CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Nhân giống Thạch tùng răng cưa
3.2.2. Nghiên cứu nhân giống Thạch tùng răng cưa bằng nuôi cấy mô
Nuôi cấy mô giúp nhân giống cây trồng với số lượng lớn, đảm bảo tính đồng đều về mặt di truyền. Bên cạnh đó, giá trị về mặt y học và thương mại của cây Thạch tùng răng cưa là nhờ hoạt chất HupA có tác dụng đối với việc điều trị các bệnh liên quan đến trí nhớ. Chính vì vậy, nghiên cứu nhân giống bằng hình thức nuôi cấy mô không những giúp bảo tồn và phát triển nguồn gen loài Thạch tùng răng cưa mà còn nhằm mục đích thu nhận được nhiều hoạt chất HupA phục vụ cho y học. Các kết quả nghiên cứu trước cho thấy các mẫu DL1 (Bidoup, Núi Bà) có chứa hàm lượng HupA cao hơn các mẫu nghiên cứu khác. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng mẫu DL1 làm nguyên liệu để tiến hành nhân giống vô tính loài Thạch tùng răng cưa bằng phương pháp nuôi cấy mô. Sau đó, phương pháp nuôi cấy mô này sẽ được mở rộng đối với nhân giống loài Thạch tùng răng cưa thu ở các vùng khác nhau tại Lào Cai và Lâm Đồng.
Để xây dựng phương pháp nhân giống Thạch tùng răng cưa bằng nuôi cấy mô, đầu tiên phải đưa được cây vào nuôi cấy in vitro. Vì cây Thạch tùng răng cưa sinh trưởng trên đất ẩm, lại có rất nhiều nấm nội sinh nên việc đưa cây vào nuôi cấy
in vitro gặp nhiều khó khăn. Thực tế, chúng tôi mất gần 2 năm để tìm ra được điều kiện thích hợp cho việc khử trùng mẫu cấy; sau đó, nghiên cứu điều kiện tốt nhất cho việc nhân chồi và tạo rễ.
3.2.2.1. Nhân giống in vitro Thạch tùng răng cưa bằng phương pháp nuôi cấy chồi đỉnh
a. Ảnh hưởng của các chất khử trùng đến mẫu cấy
Mẫu Thạch tùng răng cưa được khử trùng theo các bước mô tả trong phần vật liệu và phương pháp (mục 2.2.2.2). Để tìm ra phương pháp khử trùng thích hợp nhất, chúng tôi sử dụng nồng độ HgCl2 từ 0,05% đến 0,15% ở các thời gian khác nhau (3, 5 và 7 phút) để khử trùng mẫu cấy. Sau khi khử trùng, mẫu Thạch tùng răng cưa được nuôi cấy trên môi trường MS. Kết quả thí nghiệm sau 30 ngày theo dõi được trình bày ở bảng 3.16.
Bảng 3.16. Ảnh hưởng của các chất khử trùng đến mẫu Thạch tùng răng cưa sau 30 ngày nuôi cấy.
C2H5OH 70 % 30 giây
HgCl2
NaClO 20%
7 phút
Tỉ lệ mẫu vô trùng (%)
Tỉ lệ mẫu bật chồi (%) Nồng độ (%) Thời gian (phút)
0,05 3 4,44h 66,22a
0,05 5 5,28g 47,62b
0,05 7 8,89f 40,30bc
0,10 3 8,06f 48,52b
0,10 5 13,61e 46,08b
0,10 7 13,89d 31,99cd
0,15 3 16,39c 27,11de
0,15 5 17,22b 22,62de
0,15 7 25,56a 18,46e
5% LSD 0,73 9,81
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Kết quả cho thấy ở các công thức thí nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt về tỉ lệ mẫu vô trùng và tỉ lệ mẫu bật chồi. Khi tăng thời gian khử trùng từ 3 phút lên 5 phút rồi đến 7 phút ở cả 3 nồng độ HgCl2 0,05%, 0,10% và 0,15% thì tỉ lệ mẫu sạch bệnh tăng dần từ 4,44% (HgCl2 0,05%/ 3 phút) đến 25,56% (HgCl2 0,15%/ 7 phút) nhưng tỉ lệ mẫu bật chồi lại giảm từ 66,22% xuống còn 18,46%. Điều này được giải thích là do khi tăng nồng độ HgCl2 từ 0,05% lên 0,15% trong thời gian dài hơn đã làm
tăng hoạt tính diệt nấm và diệt khuẩn của HgCl2, dẫn tới mẫu sạch nấm, sạch khuẩn nhiều hơn. Tuy nhiên, thời gian khử trùng kéo dài làm cho mẫu Thạch tùng răng cưa bị ngộ độc chất khử trùng dẫn đến tỉ lệ mẫu bật chồi thấp. Do đó, nghiên cứu cho thấy việc sử dụng chất khử trùng HgCl2 với thời gian dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến khả năng bật chồi của Thạch tùng răng cưa.
Hình 3.22. Mẫu Thạch tùng răng cưa sau 30 ngày nuôi cấy in vitro trên môi trường MS.
Với nồng độ HgCl2 0,05% xử lý trong thời gian 3 phút cho tỉ lệ mẫu sạch thấp nhất chỉ đạt 4,44% nhưng tỉ lệ tạo chồi cao nhất đạt 66,22%. Trong khi đó, ở nồng độ HgCl2 0,15% xử lý trong thời gian 7 phút cho tỉ lệ mẫu sạch bệnh cao nhất đạt đến 25,56%, nhưng khả năng bật chồi của mẫu kém chỉ đạt 18,46%. Khi sử dụng nồng độ HgCl2 0,10% trong 5 phút cho tỉ lệ mẫu sạch bệnh 13,61% và tỉ lệ mẫu tạo chồi 46,08% là tương đối tốt so với các công thức thí nghiệm còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Như vậy, trong nghiên cứu này, sử dụng HgCl2 0,10%
trong 5 phút là thích hợp nhất cho việc khử trùng mẫu cấy Thạch tùng răng cưa.
Việc sử dụng HgCl2 trong quá trình khử trùng mẫu cấy Thạch tùng răng cưa đã được các nhà khoa học khác trên thế giới sử dụng và cho thấy hiệu quả cao. Theo nghiên cứu của Li và cộng sự (2009), phương pháp thích hợp để khử trùng bề mặt đối với các túi bào tử và chồi đỉnh Thạch tùng răng cưa là ngâm các mẫu cấy bằng C2H5OH 70% trong 30 giây, tiếp theo là HgCl2 0,10% trong 4 phút [112]. Yang và cộng sự (2008) đã khử trùng chồi đỉnh Thạch tùng răng cưa bằng dung dịch C2H5OH 70% trong 40 giây, HgCl2 0,10% trong 8 phút và sau đó là H2O2 70%
trong 10 phút cho kết quả tốt nhất [53]. Ngoài ra, Zhou và cộng sự (2009) lấy thân và chồi đỉnh Thạch tùng răng cưa ngâm HgCl2 0,10% trong 3 phút cũng cho hiệu quả khử trùng tốt nhất [113]. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn khử trùng mẫu Thạch tùng răng cưa bằng dung dịch C2H5OH 70% trong thời gian 30 giây, HgCl2 0,10% trong
5 phút và cuối cùng bằng dung dịch NaClO 20% trong 7 phút. Các mẫu Thạch tùng răng cưa vô trùng được chuyển vào nuôi cấy trên môi trường nền MS. Sau 30 ngày nuôi cấy, các mẫu cấy cho tỉ lệ bật chồi cao, thân xanh, lá phát triển tốt (Hình 3.22).
b. Ảnh hưởng của các môi trường khoáng đến nuôi cấy Thạch tùng răng cưa Chồi Thạch tùng răng cưa in vitro được đem thử nghiệm trên 6 môi trường nuôi cấy khác nhau gồm: MS, 1/2 MS, 1/4 MS, 1/6 MS, WPM, B5 có bổ sung 20 g/l đường, 8 g/l agar, pH 5,7- 5,8, không bổ sung chất điều hòa sinh trưởng thực vật, nhằm xác định môi trường khoáng cơ bản thích hợp với sự sinh trưởng, phát triển đối với cây Thạch tùng răng cưa.
Bảng 3.17. Ảnh hưởng của môi trường khoáng đến nuôi cấy chồi Thạch tùng răng cưa sau 60 ngày nuôi cấy.
Môi trường nuôi cấy
Chiều cao chồi (cm)
Số lá (lá)
Kích thước
lá Đặc điểm chồi
Dài (cm)
Rộng (cm) MS 1,70d 4,67b 0,75c 0,20c
Phát triển chậm và nhiều chồi dị dạng, thân và lá có màu xanh vàng, lá quăn.
1/2MS 1,94b 6,33a 0,86b 0,23b
phát triển ở mức trung bình, thân xanh, lá xanh.
1/4MS 2,19a 7,33a 0,94a 0,24a
Phát triển tốt, thân mập và khỏe, lá xanh đậm
1/6MS 1,78c 5,00b 0,73d 0,19d
Phát triển chậm, nhiều chồi dị dạng, thân và lá có màu xanh vàng, lá quăn.
WPM 1,54f 2,33c 0,64f 0,18d Không phát triển, lá vàng và chết.
B5 1,57e 2,67c 0,69e 0,18d Không phát triển, lá vàng và chết.
5% LSD 0,01 1,03 0,01 0,01
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Sau 60 ngày nuôi cấy trên các môi trường khác nhau, kết quả cho thấy trên 2 môi trường WPM và B5 chồi không phát triển cả về chiều cao và kích thước lá.
Trong khi đó, trên môi trường MS, 1/2 MS, 1/4 MS, 1/6 MS, chồi cây Thạch tùng răng cưa có sự sinh trưởng và phát triển được thể hiện qua các chỉ tiêu: chiều cao chồi, số lá, kích thước lá, đặc điểm chồi. Trong đó, môi trường thích hợp nhất cho sự phỏt triển Thạch tựng răng cưa là mụi trường ẳ MS với cỏc đặc điểm sinh trưởng
của chồi cao hơn hẳn các môi trường khác ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê như:
chiều cao chồi (2,19 cm), số lá (7,33 lá), kích thước lá (dài 0,94 cm, rộng 0,24 cm), chất lượng chồi tốt, mập, lá xanh đậm, trung bình 30 ngày chồi Thạch tùng răng cưa xuất hiện từ 3 đến 4 lá mới, chiều cao trung bình mỗi tháng tăng từ 3 mm đến 4 mm (Bảng 3.17). Vì vậy, môi trường 1/4 MS được lựa chọn làm môi trường cơ bản cho nghiên cứu nhân nhanh chồi in vitro cây Thạch tùng răng cưa (Hình 3.23). Môi trường ẳ MS cũng được Yang và cộng sự (2008) sử dụng để nuụi cấy chồi đỉnh loài Thạch tùng răng cưa và chỉ ra đây là môi trường thích hợp cho sự sinh trưởng và tạo rễ của mẫu cấy [46]. Do đó, chúng tôi lựa chọn môi trường 1/4 MS cho các nghiên cứu tiếp theo.
A. B.
Hỡnh 3.23. Chồi Thạch tựng răng cưa nuụi cấy trờn mụi trường ẳ MS.
A. Sau 60 ngày nuôi cấy, B. Sau 90 ngày nuôi cấy.
c. Ảnh hưởng của BA hoặc kinetin đến tạo cụm chồi Thạch tùng răng cưa Theo nghiên cứu của Zhou và cộng sự (2009), các chất điều hòa sinh trưởng như BA, kinetin, BAP, IBA… có hiệu quả đến sự tạo chồi và tạo rễ của Thạch tùng răng cưa [113]. Vì vậy, sau khi tìm được môi trường thích hợp (1/4 MS) để nhân chồi Thạch tùng răng cưa, chúng tôi tiến hành đánh giá ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng BA và kinetin đến hệ số nhân chồi của Thạch tùng răng cưa.
Chồi Thạch tùng răng cưa được nuôi cấy trên môi trường 1/4 MS có bổ sung BA hoặc kinetin với nồng độ khác nhau (0; 0,1; 0,5; 1 và 1,5 mg/l) để xác định nồng độ thích hợp cho nhân nhanh chồi Thạch tùng răng cưa. Sau 120 ngày nuôi cấy trên mụi trường ẳ MS cú bổ sung BA hoặc kinetin nồng độ từ 0,1 - 1,5 mg/l (bảng 3.18 và 3.19).
Kết quả cho thấy, trên môi trường không bổ sung BA hoặc kinetin, mẫu Thạch tùng răng cưa vẫn tạo cụm chồi nhưng chậm, số lượng chồi ít, sự phát triển của chồi kém thông qua các chỉ tiêu như số mẫu tạo cụm chồi (36,33), số chồi phát sinh (3,34 chồi), chiều cao chồi (0,91 cm) (Bảng 3.18 và 3.19).
Bảng 3.18. Ảnh hưởng của BA đến tạo cụm chồi gốc Thạch tùng răng cưa sau 120 ngày nuôi cấy.
Chất điều hòa
sinh trưởng
Nồng độ (mg/l)
Số mẫu tạo cụm chồi
Số chồi phát sinh/mẫu
cấy
Chiều cao chồi (cm)
Đặc điểm cụm chồi và chồi
Đối
chứng 0 36,33d 3,34d 0,91e
Tạo cụm chồi chậm, chồi ít, thân lá xanh, phát triển chậm.
BA 0,1 41,33c 4,06c 1,21d
Tạo cụm chồi trung bình, chồi ít, thân lá xanh, phát triển chậm.
BA 0,5 75,67b 5,65a 1,60a
Tạo cụm chồi nhanh, chồi nhiều, thân lá xanh đậm, phát triển tốt.
BA 1,0 76,67ab 5,20b 1,58b
Tạo cụm chồi nhanh, chồi nhiều, thân lá nhỏ, thân mảnh.
BA 1,5 77,67a 5,12b 1,44c
Tạo cụm chồi nhanh, chồi nhiều, thân lá nhỏ, thân mảnh.
5% LSD 1,03 0,10 0,02
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Khi bổ sung riêng lẻ chất điều hòa sinh trưởng BA hoặc kinetin ở nồng độ 0,1 mg/l thì các chỉ tiêu phát triển của chồi tăng hơn so với đối chứng nhưng không nhiều, tiếp tục tăng nồng độ BA hoặc kinetin lên 0,5 mg/l thì các chỉ tiêu phát triển của chồi tăng lên vượt trội, đặc biệt là đối với chất điều hoà sinh trưởng BA với số mẫu tạo cụm chồi đạt 75,67 và số chồi/ mẫu đạt 5,65 chồi, chiều cao chồi 1,60 cm, lá có màu xanh đậm, thân vươn cao. Khi tiếp tục tăng nồng độ BA lên 1 mg/l, mặc
dù tỉ lệ mẫu tạo cụm chồi vẫn tăng nhưng các chỉ tiêu về số chồi phát sinh/ mẫu cấy (5,20), chiều cao chồi (1,58) đều giảm đi và thấp hơn ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê so với khi sử dụng BA ở nồng độ 0,5 mg/l, đồng thời thân lá nhỏ và mảnh.
Do đó, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng BA ở nồng độ 0,5 mg/l cho tỉ lệ số lượng chồi/ mẫu, chiều cao chồi và chất lượng chồi tốt nhất và sai khác có ý nghĩa thống kê so với các nồng độ BA còn lại (bảng 3.18).
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của kinetin đến tạo cụm chồi gốc Thạch tùng răng cưa sau 120 ngày nuôi cấy.
Chất điều hòa
sinh trưởng
Nồng độ (mg/l)
Số mẫu tạo cụm chồi
Số chồi phát sinh/mẫu
cấy
Chiều cao chồi
(cm)
Đặc điểm cụm chồi và chồi
Đối
chứng 0 36,33e 3,34e 0,91e
Tạo cụm chồi chậm, chồi ít, thân lá xanh, phát triển chậm.
Kinetin 0,1 39,33d 3,54d 1,21d
Tạo cụm chồi chậm, chồi ít, thân lá xanh, phát triển chậm.
Kinetin 0,5 55,67c 4,91c 1,37c
Tạo cụm chồi trung bình, chồi ít, thân lá xanh, phát triển chậm.
Kinetin 1,0 77,33b 6,02a 1,61a
Tạo cụm chồi nhanh, chồi nhiều, thân lá xanh đậm, phát triển tốt.
Kinetin 1,5 79,67a 5,78b 1,52b Tạo cụm chồi nhanh, chồi nhiều, thân lá xanh.
5% LSD 1,46 0,06 0,02
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Với chất điều hòa sinh trưởng kinetin, khi nồng độ kinetin tăng lên 1 mg/l thì các chỉ tiêu sinh trưởng của chồi vẫn tiếp tục tăng với số mẫu tạo cụm chồi đạt 77,33 mẫu, số chồi/ mẫu đạt 6,02 chồi, chiều cao chồi 1,61 cm, thân lá có màu xanh đậm và phát triển tốt. Tiếp tục tăng nồng độ kinetin lên 1,5 mg/l thì các chỉ tiêu số chồi/ mẫu, chiều cao chồi, chất lượng chồi đều có xu hướng giảm đi, chồi có xu hướng tạo cụm chồi nhỏ, thân lá nhỏ. Vì vậy, kinetin được sử dụng ở nồng độ 1 mg/l sẽ cho hiệu quả tạo chồi Thạch tùng răng cưa tốt hơn so với các nồng độ
kinetin khác (Bảng 3.19).
Sau khi đã xác định được nồng độ BA 0,5 mg/l và kinetin 1 mg/l là thích hợp cho tạo chồi Thạch tùng răng cưa nuôi cấy mô, chúng tôi tiến hành thí nghiệm so sánh hiệu quả tác động của hai chất điều hòa sinh trưởng trên đến khả năng tạo cụm chồi của mẫu cấy nhằm tìm ra chất điều hòa sinh trưởng thích hợp nhất đối với nhân chồi Thạch tùng răng cưa. Sau 120 ngày nuôi cấy, kết quả được thể hiện ở bảng 3.20.
Bảng 3.20. So sánh hiệu quả của BA và kinetin đến tạo cụm chồi Thạch tùng răng cưa sau 120 ngày nuôi cấy.
Chất điều hòa
trưởng
Nồng độ (mg/l)
Số mẫu tạo cụm chồi
Số chồi phát
sinh/ mẫu cấy Chiều cao chồi
BA 0,5 76,33a 5,61a 1,58a
Kinetin 1,0 77,67a 6,02b 1,62a
P (T<=t) 0,15 0,001 0,06
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05 trong T – test.
A. B.
Hỡnh 3.24. Cụm chồi Thạch tựng răng cưa nuụi cấy trờn mụi trường ẳ MS cú bổ sung 1 mg/l kinetin. A: Cụm chồi Thạch tùng răng cưa sau 90 ngày nuôi cấy. B:
Cụm chồi Thạch tùng răng cưa sau 120 ngày nuôi cấy.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ tiêu về số mẫu tạo cụm chồi và chiều cao chồi khi sử dụng chất điều hòa sinh trưởng BA (lần lượt 76,33 và 1,58) và kinetin (77,67 và 1,62) sai khác không có ý nghĩa thống kê nhưng số chồi/ mẫu khi sử dụng kinetin (6,02) cao hơn so với khi sử dụng BA (5,61) ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê 95% (Bảng 3.20). Do đó, chúng tôi lựa chọn môi trường nhân nhanh chồi
in vitro là 1/4 MS có bổ sung kinetin 1 mg/l (Hình 3.24).
d. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự ra rễ của chồi Thạch tùng răng cưa
Sự hình thành rễ từ các chồi nuôi cấy là giai đoạn quan trọng trong nhân giống cây trồng in vitro, quyết định đến thành công của giai đoạn ngoài vườn ươm.
Các chất kích thích ra rễ được sử dụng trong giai đoạn này chủ yếu là các chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin.
Trong thí nghiệm này, để xác định môi trường nuôi cấy thích hợp cho tạo rễ, chồi Thạch tùng răng cưa có kích thước hơn 2 cm được tách và nuôi cấy trên môi trường 1/4 MS có bổ sung IBA, NAA riêng lẻ với các nồng độ: 0; 0,1; 0,5; 1 và 1,5 mg/l nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự ra rễ của chồi Thạch tùng răng cưa. Sau 60 ngày nuôi cấy, các chỉ tiêu được đánh giá gồm: tỉ lệ chồi ra rễ, số rễ, chiều dài rễ, chất lượng rễ. Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 3.21 và bảng 3.22.
Bảng 3.21. Ảnh hưởng của IBA đến sự ra rễ của chồi Thạch tùng răng cưa sau 60 ngày nuôi cấy.
Chất điều hòa sinh
trưởng
Nồng độ (mg/l)
Tỉ lệ chồi ra
rễ (%)
Số rễ/
chồi (rễ)
Chiều dài rễ trung bình (cm)
Chất lượng rễ
Đối chứng 0 0 0 0 Không ra rễ
IBA 0,1 0 0 0 Không ra rễ
IBA 0,5 13,62c 1,31c 0,83c Rễ ngắn, thân rễ nhỏ IBA 1,0 24,93b 2,33b 1,17a Rễ dài, thân rễ to IBA 1,5 25,80a 2,64a 0,91b Rễ dài trung bình, thân rễ nhỏ
5% LSD 0,73 0,02 0,01
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Kết quả thí nghiệm cho thấy ở công thức đối chứng hoặc sử dụng IBA nồng độ 0,1 mg/l đều không quan sát thấy rễ xuất hiện. Trong khi đó, ở nồng độ IBA từ 0,5 mg/l đến 1 mg/l thì cây nuôi cấy mô có sự xuất hiện rễ. Đặc biệt, ở nồng độ IBA 1 mg/l thì tỉ lệ chồi tạo rễ đạt 24,92%, số rễ/ chồi đạt 2,33 chồi, chiều dài rễ 1,17 cm, thân rễ to, khỏe. Tiếp tục tăng nồng độ IBA từ 1,0 mg/l lên 1,5 mg/l mặc dù tỉ lệ chồi tạo rễ, số rễ/ chồi vẫn tăng tương ứng là 25,80 % và 2,64 rễ nhưng chiều dài rễ lại giảm xuống 0,91 cm và rễ nhỏ. Do đó, chúng tôi nhận định nồng độ IBA 1,0
mg/l là phù hợp hơn đối với sự sinh trưởng của Thạch tùng răng cưa (Bảng 3.21).
Hiệu quả tác động của α - NAA cũng tương tự IBA (Bảng 3.22). Mặc dù, ở nồng độ NAA 1,5 mg/l cho tỉ lệ tạo rễ cao hơn (20,58%) và số lượng rễ nhiều hơn (2,08 rễ) so với NAA ở nồng độ 1,0 mg/l (tỉ lệ tạo rễ là 19,42 và số lượng rễ/ chồi là 1,82 rễ) nhưng chiều dài rễ lại ngắn hơn và nhỏ hơn ở mức sai số có ý nghĩa thống kê. Cho nên, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng NAA 1,0 mg/l sẽ có hiệu quả tốt hơn cho quá trình phát triển rễ.
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của α - NAA đến sự ra rễ của chồi Thạch tùng răng cưa sau 60 ngày nuôi cấy.
Chất điều hòa sinh
trưởng
Nồng độ (mg/l)
Tỉ lệ chồi ra rễ (%)
Số rễ/
chồi (rễ)
Chiều dài rễ trung bình (cm)
Chất lượng rễ
Đối chứng 0 0 0 0 Không ra rễ
α - NAA 0,1 0 0 0 không ra rễ
α - NAA 0,5 8,99c 1,19c 0,86c Rễ dài trung bình, thân rễ nhỏ
α - NAA 1,0 19,42b 1,82b 1,12a Rễ tương đối dài, thân rễ trung bình
α - NAA 1,5 20,58a 2,08a 0,81b Rễ ngắn, thân rễ nhỏ
5% LSD 0,79 0,04 0,01
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Sau khi xác định được nồng độ IBA (1,0 mg/l) và α - NAA (1,0 mg/l) thích hợp nhất cho tạo rễ Thạch tùng răng cưa nuôi cấy mô, chúng tôi tiến hành thí nghiệm nghiên cứu hai chất điều hoà sinh trưởng trên với nhau. Kết quả thí nghiệm được thể hiện ở bảng 3.23.
Bảng 3.23. So sánh hiệu qủa của α - NAA và IBA đến sự phát triển rễ sau 60 ngày nuôi cấy.
Chất kích điều hòa trưởng
Nồng độ (mg/l)
Tỉ lệ chồi ra rễ (%)
Số rễ/ chồi (rễ)
Chiều dài rễ trung bình (cm)
IBA 1,0 24,64a 2,34a 1,17a
α – NAA 1,0 20,00b 1,83b 1,13a
P(T<=t) 0,001 0,00 0,15
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau, sai khác có ý nghĩa với P ≤ 0,05 trong T – test.
Kết quả cho thấy khi so sánh hiệu quả của hai chất điều hòa sinh trưởng là