cán bộ còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển; chưa hình thành được lực lượng lao động chất lượng cao.
Chưa có cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính, đầu tư, quản lý đô thị riêng cho thành phố; chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ, mạch lạc giữa thành phố với các cơ quan chức năng của Tỉnh, với các doanh nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn... trong việc trao đổi, nắm bắt thông tin, phối hợp giải quyết các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn, tương tác hỗ trợ nhau trong quá trình phát triển.