Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
1.2. M ột số khái niệm cơ bản
1.2.2. Khái niệm quản lý đổi mới PPDH
- Quản lý: Theo nghĩa gốc từ “quản” là trông nom, “lý” là sắp đặt lo liệu công việc. QL vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật đang là vấn đề thu hút quan tâm nhiều nhất của các nhà QL và các nhà nghiên cứu lý luận QL. Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận khái niệm quản lý. Nó đã được nhiều nhà khoa học lý luận hoặc thực hành trình bày ở những góc độ khác nhau, ở mỗi thời điểm khác nhau:
Theo Henri Fayol (1841-1925), cha đẻ của thuyết QL hành chính, đã thu hẹp khái niệm QL, xem đó là các chức năng cơ bản: “QL hành chính là dự báo và lập kế hoạch, tổ chức và điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [11]
Theo A.Fayol, nhà lý luận QL kinh tế: “QL tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” [11].
Frederick Winslow Taylor (1856 -1915) thì nhằm vào hiệu quả thuần tuý:
“QL là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm, và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất” [11].
Theo Trần Kiểm, “Quản lý là tác động có hướng đích của chủ thể quản lý, dựa trên nhận thức của những quy luật khách quan của hệ quản lý đến các quá trình đang diễn ra nhằm đạt mục đích đặt ra một cách tối ưu”[19].
“QL là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể QL đến đối tượng QL trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định” [11].
Hiện nay, QL thường được định nghĩa rõ hơn : “QL là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hoá, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [11].
Dưới những khía cạnh khác nhau, quản lý được hiểu theo nhiều cách nhưng nhìn chung quản lý là sự tác động có ý thức của của thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm chỉ huy, điều hành, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi của công dân đạt đến mục tiêu, đúng ý chí của chủ thể quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý Tuy vậy, quản lý có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây:
- Hoạt động QL được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội.
- Hoạt động QL là những tác động có tính hướng đích.
- Hoạt động QL là những tác động phối hợp nổ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
- Quản lý trường họclà quản lý giáo dục trong một môi trường cụ thể.
Theo F.G. Panatrin: “QL giáo dục là tác động một cách có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể QL ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự phát triển toàn diện, hài hòa ở thế hệ trẻ”. [33]
TS. Nguyễn Gia Quý khái quát: “QL giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể QL đến khách thể QL nhằm đưa hoạt động giáo dục tới mục tiêu đã định, trên cơ sở nhận thức và vận dụng đúng những quy luật khách quan
của hệ thống giáo dục quốc dân”. [33]
Theo GS Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, phù hợp với quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối, nguyên lý GD của Đảng, thực hiện các chính sách của nhà trường Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học – giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất. [14]
Chủ thể quản lý
Đối tượng quản lý
Đối với cấp vĩ mô, QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, kế hoạch, hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý lên tất cả các mắt xích của hệ thống nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành giáo dục.
Đối với cấp vi mô: QLGD được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, kế hoạch, hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý lên tập thể giáo dục, công nhân viên, học sinh, cha mẹ học sinh nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã viết: “ QL giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể QL tới khách thể QL nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất” [17]
QL trường học là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp qui luật) của chủ thể QL đến tập thể GV, công nhân viên, tập thể SV, phụ huynh học sinh, các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường [19]
Quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lí và có hướng đích của chủ thể quản lí đến tập thể GV, SV và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm tổ chức, phối hợp hoạt động của tất cả các lực lượng này, sử dụng một cách đúng đắn các nguồn lực và phương tiện, bảo đảm thực hiện có hiệu quả những chỉ tiêu phát triển về SL và chất lượng của sự nghiệp giáo dục theo phương hướng của mục tiêu giáo dục. QL nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng SV.
1.2.2.2. Quản lý sự thay đổi
Thay đổi là quá trình vận động do ảnh hưởng, tác động qua lại của sự vật, hiện tượng, của các yếu tố bên trong và bên ngoài; thay đổi là thuộc tính chung của
bất kì sự vật hiện tượng nào. Thay đổi được hiểu ở nhiều mức độ khác nhau: cải tiến – đổi mới – cải cách – cách mạng.
Theo từ điển điển Tiếng Việt, năm 2008, “Đổi mới là thay đổi hoặc làm cho thay đổi tốt hơn, tiến bộ hơn so với trước, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển” [39]. Đổi mới là cải cách cái lỗi thời, cái cũ thay vào đó là kế thừa cái tốt, thêm cái mới phù hợp với thời đại.
Từ đó, đổi mới là thay đổi, kế thừa cái cũ và tiếp thu những cái mới một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh để đáp ứng với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay.
1.2.2.3. Quản lý đổi mới PPDH
Quản lý đổi mới PPDH trước hết là quản lý quá trình thay đổi. Đổi mới PPDH không phải là tạo ra một PP khác với các PP cũ, loại trừ cái cũ, mà phải tổ chức, tạo ra một cái mới thực sự để đáp ứng được với đòi hỏi tiến bộ của xã hội nói chung và giáo dục nói riêng.
Quản lý đổi mới PPDH là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức của chủ thể quản lý đến quá trình làm việc của thầy và trò nhằm đạt mục đích dạy học. QL đồng bộ các yếu tố: quản lý đội ngũ sư phạm, nội dung, chương trình dạy học, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học, quản lý điều kiện và môi trường làm việc, cơ chế hoạt động, tổ chức điều hành, kiểm tra, đánh giá, phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường...