3.2. Giải pháp hoàn thiện cộng tác kiểm soát chi đầu t- phát triển vốn ngân sách nhà n-ớc qua Kho bạc Nhà n-ớc Lạng Sơn giai đoạn hiện nay
3.2.3. Tăng cường đào tạo và nâng cao năng lực kiểm soát chi đầu tư phát triển vốn ngân sách nhà nước
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất cho cán bộ KBNN: Việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ và phẩm chất cho cán bộ, công chức KBNN là nhân tố quan trọng hàng đầu trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ làm công tác kiểm soát chi NSNN đòi hỏi phải ngày càng đƣợc hoàn thiện. Cán bộ đƣợc phân công làm công tác kiểm soát chi phải là những người có năng lực chuyên môn, đƣợc đào tạo cơ bản và chuyên sâu, mặt khác cán bộ đó phải có tƣ cách, phẩm chất đạo đức tốt. Phải tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát chi tại các KBNN trong toàn tỉnh. Lựa chọn những cán bộ có năng lực chuyên môn sâu, nắm chắc các chế độ, chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của các cơ quan Trung ương và địa phương bố trí làm công tác kiểm soát chi. Mặt khác cơ quan phải thường xuyên cử đi đào tạo, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị để nâng cao phẩm chất chính trị cho cán bộ kiểm soát chi; theo dõi, giám sát chặt chẽ, có kế hoạch sắp xếp, phân công và luân chuyển cán bộ, công chức kiểm soát chi. Cương quyết và nghiêm minh loại bỏ những cán bộ thoái hoá, biến chất cấu kết với các đơn vị sử dụng ngân sách cố tình làm trái chính sách, chế độ, sai quy trình nghiệp vụ để vụ lợi cá nhân, gây thất thoát vốn NSNN giao cho KBNN quản lý. Bên cạnh đó liên tục đào tạo để cán bộ nắm bắt đƣợc các yêu cầu nhiệm vụ mới của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tổ chức tổng hợp, tích lũy số liệu, đánh giá rút kinh nghiệm trong công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn ngân sách nhà nước. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến
77
thức, chế độ chính sách mới cho cán bộ công chức kiểm soát chi trong điều kiện chế độ thường xuyên thay đổi như hiện nay.
Hiện đại hóa hoạt động kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để đảm bảo công tác thông tin báo cáo, công tác thanh toán vốn đầu tƣ đƣợc nhanh chóng, chính xác và kịp thời, đáp ứng yêu cầu quản lý và điều hành hệ thống KBNN Lạng Sơn một cách thông suốt có hiệu quả thì vấn đề xây dưng chương trình quản lý bằng hệ thống tin học càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và hiện đại hóa công nghệ KBNN: Luật NSNN sửa đổi đã đặt hệ thống KBNN trước những yêu cầu mới, đòi hỏi phải hoàn thiện nhanh chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ hiện đại hoá công nghệ thông tin phục vụ kịp thời sự phát triển của xã hội, đặc biệt là trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để thực hiện đƣợc điều này, hệ thống KBNN phải tham gia quản lý quỹ NSNN với tƣ cách là một công cụ trong hệ thống tài chính, chứ không phải chỉ đơn thuần là cơ quan “xuất, nhập và giữ gìn công quỹ”. Trong giai đoạn đầu, khi cơ chế quản lý mới chƣa thực hiện ngay đƣợc, thì cần phải có sự phân định rõ chức năng, nhiệm vụ cũng nhƣ sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tổ chức quản lý và kiểm soát chi NSNN. Cơ chế quản lý chi và kiểm soát chi thực sự có hiệu quả khi có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhƣ KBNN, Tài chính và đơn vị thụ hưởng NSNN. Với mục tiêu chung của toàn ngành trong thời gian tới là xây dựng KBNN hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả và phát triển ổn định, vững chắc trên cơ sở cải cách thể chế chính sách, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng đó là: quản lý quỹ NSNN và các quỹ tài chính nhà nước; quản lý ngân quỹ và quản lý nợ Chính phủ; tổng kế toán nhà nước nhằm tăng cường năng lực, hiệu quả và tính công khai,
78
minh bạch trong quản lý các nguồn lực tài chính của Nhà nước. Đến năm 2020, các hoạt động KBNN đƣợc thực hiện trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại và hình thành KBNN điện tử. Cụ thể là: Gắn kết quản lý quỹ NSNN với quy trình quản lý NSNN từ khâu lập, phân bổ, chấp hành, kế toán, kiểm toán và quyết toán ngân sách thông qua cải cách công tác kế toán NSNN, hoàn thiện chế độ thông tin, báo cáo tài chính. Kết nối các hệ thống thông tin trong và ngoài ngành tài chính, hệ thống Thuế, hệ thống Hải quan, hệ thống Ngân hàng, hệ thống các cấp chính quyền... tiến tới hình thành hệ thống thông tin Tài chính hợp nhất.
Xây dựng cơ chế, quy trình quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN phù hợp với thông lệ quốc tế để vận hành TABMIS. Từng bước thực hiện quản lý, kiểm soát chi theo kết quả đầu ra, thống nhất quy trình và tập trung đầu mối kiểm soát chi. Tăng cường cải cách thủ tục hành chính trong công tác kiểm soát chi, thực hiện kiểm soát chi NSNN một cửa và xây dựng chuẩn ISO 9001-2000, tiến tới áp dụng thí điểm quy trình, thủ tục kiểm soát chi điện tử. Thống nhất quản lý các quỹ tài chính nhà nước theo hướng phản ánh, hạch toán kế toán đầy đủ trong hệ thống thông tin tích hợp ngân sách và Kho bạc (TABMIS); các khoản thu, chi của các quỹ nhà nước đều được thực hiện thông qua tài khoản thanh toán tập trung (TSA) của KBNN, tạo điều kiện thực hiện cải cách quản lý ngân quỹ, góp phần ổn định tình hình tài chính tiền tệ. Dự án xây dựng hệ thống quản lý thông tin Ngân sách và Kho bạc (TABMIS) là một dự án lớn, đi đầu trong chương trình hiện đại hoá ngành Tài chính với mục tiêu của dự án TABMIS là nhằm hiện đại hoá công tác quản lý NSNN từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện ngân sách, báo cáo ngân sách;
nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công, đảm bảo an ninh tài chính. Khi đƣa vào vận hành, hệ thống TABMIS có khả
79
năng tích hợp, kết nối và xử lý tập Trung dữ liệu trong toàn ngành Tài chính từ Trung ương tới địa phương và có khả năng kết nối cả với các cơ quan liên quan như các Bộ, ngành, HĐND, UBND các cấp và hướng tới tất cả các đơn vị sử dụng NSNN (dự án này đã triển khai tại KBNN Lạng Sơn từ tháng 06 năm 2011).
Xây dựng kho dữ liệu về thu, chi NSNN; thiết lập hệ thống báo cáo thống kê thống nhất về thu, chi NSNN phù hợp với chế độ kế toán nhà nước để vận hành cho TABMIS và thống kê tài chính Chính phủ. Phát triển các ứng dụng chính theo mô hình hiện đại nhƣ ứng dụng thanh toán điện tử, ứng dụng quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, hoàn thiện chương trình quản lý phát hành và thanh toán trái phiếu. Các ứng dụng này sẽ đƣợc giao diện (hoặc đƣợc tích hợp) với hệ thống TABMIS. Từ đó vấn đề trọng tâm và có ý nghĩa cấp bách là phải xây dựng đƣợc hệ thống thông tin nhanh nhậy, ổn định từ Trung ương đến địa phương để đủ sức truyền tải và cập nhật mọi thông tin cần thiết phục vụ kịp thời cho công tác quản lý và điều hành của các cấp chính quyền. Chức năng cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành của lãnh đạo các cấp là của các phòng, ban chức năng trong tổ chức KBNN ở tất cả các cấp. Thông tin cung cấp cho lãnh đạo là các thông tin rất đa dạng, có tính chất phân tích, tổng hợp cao, yêu cầu đáp ứng theo định kỳ hoặc bất thường khi lãnh đạo có yêu cầu. Mặt khác, nhiệm vụ và chức năng của KBNN đặt ra yêu cầu phải đổi mới và hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ, trong đó kế toán KBNN phải đảm bảo theo chuẩn quốc tế, vì vậy hiện đại hoá KBNN không đơn thuần chỉ là vấn đề công nghệ thông tin. Ngƣợc lại việc đƣa công nghệ mới vào ứng dụng (nhƣ xây dựng các ứng dụng xử lý tập trung...) cũng sẽ tác động thúc đẩy quá trình hoàn thiện các quy trình nghiệp vụ theo hướng hoàn thiện hơn.
80
Trong quá trình xây dựng chương trình và qua chương trình cần làm rõ trách nhiệm giữa các đơn vị trong nội bộ KBNN Lạng Sơn cụ thể là giữa bộ phận Kiểm soát chi và bộ phận Kế toán Nhà nước trong việc luân chuyển chứng từ, nhập số liệu, kiểm soát hồ sơ từ khâu kế hoạch vốn, thông báo hạn mức vốn đến việc thanh toán vốn cho chương trình, dự án. Theo đó bộ phận kiểm soát chi chịu trách nhiệm toàn bộ về thanh toán vốn đầu tƣ cho dự án, theo dõi chi tiết từng chủ đầu tƣ và theo dõi niên độ kế hoạch vốn, bộ phận kế toán hạch toán các lần thanh toán, tạm ứng, ứng trước của chủ đầu tư. Chương trình đáp ứng đƣợc yêu cầu sẽ tạo thuận lợi cho việc đối chiếu số liệu giữa hai bộ phận kiểm soát chi và bộ phận kế toán.