Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 35 - 43)

2.1. Khái quát đặc điểm Kinh tế - Xã hội của tỉnh và chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn

Kho bạc Nhà nước Lạng Sơn được thành lập và đi vào hoạt động từ 01/04/1990, là đơn vị trực thuộc KBNN. Với chức năng, nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN, thực hiện nhiệm vụ thu, chi NSNN trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn, bao gồm: 10 huyện và 01 Thành phố trực thuộc tỉnh.

Doanh số hoạt động ngày càng tăng, hiện nay KBNN Lạng Sơn có quan hệ với 1.513 đơn vị giao dịch, mở 8.823 tài khoản thanh toán tại KBNN tỉnh và các KBNN huyện.

Tổ chức bộ máy của KBNN Lạng Sơn: gồm 10 phòng nghiệp vụ và 10 KBNN huyện, với tổng số 208 cán bộ thực hiện các phần hành nghiệp vụ, trong đó có gần 30% cán bộ trực tiếp làm công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN.

Tổ chức bộ máy đƣợc thực hiện theo sơ đồ 2.1 (trang 30).

Căn cứ Quyết định số 362/QĐ-BTC ngày 11 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

29

tổ chức của KBNN ở tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ƣơng. KBNN Lạng Sơn có một số nhiệm vụ chủ yếu nhƣ sau:

* Chức năng: KBNN là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ; tổng kế toán nhà nước; thực hiện việc huy động vốn cho NSNN và cho ĐTPT thông qua hình thức phát hành trái phiếu Chính phủ theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ KBNN: Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

- Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực quản lý của KBNN.

- Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước.

- Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định: Dự thảo thông tư và các văn bản khác về lĩnh vực quản lý của KBNN; Kế hoạch hoạt động hàng năm của KBNN.

- Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của KBNN.

- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực quản lý quỹ NSNN, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

30

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực quản lý của Kho bạc Nhà nước.

- Quản lý quỹ NSNN, quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác được giao theo quy định của pháp luật:

Tập trung và phản ánh đầy đủ, kịp thời các khoản thu NSNN; tổ chức thực hiện việc thu nộp vào quỹ NSNN các khoản tiền do các tổ chức và cá nhân nộp tại hệ thống KBNN; thực hiện hạch toán số thu NSNN cho các cấp ngân sách theo quy định của Luật NSNN và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi của NSNN và các nguồn vốn khác đƣợc giao theo quy định của pháp luật;

Quản lý quỹ ngoại tệ tập trung của NSNN, định kỳ công bố tỷ giá hạch toán phục vụ cho việc hạch toán các khoản thu chi NSNN bằng ngoại tệ;

Quản lý, kiểm soát và thực hiện nhập, xuất các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác do KBNN quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Quản lý tài sản quốc gia quý hiếm đƣợc giao theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN.

- Đƣợc trích tài khoản của tổ chức, cá nhân mở tại KBNN để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật; từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức hạch toán kế toán NSNN, các quỹ và tài sản của Nhà nước đƣợc giao quản lý, các khoản vay nợ, viện trợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật; báo cáo tình hình thực hiện thu, chi NSNN cho cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan nhà nước liên quan theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

31

- Tổ chức thực hiện công tác thống kê KBNN và chế độ báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức quản lý, điều hành ngân quỹ KBNN tập trung, thống nhất trong toàn hệ thống:

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản đối với tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN;

Mở tài khoản tiền gửi hoặc tài khoản thanh toán tại ngân hàng nhà nước và các ngân hàng thương mại để thực hiện các nghiệp vụ thu, chi, thanh toán của KBNN theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Đƣợc sử dụng ngân quỹ KBNN để tạm ứng cho NSNN theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;

Xây dựng và phát triển hệ thống các công cụ, nghiệp vụ quản lý hiện đại theo nguyên tắc đảm bảo an toàn và hiệu quả ngân quỹ KBNN.

- Tổ chức huy động vốn cho NSNN và ĐTPT thông qua việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

- Tổ chức quản trị và vận hành hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc Nhà nước.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của KBNN; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí đƣợc giao theo quy định của pháp luật.

- Hiện đại hoá hoạt động KBNN:

Xây dựng cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam;

32

Tổ chức quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại hoá cơ sở vật chất của hệ thống KBNN.

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế thuộc lĩnh vực KBNN theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác tổ chức và cán bộ:

Xây dựng tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực bảo đảm yêu cầu cải cách về cơ chế, chính sách và hiện đại hoá công nghệ quản lý;

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của KBNN theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật;

Quản lý kinh phí do NSNN cấp và tài sản đƣợc giao theo quy định của pháp luật; đƣợc sử dụng các khoản thu phát sinh trong hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.

- Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

* Nhiệm vụ, quyền hạn của KBNN trong kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN:

Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi NSNN, bảo đảm các khoản chi có đủ các điều kiện nhƣ: đã có trong dự toán chi NSNN năm đƣợc cấp có thẩm quyền giao; đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định (đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước do Thủ tướng Chính phủ quy định; đối với các chế độ tiêu chuẩn định mức chi ngân sách đối với ngành, lĩnh vực do Bộ Tài chính quy định; đối với các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu

33

có tính chất đặc thù cho từng địa phương do Hội đồng nhân dân tỉnh quy định, trừ những chế độ chi có tính chất tiền lương, tiền công, phụ cấp); đã được cơ quan tài chính hoặc thủ trưởng đơn vị sử dụng NSNN hoặc người đƣợc uỷ quyền quyết định chi; có đủ hồ sơ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định.

Thực hiện kiểm soát, thanh toán trực tiếp các khoản chi NSNN cho đơn vị, người cung cấp hàng hoá dịch vụ (đối với các đơn vị, người cung cấp hàng hoá dịch vụ có mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN), hoặc thanh toán qua đơn vị sử dụng ngân sách để thanh toán cho người cung cấp hàng hoá dịch vụ (đối với trường hợp người cung cấp hàng hoá, dịch vụ chưa mở tài khoản tại ngân hàng hoặc KBNN).

Tổ chức hạch toán kế toán các khoản chi NSNN theo Mục lục NSNN hiện hành.

Thống kê, báo cáo tình hình chi NSNN cho cơ quan có thẩm quyền, KBNN cấp trên theo chế độ thống kê, báo cáo do Bộ Tài chính và KBNN quy định.

Đối chiếu, xác nhận số thực chi NSNN qua KBNN cho đơn vị sử dụng NSNN hàng tháng, quý, năm.

Thực hiện thu hồi giảm chi NSNN theo quyết định của cơ quan tài chính hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tạm dừng thanh toán nếu tồn quỹ NSNN không đảm bảo đủ để chi trả;

Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán, giao dịch bằng tiền mặt, chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị và cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN. KBNN đƣợc mở tài khoản (không kỳ hạn, có kỳ hạn) tại Ngân hàng Nhà nước hoặc Ngân hàng thương mại quốc doanh để giao dịch và thanh toán.

Tổ chức thanh toán, điều hoà vốn và tiền mặt trong hệ thống KBNN,

34

đảm bảo tập trung nhanh các khoản thu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán, chi trả của NSNN.

Tổ chức hoạt động kế toán, thống kê và báo cáo quyết toán quỹ NSNN, quỹ dự trữ tài chính nhà nước, tiền và tài sản tạm thu, tạm giữ,...

Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ trên, KBNN đƣợc tổ chức theo nguyên tắc tập trung, thống nhất thành hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phương, bao gồm ba cấp: cấp TW có KBNN; cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW có KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng (sau đây gọi chung là KBNN tỉnh); cấp quận, huyện, thị xã có KBNN quận, huyện, thị xã (sau đây gọi chung là KBNN huyện).

Trong quá trình hoạt động và phát triển, KBNN Lạng Sơn luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đã đƣợc Bộ Tài chính, KBNN và Tỉnh uỷ- HĐND- UBND tỉnh ghi nhận. Với những thành tích đã đạt đƣợc KBNN Lạng Sơn đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý cho tập thể và cá nhân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, đảm bảo an toàn tuyệt đối tiền, tài sản nhà nước giao cho quản lý. Với mục tiêu lâu dài của toàn hệ thống là “Duy trì ổn định, hoàn thiện chức năng, hiện đại hoá công nghệ, phát triển nguồn nhân lực”, KBNN Lạng Sơn đang tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống đoàn kết, thống nhất, vƣợt qua mọi khó khăn thách thức để hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ quản lý quỹ NSNN với hiệu quả cao nhất.

35

Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức KBNN Lạng Sơn

GIÁM ĐỐC KBNN LẠNG SƠN

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ

GIÁM ĐỐC

Phòng Kho

quỹ

Phòng Hành chính quản

trị

Phòng Giao

dịch

Phòng Kế toán Nhà nước

Phòng Tổ chức

Cán bộ

Phòng Thanh

tra

Phòng Kiểm

soát chi

Phòng Tổng

hợp

Phòng Tài vụ

Phòng Tin học

10 KBNN các Huyện trực thuộc

36

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)