CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM QUÁ TRÌNH ĐTH TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG, TỈNH KHÁNH HÒA
Thành phố Nha Trang được hình thành trên cơ sở diện tích, dân số và điều kiện tự nhiên từ các làng cổ: Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải theo Nghị định ngày 30-8-1924 của Toàn quyền Đông Dương, Nha Trang trở thành một thị trấn. Sau 75 năm, Khi mới nâng cấp từ Thành phố lên thành phố, không gian đô thị Nha Trang còn nhỏ bé, nghèo nàn, chỉ tập trung ở một số tuyến phố trung tâm. Bước vào thời kỳ đổi mới, Nha Trang phát triển nhanh hơn với nhiều dự án, công trình. Trong tiến trình phát triển, năm 1999, TP. Nha Trang được công nhận đô thị loại II và đến năm 2009 được công nhận là đô thị loại I trực thuộc tỉnh.
Những năm gần đây, tốc độ ĐTH trên địa bàn thành phố diễn ra nhanh chóng;
diện mạo và hệ thống hạ tầng đô thị của thành phố đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là hạ tầng giao thông phát triển khá toàn diện. Nhiều dự án khu dân cư, khu đô thị mới như: Vĩnh Điềm Trung, VCN Phước Hải, Phước Long, Lê Hồng Phong 1, Lê Hồng Phong 2, Mỹ Gia, An Bình Tân… đã và đang triển khai với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, góp phần làm đẹp thêm cho hình ảnh đô thị du lịch biển văn minh, thân thiện.
Đến cuối năm 2015, thành phố Nha Trang đã được phủ kín quy hoạch phân khu 1/2000; một số khu vực thuộc các phường nội thành đã được triển khai lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500. Các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị, khu chức năng đã và đang phát huy hiệu quả, đảm bảo định hướng phát triển của thành phố trong tương lai.
Theo chương trình phát triển đô thị tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, đến năm 2025, toàn tỉnh Khánh Hòa là đô thị loại I trực thuộc Trung ương, trong đó, thành phố Nha Trang được chia tách thành 3 Thành phố nội thành. Còn Nghị quyết số 10 của Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thành phố Nha Trang đến năm 2020 xác định xây dựng Nha Trang trở thành đô thị hạt nhân, đô thị trung tâm, góp phần vào sự phát triển của tỉnh.
Theo đó, về phát triển dịch vụ, du lịch và khu đô thị, sẽ triển khai xây dựng Khu trung tâm thương mại - đô thị - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang và Khu đô thị hành chính tỉnh theo quy hoạch. Phấn đấu đến năm 2020, đạt 50% số dự án du lịch đã cấp giấy chứng nhận đầu tư đi vào hoạt động, bao gồm: khu vực đảo tây nam Hòn Tre, Hòn Một, Trí Nguyên, dọc đường Trần Phú và đường Phạm Văn Đồng… Bên cạnh đó, triển khai đầu tư xây dựng khu dân cư dọc bờ nam sông Cái và các khu dân cư, khu đô thị phía tây Nha Trang khớp nối với Diên Khánh như: khu dân cư Hưng Thịnh, khu đô thị Phúc Khánh… nhằm giãn dân nội thành, hình thành các đô thị vệ tinh và phát triển ven sông. Đồng thời, đầu tư xây dựng Cảng Nha Trang thành cảng hành khách và tổ hợp dịch vụ để phát triển du lịch, mời gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư, vận hành cảng hiệu quả.
Trong những năm qua, quy mô thành phố Nha Trang không ngừng mở rộng, tốc độ phát triển kinh tế-xã hội đều tăng qua các năm, vốn đầu tư xây dựng đô thị tăng khá nhanh. Việc cải tạo, nâng cấp đô thị đã làm thay đổi rất tích cực bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha Trang có trên 50 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, trong đó có 15 dự án quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị mới. Tốc độ cải tạo, phát triển nhà ở khu vực nội thành được đẩy nhanh, ước tính mỗi năm tăng trên 10 vạn m2, bình quân diện tích sàn nhà ở trên 17m2/người.
Chất lượng, điều kiện nơi ở của nhân dân được cải thiện đáng kể. Nhiều khu dân cư và khu đô thị được hình thành và xây dựng mới.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đặc biệt chú trọng đầu tư xây dựng. Đã tập trung nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước và rác thải, hệ thống cấp điện, bưu chính viễn thông và công viên cây xanh. Hạ tầng xã hội được từng bước quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và góp phần thúc đẩy văn hóa, du lịch, dịch vụ phát triển.
Đến nay đã hoàn thành phủ kín các quy hoạch chi tiết xây dựng 1/2000 trên địa bàn thành phố; đang tiếp tục triển khai các quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 ở một số xã, phường; các phường còn lại do hiện trạng ít thay đổi nên chỉ thực hiện quy chế quản lý kiến trúc.
Trong thời gian tới, thành phố Nha Trang sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, nhất là khi Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với kiến nghị của tỉnh điều chỉnh cục bộ 13 khu
vực và quy hoạch chung thành phố Nha Trang đến năm 2025 cho phù hợp với tình hình phát triển. Phát huy tiềm năng, thế mạnh về du lịch, Nha Trang sẽ phát triển thành trung tâm du lịch - nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế [29].
3.2.1. Biến đổi cơ sở hạ tầng
Để thực hiện mục tiêu xây dựng và phát triển đô thị về mọi mặt, trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự quan tâm đầu tư của các cấp bộ ngành trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Nha Trang và các cơ quan ban ngành của thành phố tích cực tranh thủ tạo và huy động khá tốt các nguồn lực để đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch biển, chỉnh trang và xây dựng đô thị, làm thay đổi diện mạo của một đô thị phát triển du lịch theo hướng hiện đại hóa, công nghiệp hóa.
Mạng lưới giao thông được đầu tư hàng năm, trong giai đoạn 2011-2015 đã nâng cấp, mở rộng cho đến nay toàn bộ thành phố đã có 100 tuyến đường bộ trong đó có 99,7 Km đường nhựa bê tông và tuyến đường sắt Thống nhất chạy qua thành phố Nha trang với chiều dài khoảng 25km (được chia làm 02 đoạn, đoạn 01 từ giáp Diên Khánh đến ga Nha Trang, đoạn 2 từ ga Nha Trang đến giáp Thành phố Ninh Hoà), khổ đường sắt 1m. Ga Nha Trang là ga chính, làm nhiệm vụ trung chuyển hàng hóa và hành khách tới các địa phương khác trên toàn tuyến. Ga Nha Trang nằm trong trung tâm thành phố với diện tích chiếm đất khoảng 17ha.
Thành phố được nâng cấp xây dựng mạng lưới giao thông rất nhiều nhất là khu vực đầu tư để phát triển du lịch, như ở các phường Phước Hòa, Phường Vĩnh Hải....
Đặc biệt hiện nay đang thi công tuyến đường Cao Bá Quát – Cầu Lùng (Đường Võ Nguyên Giáp) với chiều rộng của đường là 60 m. Phần lớn các tuyến đường đều được đầu tư lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng đô thị [29].
Mạng lưới điện, nước sinh hoạt, hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư xây dựng. Tỷ lệ hộ dùng điện đạt 100%. Tốc độ phát triển công nghệ thông tin, sử dụng hệ thống viễn thông không dây như Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động... tăng mạnh.
Hệ thống trường lớp được mở rộng, cơ sở vật chất trường học được đầu tư xây dựng theo hướng kiên cố hóa hiện đại hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Với vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục chuyên nghiệp, tại thành phố tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu như: Viện Pasteur, Viện Vắc xin, viện Hải dương học; có các trường như Đại học Nha Trang, Đại học Dự bị dân tộc Trung ương, Đại học Tôn Đức Thắng (cơ sở 2 Nha Trang), Trường Sỹ quan Thông tin, Học viện Hải quân, Cao đẳng sư phạm Nha Trang, Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật và Du lịch Nha Trang, Cao Đẳng Nghề Nha Trang, Cao đẳng sư phạm Mẫu giáo TW Nha Trang, Cao đẳng Y tế, Trung học kinh tế Khánh Hòa, Trung cấp Du lịch Nha Trang, Trung cấp Nghề Nha Trang, Trường Kỹ thuật miền Trung, Trường Trung cấp Trần Đại Nghĩa và nhiều trung tâm, cơ sở đào tạo nghề tư nhân khác... Đây là một
trong những yếu tố thuận lợi giúp cho nguồn nhân lực của thành phố có trình độ tương đối cao hơn so với các địa phương khác trong tỉnh và vùng. Tổng diện tích đất cơ sở giáo dục năm 2015 toàn thành phố có 194,9 ha, bình quân đạt 4,7 m2/người, thấp hơn so với tiêu chí quy định tại Thông tư 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (4,78-6,35 m2/người) [29].
Hiện nay trên địa bàn thành phố có rất nhiều cơ sở phục vụ các hoạt động TDTT bao gồm sân vận động 19/8 Nha Trang có sức chứa trên 12.000 người; 01 nhà thi đấu có sức chứa 2.200 người, 6 trung tâm luyện tập thi đấu TDTT và nhiều công trình thể thao khác. Tổng diện tích đất cơ sở thể dục thể thao trên địa bàn thành phố năm 2015 có 281,68 ha (bao gồm 258 ha đất sân golf tại Vinpearl và Hoàn Cầu), bình quân đạt 6,79 m2/người, cao hơn so với tiêu chí quy định tại Thông tư 01/2017/TT- BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (1,25-1,51 m2/người)[29].
Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được tăng cường, Trên địa bàn thành phố có hệ thống y tế tuyến tỉnh, ngành, thành phố và xã phường với 49 cơ sở, hơn 1.209 giường bệnh và 1.485 cán bộ y, bác sỹ, điều dưỡng. Tổng diện tích đất cơ sở y tế năm 2015 toàn thành phố có 65,16 ha, bình quân đạt 1,57 m2/người, cao hơn so với tiêu chí quy định tại Thông tư 01/2017/TT-BTNMT ngày 09/2/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (0,48 - 0,70 m2/người) [29].
Thành phố Nha Trang hiện có 24 chợ, trong đó 03 chợ loại I, 02 chợ loại II, 18 chợ loại III và một số siêu thị, trung tâm thương mại lớn như Nha Trang Center, Vinmax, Metro, Coopmax, Big C, Lotte max... Diện tích đất chợ của thành phố hiện nay có 12,75ha, chiếm 0,05% DTTN toàn thành phố [29].
Như vậy, quá trình ĐTH tại thành phố đã thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển KT-XH, tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất và đời sống, diện mạo đô thị ngày càng khang trang. Trong giai đoạn 2010-2015, với sự gia tăng dân số, tốc độ tăng trưởng ngày càng cao của các ngành kinh tế, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần các ngành dịch vụ và công nghiệp - TTCN - xây dựng kéo theo sự chuyển dịch cơ cấu lao động. Sự chuyển biến về CSHT, nhất là hệ thống hạ tầng đô thị... là những yếu tố chính thúc đẩy quá trình ĐTH và thực trạng biến động về KT-XH đã phản ánh quá trình đô thị hoá đang ngày càng lan rộng và có tác động đến mọi mặt đời sống KT-XH và môi trường của người dân địa phương. Với tốc độ phát triển như vậy thì nhu cầu SDĐ cũng phải tăng lên và sự chuyển dịch cơ cấu SDĐ xảy ra là điều tất yếu.
3.2.2. Biến động dân số, lao động
Quá trình ĐTH đã tác động không nhỏ đến đời sống, cơ cấu nhân khẩu và cơ cấu lao động của thành phố Nha Trang mà chủ yếu là sự giảm dần của số lao động nông nghiệp, tăng số lao động thương mại dịch vụ và xây dựng công nghiệp.
Bảng 3.8. Tình hình biến động dân số và lao động giai đoạn 2011-2015 [26]
Chỉ tiêu Đvt
Năm So sánh
2015/2011
2011 2013 2015
Tăng (+)
Giảm (-) % Tổng dân số Người 394.500 405.498 422.000 27.500 6,52 Số người trong độ tuổi,
lao động Người 167.400 174.680 185.600 18.200 9,8 Tỷ trọng lao động nông,
lâm, thuỷ sản % 19,6 17,52 14,4 - -5,2
Tỷ trọng lao động
công nghiệp- xây dựng % 27,4 27,96 28,8 - 1,4
Tỷ trọng lao động trong
ngành dịch vụ % 53 54,52 56,8 - 3,8
Theo số liệu thống kê trên bảng 3.8 cho thấy:
Có sự chuyển dịch về dân số và lao động của thành phố Nha Trang qua từng năm. Năm 2011 dân số 394.500 người đến năm 2015 dân số 422.000 người tăng 27.500 (tăng 6,52%) như vậy mức tăng bình quân là 1,3%/năm đây là mức tăng khá cao. Tuy nhiên số người trong độ tuổi lao động lại có mức tăng 9,8%, bình quân 1,96%/năm. Điều này có nghĩa là dân số thành phố Nha Trang đang bước vào thời điểm dân số vàng rất thuận lợi để phát triển kinh tế. Dân số trung bình của thành phố năm 2015: 414.577 người, mật độ dân số 1.630 người/km2, các phường nội thành có mặt độ dân số cao: Xương Huân, Vĩnh Phước, Vĩnh Thọ, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Phương Sơn, Phương Sài, Phước Tân, Phước Hòa, Tân Lập, Phước Tiến... các xã ngoại thành có mật độ dân số thưa hơn các phường nội thành. Tỷ suất tăng tự nhiên dân số năm 2015 là 8,01%.
Tỷ lệ lao động theo nghành nghề có sự chuyển dịch khá mạnh mẽ. Tỷ trọng lao động nông lâm, thủy sản giảm và tăng tỷ trọng lao động công nghiệp-xây dựng, tỷ trọng lao động trong nghành dịch vụ. Cụ thể: Tỷ trọng lao động nông lâm, thủy sản năm 2011 là 19,6% đến năm 2015 chỉ còn 14,4% giảm 5,2% trong khi đó tỷ trọng lao động công nghiệp-xây dựng tăng 1,4% và tỷ trọng lao động nghành dịch vụ tăng 3,8%. Như vậy có
một sự chuyển dịch lao động giữa các nghành nghề, số lao động nông nghiệp đã giảm mạnh qua các năm, xu hướng này còn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới vì diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp, đô thị. Ngược lại, số lao động phi nông nghiệp (lao động trong ngành trương mại dịch vụ và công nghiệp xây dựng) lại có xu hướng tăng đều qua các năm, đặc biệt là số lao động trong lĩnh vực dịch vụ. Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của thành phố năm 2015 có khoảng 222.074 người, chiếm 53,57% dân số. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 66,39%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 45%. Đây chính là một lợi thế quan trọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn thành phố [25].
Vấn đề đặt ra trên địa bàn thành phố hiện nay là công tác giải quyết việc làm cho người lao động cần phải nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng với yêu cầu của nền kinh tế hàng hóa. Cơ cấu dạy nghề phải đáp ứng với yêu cầu kinh tế thị trường.
3.2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của thành phố Nha Trang đã và đang có sự chuyển dịch theo hướng hợp lý, phù hợp với xu thế chung của các vùng đang phát triển. Trên cơ sở những lợi thế hiện có, trong quá trình phát triển kinh tế, thành phố luôn coi trọng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cùng với phát triển dịch vụ - du lịch được xác định là những ngành kinh tế chủ lực, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Với mục tiêu đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, hướng đến sự phát triển bền vững. Huy động các nguồn vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống của người dân, đồng thời thúc đẩy quá trình ĐTH trên địa bàn. Sau đây là biểu đồ mô tả biến động cơ cấu kinh tế của Thành phố trong giai đoạn 2011 - 2015.
Bảng 3.9. Cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm 2011– 2015
ĐVT: %
Năm Chỉ tiêu
2011 2013 2015
Công nghiệp – xây dựng 19,7 31,3 31
Dịch vụ - du lịch 39,8 56,8 62,8
Nông nghiệp 40,5 11,9 6,2
[26];[30]
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu kinh tế của thành phố qua các năm 2011– 2015
Qua bảng 3.9 và hình 3.3 cho thấy trong cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự thay đổi rất lớn, sự thay đổi này tập trung chủ yếu vào 2 ngành là nông nghiệp và dịch vụ – du lịch. Nếu như trong những năm 2011 giá trị ngành nông đang ở mức cao thì ở giai đoạn sau 2013 – 2015 lại giảm dần theo thời gian. Nhưng sự biến động này lại hoàn toàn ngược chiều với giá trị ngành dịch vụ – du lịch đang có xu hướng tăng dần qua từng năm. Điều này cho thấy ở góc độ nào đó thì ĐTH đã góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo đúng hướng. Đó là dấu hiệu điển hình của nền kinh tế đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cụ thể:
- Khu vực kinh tế nông nghiệp: có xu hướng giảm tỷ trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế. Từ 40,5% năm 2011 trong cơ cấu các ngành đến năm 2015 chỉ dừng lại ở 6,2%, giảm 33,7% trong vòng 5 năm. (2011-2015)
- Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng: Ngành CN – TTCN, xây dựng trên địa bàn đạt mức tăng trưởng khá, tuy nhiên lại có sự giảm dần giá trị sản xuất từ năm 2013 - 2015. Trong cơ cấu các ngành kinh tế, năm 2011 đạt 19,7% trong khi năm 2015 là 31%. Như vậy giảm bình quân mỗi năm 1,13%.
- Khu vực kinh tế dịch vụ - du lịch: tăng trưởng khá mạnh và đang dần vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là năm 2015 chiếm 62,8% trong cơ cấu các ngành kinh tế của thị xã tăng so với năm 2011 là 23%.
Như vậy cho thấy, nền kinh tế trên địa bàn Thành phố đang dịch chuyển theo hướng phát triển kinh tế dịch vụ - du lịch - công nghiệp - nông nghiệp. Đó là dấu hiệu điển hình của nền kinh tế đang trong thời kỳ công nghiệp hoá. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm vừa qua có sự chuyển biến tích cực, dịch vụ, thương mại công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất của Thành phố. Về thực