Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn vật chất

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sinh kết của người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 90 - 94)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.4. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐTH ĐẾN SINH KẾ NGƯỜI DÂN BỊ THU HỒI ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.4.2. Ảnh hưởng của ĐTH đến nguồn vốn vật chất

3.4.2.1. Sự thay đổi về tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất Kết quả điều tra sự thay đổi về tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tài sản sở hữu của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất

(Đvt: chiếc)

Stt Chỉ tiêu điều tra

Trước thu hồi đất

Sau thu hồi đất

Tăng (+) Giảm (-)

BQ/hộ Trước thu hồi

Sau thu hồi

1 Xe máy 92 174 82 1,02 1,93

2 Xe con 0 0 0 0,0 0,0

3 Xe đạp 56 61 5 0,62 0,68

4 Tủ lạnh 13 61 48 0,14 0,68

5 Vi tính 8 35 27 0,09 0,39

6 Ti vi 79 99 20 0,88 1,10

7 Đ.thoại di động 62 167 105 0,69 1,86

8 Điện thoại bàn 48 53 5 0,53 0,59

9 Bếp ga 29 79 50 0,32 0,88

10 Máy giặt 3 37 34 0,03 0,41

11 Điều hoà 0 12 12 0,0 0,13

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ) Qua bảng 3.18 và hình 3.9 cho thấy các tài sản có giá trị cao như xe máy, điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh, máy giặt, điều hoà của các hộ đều tăng. Điều này chứng tỏ đời sống nhân dân sau khi thu hồi đất được cải thiện rất rõ rệt. Tivi là phương tiện để người dân tiếp cận thông tin nhằm nâng cao dân trí có hiệu quả lớn và hiện nay bình quân 1,10 chiếc/hộ. Bên cạnh Ti vi xe máy là một phương tiện không kém phần quan trọng trong việc đi lại và chuyên chở phục vụ cho cuộc sống của mình, vì vậy bình quân 1,93chiếc/hộ. Nhiều hộ gia đình đã có những vật dụng giá trị như tủ lạnh, điện thoại, máy điều hoà, máy vi tính.

92 174

0 0

56 61

13 61

8 35

79 99

62 167

48 53 29

79

3 37

0 12

0 20 40 60 80 100 120 140 160 180

Xe máy

Xe con

Xe đạp

T ủ lạnh

Vi t ính

T i vi Điện t hoại

Điện t hoại bàn

Bếp ga

Máy giặt

Điều hoà T rước t hu hồi đất Sau t hu hồi đất

Hình 3.9. Tài sản sở hữu (chiếc) của các hộ điều tra

3.4.2.2. Sự thay đổi về tài sản nhà ở của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất Kết quả điều tra sự thay đổi về tài sản nhà ở của các hộ điều tra trước và sau thu hồi đất được trình bày qua bảng 3.19.

Bảng 3.19. Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra

(Đvt: cái)

Stt Chỉ tiêu

Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất Nhà

tạm

Nhà cấp 4

Nhà cấp 3

Nhà cấp 2

Nhà tạm

Nhà cấp 4

Nhà cấp 3

Nhà cấp 2

1 Nhóm 1 8 17 5 0 0 12 14 4

2 Nhóm 2 7 20 3 0 0 15 13 2

3 Nhóm 3 9 14 5 2 1 18 8 3

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra hộ)

Đvt:%

26.67

23.33

30

0 0 3.33

56.67

66.67

44.67

40

50

60

16.67

10

16.67

46.67

43.33

26.67

0 0

6.67

13.33

6.67 10

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

T rước thu hồi đất Sau thu hồi đất

Nhà tạm Nhà cấp 4 Nhà cấp 3 Nhà cấp 2

Hình 3.10. Tài sản nhà ở của nhóm hộ điều tra

Sau thu hồi đất một phần lớn tiền đền bù hay hỗ trợ của các hộ dân đều được đầu tư vào việc kiên cố hoá nhà cửa, theo hình 3.10 ta nhận thấy tỷ lệ nhà cấp 2 và cấp 3 tăng lên đáng kể, bên cạnh đó tỷ lệ nhà cấp 4 xây dựng lâu năm giảm xuống, đặc biệt tỷ lệ nhà tạm sau thu hồi đất chỉ chiếm 1,11% giảm đáng kể so với trước thu hồi đất là 26,67%.

Như vậy, tài sản nhà ở và tài sản cá nhân của hộ dân có sự tăng lên đáng kể so với trước thu hồi đất. Nhưng không thể dựa trên cơ sở này để khẳng định mức sống của hộ nông dân được cải thiện tích cực do sự tác động của quá trình thu hồi đất.

Trước thu hồi đất cơ sở vật chất của hộ nông dân là rất thấp cho nên sau khi thu hồi đất có một khoản tiền lớn từ bồi thường hỗ trợ người nông dân đầu tư mua sắm vật dụng hay kiên cố hoá nhà cửa là điều không thể phủ nhận. Trong khi đó hầu như họ không quan tâm đến việc dùng số tiền này vào đầu tư sản xuất hay học nghề. Như vậy có sự luân chuyển lớn từ nguồn vốn tài chính sang nguồn vốn vật chất, nhưng nguồn vốn vật chủ yếu yếu ở đây là phương tiện sinh hoạt gia đình.

Về cơ sở hạ tầng của địa phương có tác động lớn đến đời sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng tốt sẽ phục vụ tốt cho kinh tế xã hội của địa phương cũng như đời sống của nhân dân. Nghiên cứu cảm nhận về sự thay đổi cơ sở hạ tầng của người dân ta thấy sau khi có hệ thống đường giao thông và hệ thống thông tin liên lạc, công trình phúc lợi có sự thay đổi theo chiều hướng đi lên, tạo điều kiên cho người dân tiếp cận thuận lợi và hiệu quả hơn trong các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hoá, cải thiện điều kiện giao lưu với môi trường bên ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến sinh kết của người dân bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)