Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 32 - 35)

2.1. Khái quát đặc điểm Kinh tế - Xã hội của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn

2.1.1. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn

Lạng Sơn là một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam: Phía Đông tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc với đường biên giới dài 253 km, phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Cao Bằng, phía Đông Nam tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây tiếp giáp với tỉnh Bắc Cạn, phía Tây Nam tiếp giáp với tỉnh Thái Nguyên, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Bắc Giang.

Với diện tích 8.325 km2 chiếm 2,5% diện tích cả nước, Lạng Sơn có 10 huyện và 01 thành phố. Số dân trên địa bàn tỉnh đến cuối năm 2009 là 758.991 người, mật độ trung bình 91 người/km2. Dân cư tập trung chủ yếu ở nông thôn chiếm 85% dân số toàn tỉnh, 76% dân số sống bằng nghề nông.

Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Nùng chiếm 43,9%; dân tộc Tày chiếm 35,9% dân tộc Kinh chiếm 15,3%; dân tộc Dao chiếm 3,54% còn lại các dân tộc khác nhƣ Sán Chay, Hoa, Mông, Thái, Mường chiếm 1,41%.

Lạng Sơn nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm đƣợc chia thành bốn mùa rõ rệt. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1.400 - 1.500 mm.

Với nhiệt độ trung bình hàng năm từ 20 độ C đến 22 độ C rất thuận lợi cho việc phát triển các loại cây dài ngày nhƣ: Hồi, trám, quýt, đào, lê, chè,...

Về tài nguyên thiên nhiên: Khoáng sản trên địa bàn tỉnh không nhiều về chủng loại nhƣng có một số loại có trữ lƣợng khá lớn, với giá trị kinh tế

26

cao, là nguồn nguyên liệu quý giá để phát triển công nghiệp nhƣ than đá, đá vôi...

Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận lợi, có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253 km; có 2 cửa khẩu quốc tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng), 2 cửa khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới tạo điều kiện cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, Trung tâm buôn bán thương mại quan trọng của tỉnh trong cả nước với Trung Quốc, sau đó sang các nước Trung Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện chính sách ĐTPT các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại - du lịch - dịch vụ. Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh.

Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khu kinh tế cửa khẩu, hệ thống giao thông thuận lợi, nên việc buôn bán trong những năm qua ở đây rất sôi động, hàng hoá trong tỉnh, các tỉnh bạn trong cả nước qua Lạng Sơn xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng, chủng loại lớn, năm sau cao hơn năm trước. Hàng năm có hàng trăm doanh nghiệp trong cả nước tham gia xuất khẩu qua biên giới, thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước, nước ngoài, các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - dịch vụ - du lịch ở cửa khẩu và trên địa bàn tỉnh. Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao mức sống của nhân dân, tăng thu nhập cho ngân sách địa phương và Trung ương.

Hàng năm thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 85% tổng thu ngân sách toàn tỉnh. Cùng với buôn bán phát triển, ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn,

27

nhà hàng trong những năm qua cũng đã phát triển nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước và quốc tế. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 15 khách sạn của Nhà nước và hàng trăm khách sạn, nhà trọ, nhà khách của các cơ quan, tập thể, tƣ nhân. Các khách sạn, nhà khách đƣợc nâng cấp trang thiết bị có máy lạnh, ti vi, điện thoại phục vụ ngày một tốt hơn nhu cầu xã hội.

Hệ thống ngân hàng tập trung ở địa bàn thành phố, các khu kinh tế cửa khẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục tương đối đơn giản, chặt chẽ, thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, hoạt động trao đổi buôn bán hàng hoá và ngoại tệ.

Lạng Sơn là một tỉnh có lợi thế lớn về phát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hoà giữa vị trí địa lý, thiên nhiên, lịch sử và con người. Lạng Sơn là vùng biên giới, cửa khẩu ở phía Bắc nước ta, lại nằm trên đường giao thông hết sức thuận lợi nối với thủ đô Hà Nội, thường xuyên thu hút khách du lịch tham quan, giao lưu, trao đổi, hoạt động thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc. Ngoài ra, thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn nhiều hang động, núi rừng tự nhiên và phong cảnh đẹp với khí hậu mùa hè mát mẻ, dễ chịu, được coi là một điểm nghỉ mát, an dưỡng lý tưởng đối với các du khách từ xa đến nhƣ động Tam Thanh, động Nhị Thanh, núi nàng Tô Thị, khu du lịch Mẫu Sơn… Lạng Sơn còn là nơi nổi tiếng với nhiều địa danh lịch sử nhƣ ải Mục Nam Quan, ải Chi Lăng, Thành nhà Mạc đã bao lần chứng kiến các trận đánh đuổi quân xâm lược trong suốt tiến trình dựng nước và giữ nước, hay với nền văn hoá Bắc Sơn, căn cứ Cách mạng Bắc Sơn. Con người cần cù mến khách cùng với các lễ hội, truyền thống văn hoá làm cho Lạng Sơn luôn là điểm du lịch hấp dẫn đối với khách thập phương.

Trong những năm qua tỉnh luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, GDP trong năm 2008 đạt 12,46%, năm 2009 do ảnh hưởng của khủng hoảng

28

kinh tế toàn cầu GDP của tỉnh chỉ đạt 8,9%, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 10 triệu đồng. Lĩnh vực văn hoá xã hội đạt đƣợc những tiến bộ mới. Chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng lên và đƣợc đánh giá đúng thực chất hơn. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ THPT đạt 89,56%, tăng 9,7%, hệ bổ túc THPT đạt 86,58%

tăng 21,95% so với năm học trước. Đã có 221/226 xã, phường, thị trấn hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, đạt tỷ lệ 97,9%. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 64 trường. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều có gắng, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm 2% so với năm 2009. Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở tiếp tục được tăng cường, hết năm 2009, toàn tỉnh có 17,4 giường bệnh/vạn dân; 75% trạm y tế xã có bác sỹ đạt tỷ lệ 7,35 bác sỹ/vạn dân. Có 6 bệnh viện tuyến huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)