CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đánh giá đặc điểm sinh học của nguồn gen loài Thạch tùng răng cưa
3.1.1. Đánh giá đặc điểm hình thái của cây Thạch tùng răng cưa
Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái cây Thạch tùng răng cưa tại Lâm Đồng và Lào Cai cho thấy cây trưởng thành (đã có bào tử) có dạng cây thân thảo đứng, nằm hoặc thõng xuống đất, phân nhánh theo lối rẽ đôi (Hình 3.1, Hình 3.2).
Tại Lâm Đồng, kết quả cho thấy cây có chiều cao 11,70 - 40 cm, trung bình 29,05 cm (SD = 8,45) với đường kính thân 0,14 - 0,28 cm, trung bình 0,23 cm (SD = 0,04), lá hình bầu dục, mũi mác, dài 1,35 - 3,35 cm, rộng 0,25 - 0,44 cm, phiến lá tương đối mỏng, nổi rõ gân giữa, mép lá có răng cưa không đều, với số lá trung bình 122,95 lá/ 1 cây (SD = 20,45). Cây Thạch tùng răng thu tại Lào Cai có chiều cao từ 10,57 cm đến 40,03 cm, trung bình 28,74 cm (SD = 9,01) với đường kính thân từ 0,12 cm đến 0,31 cm, trung bình 0,23 cm (SD = 0,04), lá hình bầu dục, mũi mác, mép lá có răng cưa, nổi rõ gân giữa, chiều dài 0,44 cm - 4,67 cm (trung bình 2,12 cm), chiều rộng 0,10 - 3 cm (trung bình 0,32 cm), với số lá từ 65 đến 149 lá/ 1 cây, trung bình 119,10 lá/ 1 cây (SD = 22,92) (Bảng 3.1).
Bảng 3.1. Đặc điểm hình thái cây Thạch tùng răng cưa thu ở Lâm Đồng và Lào Cai.
Địa điểm thu
mẫu
Giá trị Chiều cao cây
(cm)
Đường kính thân
(cm)
Số lá (lá)
Chiều dài lá (cm)
Chiều rộng lá
(cm) Lâm
Đồng
Lớn nhất 39,97 0,28 151 3,01 0,43
Nhỏ nhất 11,90 0,15 77 1,38 0,26
Trung bình SD
29,05
± 8,45
0,23
± 0,04
122,95
± 20,45
2,20
± 0,48
0,36
± 0,04
Lào Cai
Lớn nhất 40,03 0,31 149 4,67 3
Nhỏ nhất 10,57 0,12 65 0,44 0,10
Trung bình SD
28,74
± 9,01
0,23 ± 0,04 119,10 ± 22,92
2,12 ± 0,63
0,32 ± 0,17
Kết quả bảng 3.1 cho thấy tại hai vùng Lào Cai và Lâm Đồng đa số các cây Thạch tùng răng cưa có sự tương đồng về mặt hình thái, tuy nhiên, một số cây có sự sai khác. Thậm chí ngay trong từng vùng nghiên cứu thì hình thái và các đặc điểm
hình thái của một số cây cũng khác nhau (Bảng 3.1 và Hình 3.2). Điều này có thể giải thích là do môi trường sống và điều kiện khí hậu ở các vùng khác nhau, do đó loài Thạch tùng răng cưa có sự biến đổi về mặt hình thái giúp chúng thích nghi với điều kiện môi trường sống đa dạng. Đây được xem là hiện tượng đa hình của loài, hiện tượng này rất phổ biến trong tự nhiên và góp phần tạo nên sự đa dạng sinh học của loài.
Hình 3.1. Hình thái cây Thạch tùng răng cưa thu tại Lâm Đồng
Hình 3.2. Một số hình thái cây Thạch tùng răng cưa thu tại Lào Cai
Như vậy, cây Thạch tùng răng cưa trưởng thành (cây đã có túi bào tử) có chiều cao trung bình khoảng 28 cm đến 29 cm, thân có dạng tròn, đường kính thân trung bình 0,23 cm, chiều dài lá trung bình 2 cm, chiều rộng lá trung bình 0,32 cm,
1cm
1 mm
1 cm
mép lá có răng cưa. Bào tử có hình thận, màu vàng tươi, mọc ở nách lá, lá bào tử giống lá thường, rễ dạng chùm (Hình 3.1, hình 3.2). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết luận về hình thái của loài Thạch tùng răng cưa trong nghiên cứu của Võ Văn Chi & Trần Hợp (1999) và Phạm Hoàng Hộ (2003, 2006) [12, 14, 134].
Bên cạnh đó, một số cây Thạch tùng răng cưa có sự biến đổi về mặt hình thái giúp cây thích nghi tốt hơn với các điều kiện môi trường sống khác nhau.
Kết quả nghiên cứu tại thực địa cho thấy cây Thạch tùng răng cưa mang túi bào tử đã hé mở vào khoảng tháng 11 và tháng 12 dương lịch (Hình 3.1). Xung quanh cây Thạch tùng răng cưa trưởng thành có thể phát hiện thấy từng cụm cây con mọc thành từng nhóm nhỏ trong rừng (Hình 3.3). Các cây này chủ yếu được tạo thành nhờ sinh sản bằng mầm. Mặt khác, một số cây con hoặc một nhóm nhỏ không có cây trưởng thành bên cạnh, mọc rải rác tại một số nơi như hốc đá, ven suối, trên gốc cây mục… Đây có thể là các cây con được hình thành nhờ bào tử phát tán.
Hình 3.3. Cây Thạch tùng răng cưa trong rừng tại Lâm Đồng.
Nhận định trên dựa trên một số căn cứ như sau: thứ nhất, bào tử của loài Thạch tùng răng cưa phát triển rất chậm, kể từ khi bào tử nảy mầm phát triển qua giai đoạn giao tử thể, cuối cùng đạt được đến giai đoạn bào tử thể trưởng thành phải mất ít nhất 15 năm nên trong tự nhiên khả năng tái sinh của bào tử để tạo thành cây con cần thời gian tương đối dài [32]. Thứ hai, cây Thạch tùng răng cưa trên 3 năm tuổi khả năng tạo mầm sẽ trở nên mạnh mẽ, mầm được hình thành vào khoảng tháng 2 và tháng 3, sau đó tách khỏi cây mẹ và rơi xuống đất vào khoảng tháng 8 đến tháng 10. Các mầm này dễ phát triển thành cây trên môi trường đất rừng sinh
Cây con Thạch tùng răng cưa Cây Thạch tùng răng cưa trưởng thành
1 cm
thái, sau 120 ngày cây con đã đạt kích thước 2 cm [19]. Thứ ba, trên cây Thạch tùng răng cưa mẹ bên cạnh các cây con còn sót lại phần đế mầm sau khi mầm đã rơi xuống đất (Hình 3.4).
Hình 3.4. Đế mầm trên cây Thạch tùng răng cưa mẹ.
Cây sinh trưởng chậm nên chiều cao trung bình của cây trong 1 năm chỉ đạt trung bình 5,25 ± 2,25 cm (biến động 3 cm - 7,50 cm). Trong thử nghiệm sơ bộ về khả năng phát triển thành cây con trực tiếp vào đất, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ sống của cây đạt tới 92%.