CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2. Nhân giống Thạch tùng răng cưa
3.2.1. Nghiên cứu nhân giống Thạch tùng răng cưa bằng giâm hom thân
Kết quả nghiên cứu về đánh giá đa dạng di truyền cho thấy các mẫu DL1 (Bidoup - Núi Bà) ở Lâm Đồng và các mẫu SP1 (Nậm Cang - Sa Pa), SP2 (Bản Hồ - Sa Pa) ở Lào Cai có mối quan hệ di truyền xa nhất. Hơn nữa, khi xác định hàm lượng HupA trong cây Thạch tùng răng cưa thu hái tại 2 vùng Lâm Đồng và Lào Cai (năm 2015) cho thấy tại Lõm Đồng hàm lượng HupA ở mẫu DL1A (90,23 àg/ g) thu tại vùng Bidoup – Núi Bà, Lạc Dương cao hơn các mẫu DL2A và DL3A; tại Lào Cai thỡ hàm lượng HupA ở mẫu SP1A thu tại vựng Nậm Cang, Sa Pa (76,28 àg/
g) cao hơn các mẫu còn lại thu ở các vùng khác của Lào Cai. Do đó, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn các mẫu thu tại vùng Bidoup - Núi Bà, Lạc Dương, Lâm Đồng (kí hiệu mẫu DL1) và các mẫu thu tại vùng Nậm Cang, Sa Pa, Lào Cai (kí hiệu mẫu SP1) làm đối tượng nghiên cứu nhân giống Thạch tùng răng cưa ở hai vùng Lâm Đồng và Lào Cai.
Để xây dựng quy trình nhân giống Thạch tùng răng cưa bằng phương pháp
giâm hom thân, trước hết, nghiên cứu phải tìm được các điều kiện thích hợp cho việc nhân giống nhằm tạo hiệu quả nhân giống cao nhất. Chúng tôi đã tiến hành các thí nghiệm về khảo sát ảnh hưởng của chiều dài hom thân, giá thể giâm, chất điều hòa sinh trưởng, độ sâu hom giâm, chế độ bón phân và thời điểm ra cây đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây con Thạch tùng răng cưa.
3.2.1.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều dài hom thân
Sau 2 tháng tiến hành thí nghiệm giâm hom thân tại hai địa điểm Lâm Đồng và Lào Cai, kết quả cho thấy đa số cây con Thạch tùng răng cưa từ hom thân giâm sinh trưởng tốt. Tuy nhiên để thấy rõ được sự khác biệt giữa hom thân giâm với cây con đã thích ứng và phát triển chỉ có thể quan sát sau 4 tháng. Tỷ lệ hom thân giâm hồi xanh tương đối cao chứng tỏ sức sống của hom thân giâm Thạch tùng răng cưa tốt, dễ sống và khỏe (Bảng 3.6). Sự sống sót và phát triển của hom thân giâm có thể được thúc đẩy bởi các chất điều hòa sinh trưởng tác động vào quá trình ra rễ, nhưng trước tiên, hom thân giâm phát triển phụ thuộc rất nhiều vào chiều dài được sử dụng trong thí nghiệm giâm hom.
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của chiều dài hom thân đến sự sinh trưởng của cây con Thạch tùng răng cưa tại Lâm Đồng và Lào Cai sau 4 tháng giâm hom.
Địa điểm
Tỷ lệ hom giâm hồi xanh (%)
Tỷ lệ cây ra rễ (%)
Tỷ lệ cây có lá mới (%)
Lâm Đồng
4 cm 81,39e 12,27d 38,25d
5 cm 84,17d 19,16c 46,20c
6 cm 88,33ab 26,42a 78,29a
7 cm 88,33ab 22,33bc 71,39b
8 cm 90,28a 22,47bc 72,63b
9 cm 86,11cd 22,89b 78,11a
10 cm 88,06bc 21,15c 76,35ab
5% LSD 1,972 3,316 5,239
Lào Cai
4 cm 74,72c 10,04e 32,74d
5 cm 78,06b 17,79d 47,71c
6 cm 86,39a 23,47a 68,49a
7 cm 88,33a 21,39c 65,41b
8 cm 86,94a 22,36b 67,73ab
9 cm 87,22a 21,98bc 65,29b
10 cm 86,67a 21,47c 67,64ab
5% LSD 2,28 0,80 2,55
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Chiều dài hom thân
Chỉ tiêu theo dõi
Bảng 3.6 cho thấy sử dụng các hom thân Thạch tùng răng cưa có độ dài 4 cm và 5 cm cho tỉ lệ hom giâm hồi xanh, tỉ lệ cây con ra rễ và tỉ lệ cây con có lá mới thấp hơn hẳn các chiều dài hom thân khác ở mức sai khác có ý nghĩa 95%. Hom thân có chiều dài 8 cm được sử dụng giâm hom ở Lâm Đồng và chiều dài hom thân 7 cm được sử dụng ở Lào Cai cho tỉ lệ cây con hồi xanh cao nhất (90,28% và 88,33% tương ứng), nhưng tỉ lệ cây con hồi xanh này sai khác không có ý nghĩa thống kê so với khi sử dụng chiều dài hom thân 6 cm. Bên cạnh đó, sử dụng hom thân có chiều dài 6 cm thì tỉ lệ cây con ra rễ (26,42% ở Lâm Đồng; 23,47% ở Lào Cai) và tỉ lệ cây con có lá mới (78,29% ở Lâm Đồng; 68,49% ở Lào Cai) đạt giá trị cao nhất so với các chiều dài hom thân còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, sử dụng hom thân có chiều dài 6 cm cho hiệu quả tốt nhất đối với nhân giống vô tính loài Thạch tùng răng cưa bằng hình thức giâm hom ở cả hai vùng Lâm Đồng và Lào Cai. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Long và cộng sự (2014) trong nghiên cứu nhân giống loài Thạch tùng răng cưa bằng phương pháp giâm hom thực hiện tại trang trại rừng của vùng Yantuozhai, Gaowangjie, huyện Guzhang, địa khu Xiangxi, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận sử dụng hom thân có chiều dài 6 cm cho hiệu quả nhân giống tốt nhất [117].
Do đó, chúng tôi lựa chọn hom thân có chiều dài 6 cm cho các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể giâm
Theo Ninh Thị Phíp (2013), giá thể giâm cành có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả nhân giống cây trồng bằng cành giâm như giữ cho cành giâm luôn ở tư thế cố định, là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng cho cành giâm; cho phép không khí xâm nhập vào phần gốc của cành giâm. Một giá thể được xem là lý tưởng nếu giá thể đó đủ độ xốp, thoáng khí, giữ và thoát nước tốt, sạch sâu bệnh và cỏ dại [139].
Các nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009), Long và cộng sự (2014) đã chỉ ra rằng môi trường thích hợp nhất để giâm hom thân loài Thạch tùng răng cưa là môi trường đất rừng sinh thái [118, 120]. Chính vì vậy, trong thí nghiệm tiếp theo, chúng tôi lựa chọn giá thể chính để tiến hành giâm hom thân là đất rừng sinh thái có bổ sung phân chuồng hoai mục, trấu hun và phân trùn quế theo các tỉ lệ khác nhau để tìm ra giá thể giâm hom tốt nhất. Đồng thời, dựa trên cơ sở kết quả của thí nghiệm trước, chúng tôi sử dụng chiều dài hom thân 6 cm giâm trong 5 công thức giá thể
ĐC, CT1, CT2, CT3 và CT4 để tiến hành thí nghiệm giâm hom thân, kết quả thể hiện ở bảng 3.7. Hiện tượng phát sinh rễ và ra lá mới xuất hiện ở cả 05 công thức.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến sự sinh trưởng của cây con Thạch tùng răng cưa sau 4 tháng giâm tại Lâm Đồng và Lào Cai.
Địa điểm nghiên cứu
Tỷ lệ hom giâm hồi xanh (%)
Tỷ lệ cây ra rễ (%)
Tỷ lệ cây có lá mới (%)
Lâm Đồng
ĐC (đất rừng) 88,06a 26,18b 78,22b
CT1 87,22a 24,21b 68,19c
CT2 87,22a 30,33a 85,42 a
CT3 86,11a 14,22c 61,38c
CT4 88,33a 22,33b 63,84c
5% LSD 3,94 4,11 7,13
Lào Cai
ĐC (đất rừng) 86,39b 23,47c 68,49cd
CT1 87,5b 25,71b 69,85c
CT2 88,89a 29,07a 83,44a
CT3 89,72a 24,77b 70,90b
CT4 86,94b 24,92b 67,41d
5% LSD 1,18 1,55 2,19
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
(CT1: 3 đất rừng : 1 phân chuồng hoai mục; CT2: 3 đất rừng : 1 phân chuồng hoai mục : 1 trấu hun; CT3: 3 đất rừng : 1 phân chuồng hoai mục: 1 trấu hun : 1 phân trùn quế; CT4: 3 đất rừng : 1 trấu hun : 1 phân trùn quế)
Kết quả nghiên cứu tại Lâm Đồng cho thấy, tỷ lệ hom thân hồi xanh ở cả 5 công thức giá thể ít có sự khác biệt, tuy nhiên, tỷ lệ cây con ra rễ và tỉ lệ cây con ra lá mới ở công thức CT2 cho giá trị cao nhất (30,33 % và 85,42%), cao hơn so với tỉ lệ ra rễ và ra lá mới ở các giá thể khác với mức sai khác có ý nghĩa thống kê 95%
(Bảng 3.7). Tại Lào Cai, các chỉ tiêu sinh trưởng của hom thân Thạch tùng răng cưa trong các giá thể có bổ sung phân chuồng hoai mục cao hơn so với giá thể đối chứng. Điều này cho thấy việc tăng tỉ lệ tơi xốp và chất dinh dưỡng cho giá thể sẽ giúp làm tăng khả năng sinh trưởng của hom thân Thạch tùng răng cưa. Tỉ lệ hồi xanh ở giá thể CT2 (88,89%) và giá thể CT3 (89,72%) cao hơn các giá thể khác.
Mặc dù tỉ lệ hồi xanh ở giá thể CT3 (89,72%) cao hơn so với giá thể CT2 (88,89%) nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa thống kê. Hơn nữa, tỉ lệ cây con ra rễ (29,07%) và tỉ lệ cây con có lá mới (83,44%) ở giá thể CT2 cao hơn hẳn so với các giá thể giâm hom khác ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê.
Các chỉ tiêu Loại giá thể
Ở cả hai vùng Lâm Đồng và Lào Cai, kết quả nghiên cứu đều cho thấy việc sử dụng giá thể CT2 là tốt nhất đối với giâm hom thân loài Thạch tùng răng cưa.
Thêm vào đó, tỉ lệ cây con ra rễ tỉ lệ thuận với tỷ lệ cây con hình thành lá mới, có thể thấy hai quá trình này có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Cụ thể, khi cây con có nhiều lá mới sẽ tác động đến việc thu hút chất dinh dưỡng giúp tăng cường khả năng tạo rễ. Đồng thời, khi rễ xuất hiện nhiều, cây sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng giúp hom thân sinh trưởng tốt hơn và lá sẽ xuất hiện nhiều hơn. Từ các kết quả trên, chúng tôi nhận định giá thể CT2 (đất rừng: phân chuồng hoai mục: trấu hun với tỉ lệ 3: 1: 1) là giá thể thích hợp đối với giâm hom thân loài Thạch tùng răng cưa. Kết quả này cho thấy một điểm khác trong việc sử dụng giá thể giâm hom thân loài Thạch tùng răng cưa so với nghiên cứu của Trung Quốc, cụ thể, nghiên cứu của Bao và cộng sự (2012) đã chỉ ra rằng giá thể thích hợp nhất cho việc giâm hom thân loài Thạch tùng răng cưa là giá thể rong rêu với tỉ lệ hom giâm sống sót lên tới 90%
[16]. Điều này có thể giải thích là do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam và Trung Quốc khác nhau nên môi trường sống của hom thân Thạch tùng răng cưa có sự sai khác. Do đó, tại Lâm Đồng và Lào Cai, giá thể CT2 sẽ được sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
3.2.1.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
Sau khi giâm hom thân Thạch tùng răng cưa 4 tháng, kết quả cho thấy chiều dài hom thân là 6 cm và được giâm trong giá thể CT2 (đất rừng, phân chuồng hoai mục, trấu hun, phân trùn quế tỷ lệ 3:1:1:0) thì khả năng ra rễ và phát triển lá mới là cao nhất so với các công thức còn lại. Tuy nhiên, tỉ lệ ra rễ và ra lá mới cũng chỉ đạt cao nhất là 30,35% và 85,34% (tại Lâm Đồng); 29,07% và 83,44% (tại Lào Cai), tỷ lệ ra rễ này so với các loại cây khác là tương đối thấp. Do đó, để nâng cao khả năng ra rễ thì việc xử lý chất điều hòa sinh trưởng là biện pháp thường được sử dụng trước khi giâm hom. Việc sử dụng auxin (IAA, IBA và α-NAA) để kích thích hom giâm hình thành rễ sẽ nâng cao được tỷ lệ hình thành cây. Đối với loại cây thân thảo, gỗ mềm xử lý ở nồng độ < 1000 ppm, trong khi đó cây thân gỗ nửa cứng xử lý ở nồng độ 2000 - 3000 ppm cho hiệu quả cao [139]. Bên cạnh đó, Abu - Zahra (2013) cho rằng có thể xử lý IAA, NAA với nồng độ cao (lên tới 6000 ppm) trong thời gian ngắn hoặc nồng độ thấp trong thời gian dài (lên tới 12h) đều có thể có hiệu quả đối
với từng loại cây [140]. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát bước đầu đối với các chất điều hòa sinh trưởng IAA, α - NAA, IBA và nhận thấy nếu để thời gian xử lý α - NAA lâu hơn 1 giờ, hom thân Thạch tùng răng cưa dễ bị ủng và chết sau vài ngày.
Chính vì thế, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng α - NAA với nồng độ cao lên đến 3500 ppm trong thời gian ngắn 4 - 6 giây và nồng độ thấp α - NAA dưới 40 ppm trong thời gian 5 phút (tương tự phương pháp của Long và cộng sự (2014)).
Đối với IAA xử lý trong thời gian ngắn, nồng độ cao thì hom thân có nhiều lá héo hơn, vì thế, chúng tôi lựa chọn xử lý IAA với dải nồng độ thấp 0 - 120 ppm trong thời gian 30 phút. Đối với IBA, chúng tôi sử dụng ở nồng độ cao lên đến 3000 ppm trong thời gian 30 phút (tương tự nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009); Qin và cộng sự (2010)) để nghiên cứu tác động của chất điều hoà sinh trưởng đến sự phát triển của hom thân Thạch tùng răng cưa.
a. Nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng đến sự phát triển của hom thân Thạch tùng răng cưa tại Lâm Đồng.
Sau khi khảo sát sơ bộ về ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng α – NAA, IAA và IBA đến sự sinh trưởng của hom thân Thạch tùng răng cưa, trong thí nghiệm này, chúng tôi sử dụng α - NAA ở hai dải nồng độ khác nhau, nồng độ cao với thời gian ngắn 4 - 6 giây và nồng độ thấp với thời gian 5 phút; IAA với nồng độ từ 0 - 120 ppm trong thời gian 30 phút và IBA nồng độ cao từ 500 ppm - 3000 ppm trong thời gian 30 phút. Sau 4 tháng giâm hom và theo dõi, kết quả sinh trưởng của hom thân Thạch tùng răng cưa được thể hiện ở bảng 3.8.
Kết quả ở bảng 3.8 cho thấy khi hom thân được xử lý với α - NAA ở nồng độ 2500 ppm thì cây con có tỉ lệ ra rễ (88,89%), số rễ (2,84 rễ) và số lá mới (2,78 lá) đạt giá trị cao nhất so với hom thân được xử lý với α - NAA ở các nồng độ 0 ppm;
500 ppm; 1500 ppm; 3500 ppm ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy sự ra rễ và ra lá mới của hom thân tăng tỉ lệ thuận với sự gia tăng nồng độ xử lý chất điều hòa sinh trưởng α - NAA từ 0 đến 2500 ppm, nhưng khi tăng nồng độ xử lý α - NAA lên quá 2500 ppm thì tỉ lệ cây ra rễ, số rễ và số lá của hom thân không tăng nữa. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Poornima và cs (2012), cành giâm hương thảo được xử lý ở nồng độ 3.000 ppm α - NAA cho tỷ lệ cành giâm ra rễ là 76,20% [141]. Kết quả của nghiên cứu này cũng phù hợp với kết
quả nghiên cứu của Abu - Zahra và cs (2013) là tăng nồng độ xử lý α - NAA thì tỷ lệ cành giâm hương thảo ra rễ càng tăng [140]. Đồng thời, kết quả cũng cho thấy mối quan hệ tỉ lệ thuận giữa sự hình thành lá mới và rễ mới, khi có nhiều lá mới tác động đến việc thu hút dinh dưỡng tạo khả năng ra rễ nhiều hơn và ngược lại.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của chất điều hoà sinh trưởng đến sự phát triển của cây con Thạch tùng răng cưa sau 4 tháng giâm hom thân tại Lâm Đồng
Chất điều hòa sinh trưởng
Nồng độ (ppm)
Tỉ lệ cây ra rễ (%)
Số rễ Số lá mới α – NAA
(xử lý 4 – 6 giây)
0 (ngâm nước ) 32,22e 1,42c ± 0,05 1,57c ± 0,07 500 53,33d 1,44c ± 0,06 2,43b ± 0,07 1500 73,33c 2,11b ± 0,06 2,74a ± 0,08 2500 88,89a 2,84a ± 0,08 2,78a ± 0,06 3500 81,11b 2,22b ± 0,05 2,42b ± 0,07
5% LSD 6,62 0,12 0,09
α – NAA (Xử lý 5 phút)
0 (ngâm nước) 32,22e 1.38e ± 0,09 1.58e ± 0,07 10 56,67d 1,67d ± 0,07 2,02c ± 0,08 20 80,00a 2,04a ± 0,06 2,36a ± 0,07 30 71,11a 1,94b ± 0,07 2,30b ± 0,07 40 64,44b 1,86c ± 0,06 2,18d ± 0.08
5% LSD 5,55 0,06 0,07
IAA (Xử lý 30 phút)
0 (ngâm nước) 31,11d 1,38d ± 0,09 1,59c ± 0,07 50 42,22c 1,61c ± 0,08 2,15ab ± 0,08 70 64,44b 1,48d ± 0,07 2,12ab ± 0,08 90 83,33a 2,02a ± 0,06 2,43a ± 0,06 120 70,00b 1,86b ± 0,06 2,32a ± 0,07
5% LSD 7,25 0,12 0,12
IBA (Xử lý 30 phút)
0 (ngâm nước ) 33,44e 1,38d ± 0,05 1,59d ± 0,08 500 61,11d 1,47d ± 0,07 1,69d ± 0,08 1000 87,78a 2,83a ± 0,09 2,72a ± 0,07 2000 75,56b 2,17b ± 0,07 2,47b ± 0,06 3000 67,78c 1,92c ± 0,06 2,11c ± 0,08
5% LSD 6,33 0,14 0,15
Chú ý: Trong cùng một cột, các chữ cái khác nhau sai khác có ý nghĩa thống kê qua kiểm định LSD với P < 0,05.
Khi xử lý hom thân Thạch tùng răng cưa bằng chất điều hòa sinh trưởng α - NAA ở nồng độ thấp từ 0 đến 40 ppm trong thời gian 5 phút, kết quả cho thấy việc xử lý bằng α - NAA nồng độ thấp có hiệu quả cao hơn đối với sự ra rễ và tạo lá mới của hom thân Thạch tùng răng cưa so với đối chứng (Bảng 3.8). Trong đó, hiệu quả tác động đến sự tạo rễ và lá mới đạt giá trị cao nhất khi sử dụng α - NAA ở nồng độ 20 ppm với tỉ lệ cây ra rễ đạt 80%, số rễ đạt 2,04 rễ và số lá mới bằng 2,36 lá, cao
hơn so với các nồng độ α - NAA còn lại ở mức sai khác có ý nghĩa thống kê. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Long và cộng sự (2014) đã công bố khi xử lý hom thân Thạch tùng răng cưa dài 6 cm bằng chất điều hòa sinh trưởng α - NAA 20 ppm trong thời gian 5 phút cho tỉ lệ sống lên đến 90% và hom thân ra rễ chỉ sau 6 tháng nuôi trồng [117].
Nghiên cứu cho thấy chất điều hòa sinh trưởng IAA có tác động đến sự sinh trưởng, tạo rễ và ra lá mới của hom thân Thạch tùng răng cưa. Đồng thời, tỉ lệ cây ra rễ, số rễ và số lá mới tăng tỉ lệ thuận với sự tăng nồng độ IAA từ 0 đến 90 ppm và đạt giá trị cao nhất tại nồng độ 90 ppm (83,33%, 2,02 rễ và 2,43 lá mới) nhưng lại giảm dần khi tăng nồng độ IAA lên đến 120 ppm (giảm còn 70%, 1,86 rễ và 2,32 lá mới). Do đó, chúng tôi nhận thấy xử lý chất điều hòa sinh trưởng IAA nồng độ 90 ppm là tốt hơn các nồng độ IAA khác trong việc kích thích sự sinh trưởng của cây con Thạch tùng răng cưa.
IBA là một trong những chất điều hòa sinh trưởng thuộc nhóm auxin được sử dụng nhiều trong nhân giống cây trồng để kích thích sự tạo rễ. Trong thí nghiệm giâm hom thân Thạch tùng răng cưa, chúng tôi sử dụng IBA ở dải nồng độ cao lên đến 3000 ppm, kết quả cho thấy các chất điều hòa sinh trưởng có ảnh hưởng đến sự tạo rễ và ra lá mới của hom thân (Bảng 3.8). Hom thân khi được xử lý ở nồng độ IBA tăng từ 0 đến 1000 ppm thì khả năng tạo rễ, số rễ và phát sinh lá mới của hom thân tăng lên tương ứng và đạt giá trị cao nhất (87,78%, 2,83 rễ và 2,72 lá) ở nồng độ xử lý 1000 ppm. Tuy nhiên, khi sử dụng nồng độ IBA lớn hơn 1000 ppm thì các chỉ tiêu về tỉ lệ hom thân tạo rễ, số rễ và số lá mới của hom thân giảm dần đi và số rễ giảm nhanh khi tăng nồng độ IBA lên đến 3000 ppm. Kết quả này phù hợp với công bố của Qin và cộng sự (2010) khi nghiên cứu nhân giống Thạch tùng răng cưa bằng hình thức giâm hom thân, các tác giả đã xử lý hom thân của loài Thạch tùng răng cưa bằng chất điều hòa sinh trưởng IBA 1000 ppm trong thời gian 30 phút và nhận được tỉ lệ hom thân sống sót và ra rễ lên đến 98% [116]. Tuy nhiên, kết quả này có sự sai khác với nghiên cứu của Zhang và cộng sự (2009) về nồng độ IBA được sử dụng, các tác giả đã chỉ ra rằng nồng độ IBA 2000 ppm cho hiệu quả tốt nhất với thí nghiệm giâm hom thân loài Thạch tùng răng cưa [118]. Sự sai khác này có thể giải thích là do điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam và Trung Quốc