Hoàn thiện Cơ chế chính sách quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 77 - 83)

3.2. Giải pháp hoàn thiện cộng tác kiểm soát chi đầu t- phát triển vốn ngân sách nhà n-ớc qua Kho bạc Nhà n-ớc Lạng Sơn giai đoạn hiện nay

3.2.2. Hoàn thiện Cơ chế chính sách quản lý đầu tư

Về cơ chế, chính sách và công tác chỉ đạo, điều hành: lĩnh vực chi ĐTPT là lĩnh vực liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành và thường có nhiều thay đổi về cơ chế, chính sách, do vậy văn bản của các Bộ, ngành cần ban hành kịp thời, hướng dẫn đồng bộ, thống nhất để các địa phương chủ động thực hiện. Mặt khác, để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn của năm kế hoạch, đề nghị không nên cho “kéo dài” kế hoạch năm trước sang năm sau, bởi nhƣ thế “vòng tuần hoàn” giải ngân chậm ở những tháng đầu năm kế hoạch sẽ lặp lại. Đối với các cấp có thẩm quyền ở tỉnh, huyện cần tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và kịp thời tháo gỡ, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

Về công tác bố trí kế hoạch vốn của cấp có thẩm quyền: Kế hoạch vốn hàng năm chỉ bố trí cho những dự án đã đủ điều kiện thủ tục và thời gian theo quy định, tuyệt đối không bố trí cho những dự án không đủ điều kiện, đồng thời cơ quan có thẩm quyền phải phân khai sớm để các chủ đầu tƣ chủ động thực hiện. Mặt khác, cần theo dõi sát sao tiến độ thực hiện các dự án và có biện pháp điều chỉnh kế hoạch vốn kịp thời để bổ sung vốn cho những dự án đã có khối lƣợng thực hiện lớn từ những dự án thực hiện chậm hoặc không thực hiện đƣợc. tránh tình trạng dự án chờ vốn, vốn nằm chờ dự án nhƣ thời gian vừa qua. Đối với chi ĐTPT ƣu tiên việc bố trí vốn để trả nợ các khoản vay ứng trước, bố trí các công trình, dự án đã có khối lƣợng chuyển tiếp dở dang, cân đối nguồn vốn hàng năm để bố

71

trí đầu tƣ mới hợp lý, tránh dàn trải; ƣu tiên các công trình, dự án trọng điểm, bố trí nguồn vốn khoa học đảm bảo thanh toán kịp thời theo tiến độ, niên độ, có nhƣ vậy mới đem lại hiệu quả cao trong đầu tƣ XDCB. Đối với chi đầu tƣ XDCB từ các nguồn vốn tập trung, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ XDCB, thì căn cứ vào kế hoạch vốn bố trí cho các công trình, dự án đã đƣợc cấp có thẩm quyền quyết định và khối lƣợng hoàn thành, cơ quan tài chính bố trí chuyển nguồn để cơ quan KBNN để thực hiện cấp phát, thanh toán. Định kỳ hàng năm cần phải tổ chức soát xét lại việc triển khai các dự án đã bố trí kế hoạch vốn, kiên quyết thực hiện điều chuyển hoặc cắt giảm đối với các dự án triển khai chậm hoặc dự án không thực sự hiệu quả để tập trung vốn ƣu tiên cho các dự án khác hiệu quả hơn.

Nhà nước cũng cần thực hiện nghiêm việc kiểm soát chi phí xây dựng bằng cơ chế quản lý thông qua hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về chi phí đầu tƣ xây dựng, kiểm tra và giám sát chi phí đầu tƣ xây dựng bằng hệ thống công cụ quản lý nhƣ các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật, hệ thống định mức xây dựng, hệ thống giá xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tế thi công và sự phát triển của công nghệ xây dựng hiện nay. Đặc biệt là phương pháp xác định tổng mức đầu tư được xây dựng theo hướng đảm bảo tính đúng, tính đủ, trong đó yếu tố trƣợt giá đƣợc xác định một cách khoa học, phù hợp với thời gian xây dựng công trình. Chỉ số giá xây dựng sẽ đƣợc tính theo từng loại công trình xây dựng, theo khu vực, thời gian, trên cơ sở thống kê chỉ số giá của những năm trước đó và được công bố theo từng địa điểm. Bên cạnh đó, cần xây dựng và công bố suất vốn đầu tƣ, giá xây dựng chuẩn theo bộ phận và kết cấu, theo diện tính và công năng sử dụng, đơn giá tổng hợp, quy định về tiến độ thực hiện phù hợp với từng loại hình dự án. Có được như vậy thì nhà nước vừa tạo được sự chủ động, nhƣng cũng vừa thắt chặt trách nhiệm của các chủ thể tham

72

gia hoạt động đầu tƣ xây dựng trong công tác quản lý chi phí đầu tƣ xây dựng, tránh đƣợc các bất cập trong các quy định quản lý chi phí hiện nay, đảm bảo tính đúng tính đủ chi phí xây dựng, an toàn trong công tác điều hành kế hoạch chi ĐTPT, đẩy nhanh tiến độ thi công đã đƣợc phê duyệt.

Lập, thẩm định và quyết định đầu tƣ các dự án đƣợc đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nước: Lập dự án phải được căn cứ vào quy hoạch và danh mục đƣợc phê duyệt trong kế hoạch đầu tƣ 5 năm của tỉnh.

Đây là yêu cầu cơ bản để tập trung nguồn lực, nhằm đạt đƣợc mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Khi phê duyệt dự án đầu tƣ, cơ quan thẩm định và phê duyệt cần đánh giá đúng tính cấp thiết của dự án. Đối với dự án quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp cần áp dụng hình thức thuê chuyên gia tư vấn độc lập phản biện. Đồng thời, người quyết định đầu tư dự án phải chịu trách nhiệm xác định rõ và đảm bảo tính khả thi về nguồn vốn đầu tƣ cho dự án theo đúng yêu cầu tiến độ, trong đó dự án nhóm C phải hoàn thành không quá 2 năm, nhóm B không quá 4 năm, các dự án đầu tƣ phải năm trong kế hoạch 5 năm và quy hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt. Chấm dứt việc xem việc lập, phê duyệt dự án đầu tƣ nhƣ một loại thủ tục hành chính, một điều kiện để đƣợc ghi kế hoạch vốn, mà cần phải phân tích tính cấp thiết, luận chứng các phương án kinh tế - kỹ thuật, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội cũng như môi trường khi đã triển khai dự án. Khi phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư, cơ quan tham mưu phải tiến hành giám sát, đánh giá đầu tƣ, xác định rõ nguyên nhân khách quan, chủ quan của việc điều chỉnh dự án và biện pháp xử lý của các bên có liên quan trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh dự án đầu tư. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư nếu duyệt sai quy định pháp luật, không hiệu quả phải chịu trách nhiệm đối với hậu quả của quyết định không đúng gây ra. Chỉ quyết định đầu tƣ khi xác định rõ

73

nguồn vốn, đúng quy hoạch, bảo đảm có hiệu quả và không trái với các quy định hiện hành về quản lý đầu tƣ xây dựng, quy định rõ trách nhiệm cá nhân của người thẩm định, người quyết định đầu tư đối với chất lượng và hiệu của của công trình dự án đầu tƣ. Đối với các dự án đang đầu tƣ, ra soát, tính toán cần thiết phải sửa đổi, bổ sung giải pháp kỹ thuật, thay đổi quy mô, công nghệ cho phù hợp nhằm đảm bảo tính hiệu quả của dự án.

Xét thấy nếu việc tiếp tục đầu tƣ không hiệu quả thì kiên quyết dừng đầu tƣ;

Tăng cường quản lý đấu thầu theo Luật đấu thầu: UBND tỉnh cần chỉ đạo việc tổ chức tập huấn, hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và các thông tư hướng dẫn, mới nhất là thông tƣ 09/2010/TT-BKH ngày 21/4/2010 của Bộ Kế hoạch đầu tƣ Quy định chi tiết lập báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp. Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động đấu thầu, thực hiện mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công khai, minh bạch và hiệu quả kinh tế. Chỉ đạo việc thực hiện kiên quyết các biện pháp chế tài theo quy định nhƣ cảnh cáo, phạt tiền, cấm tham gia hoạt động đấu thầu hoặc kết hợp các hình thức trên để xử phạt các trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu nhằm tránh xảy ra tình trạng không tổ chức đấu thầu đầy đủ theo quy định, chia nhỏ dự án để chỉ định thầu, tổ chức đấu thầu hạn chế thiếu cơ sở pháp lý, xác định khối lƣợng mời thầu không chính xác... xử lý kiên quyết các hành vi dàn xếp, thông đồng giữa các nhà thầu với Chủ đầu tƣ, kể cả các hành vi của cơ quan, tổ chức thẩm định, phê duyệt kết quả đấu thầu dẫn đến kết quả sai lệch hoặc lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực. Khắc phục ngay tình trạng nhà thầu một lúc nhận thầu nhiều công trình, dàn trải máy móc thiết bị, nhân lực làm kéo dài tiết độ thi công hoặc khi trúng thầu ký hợp đồng lại với đơn vị khác

74

không đủ tiêu chuẩn thi công dự án hoặc dự thầu giá thấp để trúng thầu, sau đó tìm cách phát sinh nâng giá hợp đồng...Tăng cường việc chỉ đạo các cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của Luật đấu thầu, trong quá trình phê duyệt kế hoạch đấu thầu cần lưu ý áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, hạn chế việc áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế hoặc hình thức chỉ định thầu.

Chương trình, dự án cần tăng cường giám sát, đánh giá hiệu quả, tiến độ đầu tƣ. Mọi công trình xây dựng phải thực hiện chế độ giám sát theo đúng Luật xây dựng trên tất cả các mặt chất lượng, khối lương, tiết độ, chủng loại vật tư thiết bị, an toàn lao động và vệ sinh môi trường. Chủ đầu tƣ phải thuê tƣ vấn giám sát hoặc tự thực hiện khi có đủ điều kiện về năng lực. Các cơ quan quản lý lĩnh vực xây dựng, các chủ đầu tƣ và các địa phương thực hiện giám sát ngay từ khâu bố trí đầu tư đảm bảo tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch đƣợc duyệt, thực hiện giám sát trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ. Bổ sung quy chế bắt buộc có giám sát chất lƣợng của Nhà thầu, nhằm loại bỏ tình trạng khoán trắng giữa các công ty xây dựng, hiện đƣợc xem là kẽ hở rất lớn trong việc giám sát và quản lý chất lƣợng công trình. Đối với những công trình ngầm, bộ phận che khuất, kết cấu chịu lực quan trọng,... cần có ý kiến xác nhận giám sát tác giả của đơn vị thiết kế trước khi nghiệm thu chuyển giai đoạn xây lắp. Nghiêm cấm và xử lý nghiêm việc thông đồng khai man khôi lƣợng nghiệm thu, nghiệm thu khống để chạy vốn hoặc nghiệm thu trùng khối lƣợng...

Tăng cường các biện pháp đẩy nhanh tiến độ thi công: Nhằm thúc đẩy các bên liên quan, đặc biệt là nhà thầu xây dựng, tập trung nhân lực, thiết bị, nguyên vật liệu, tổ chức quản lý thi công theo đúng tiến độ quy định tại quyết định đầu tƣ. Đẩy nhanh tiến độ thi công sẽ sớm đƣa dự án vào vận hành, khai thác theo đúng các mục tiêu của dự án, phục vụ mục

75

tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để tránh những thiệt hại do chậm tiến độ, đồng thời đảm bảo thực hiện đạt mục tiêu tăng trưởng như phương hướng đã nêu, việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công là rất cần thiết. Trong đó, việc thưởng phạt tiến độ đƣợc xem là một trong những giải pháp quan trọng. UBND tỉnh cần có chỉ đạo các ngành địa phương, các Chủ đầu tư triển khai thực hiện việc thưởng phạt tiến độ theo quy định của Luật Xây dựng.

Quyết toán và là khâu cuối cùng, rất quan trọng trong công tác đầu tƣ. Nhƣng trên thực tế hiện nay nhiều chủ đầu tƣ cũng nhƣ nhà thầu chỉ quan tâm đến việc tìm dự án, công trình và tổ chức đấu thầu, nhận thầu rồi triển khai thi công, đƣa công trình vào sử dụng mà không chú trọng đến việc quyết toán hoàn thành dự án. Sự không quan tâm đúng mực này đã làm cho công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN gặp nhiều kho khăn trong việc quyết toán các dự án đầu tƣ. Cần có những quy định rõ đối với chủ đầu tƣ cũng nhƣ nhà thầu về trách nhiệm trong công tác quyết toán công trình. Đẩy mạnh việc áp dụng chế tài xử phạt vi phạm trong khâu quyết toán dự án hoàn thành trước khi có công văn 921/TTg-KTTH ngày 20/6/2008 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện nghiêm túc. Các Chủ đầu tƣ và nhà thầu phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quyết toán dự án hoàn thành. Nhìn nhận vấn đề quyết toán là một khâu quan trọng trong công tác kiểm soát chi ĐTPT vốn NSNN. KBNN Lạng Sơn đã phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố hướng dẫn, nhắc nhở đẩy nhanh tiến độ quyết toán dự án hoàn thành. Vì vậy công tác quyết toán dự án công trình hoàn thành có sự tiến bộ hơn so với những năm trước. Một số chủ đầu tư đã chấp hành và thực hiện tốt nhiệm vụ về quyết toán hoàn thành theo quy định tiến độ quyết toán dự án công trình đƣợc đẩy nhanh, giảm dần tồn đọng quyết toán các công trình hoàn thành.

76

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước qua hệ thống kho bạc nhà nước lạng sơn (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)