Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến HĐĐM PPDH bậc cao đẳng, đại học
2.1.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu
Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang là trường công lập, nằm trong hệ thống các trường Đại học - Cao đẳng của cả nước; trực thuộc Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa, chịu sự QL nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; là đơn vị sự nghiệp có thu, có con dấu và tài khoản riêng; thực hiện nhiệm vụ QL công tác đào tạo theo Luật Giáo dục và Điều lệ trường Cao đẳng.
Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang nằm ngay Trung tâm thành phố, là một trong những quần thể kiến trúc được xây dựng bên vịnh Biển Nha Trang. Trường có vị trí hết sức thuận lợi, xung quanh tiếp giáp với 3 con đường: Đường Trần Phú, Trần Hưng Đạo và đường Nguyễn Chánh. Trường có khuôn viên rộng 2,2 ha. Tuy diện tích không lớn, nhưng cách bố trí hệ thống các dãy nhà học, nhà làm việc và hiệu bộ, nhà thí nghiệm thực hành, ký túc xá SV … rất hợp lý tạo cho SV, cán bộ, GV của Nhà trường có cảm giác thoải mái khi làm việc cũng như học tập.
Do nằm ở vị trí trung tâm, Trường có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc đi lại liên hệ công tác cũng như tiếp cận các luồng thông tin, các thành tựu của nền kinh tế, khoa học kỹ thuật. Đảm bảo và đáp ứng được những điều kiện về vật chất, môi trường, tạo nhiều thuận lợi về tâm lý trong quá trình làm việc cũng như các hoạt động giảng dạy, sinh hoạt, học tập cho cán bộ GV và SV, từ đó thu hút được người dạy, người học góp phần thúc đẩy sự phát triển của Trường ngày một vững mạnh theo xu hướng của một trường Đại học và là trung tâm văn hoá của tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 16/01/1976, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 145/QĐ thành lập trường Sư phạm Cấp II Nha Trang (tiền thân của trường Cao đẳng sư phạm Nha Trang ngày nay). Bộ Giáo Dục và Đào tạo cử một đoàn cán bộ, GV gồm 11 người (trong danh sách 23 người) do thầy Nguyễn Sang làm trưởng đoàn vào xây dựng trường Sư phạm Cấp II Nha Trang. Ngày 01 tháng 4 năm 1976, lễ khai giảng khóa học đầu tiên của Trường được tổ chức trọng thể trong hội trường của Nhà trường tại thành phố Nha Trang.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Nhà trường
- Lãnh đạo trường: Gồm 01 Hiệu trưởng và 01 phó Hiệu trưởng.
- Trường có 7 phòng ban: Phòng Tổ chức – Hành chính; Phòng Quản trị – Công nghệ thiết bị; Phòng Đào tạo; Phòng QL Khoa học – Quan hệ quốc tế; Phòng Công tác SV – SV; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Thanh tra – Đảm bảo chất lượng;
- Trường có 7 khoa: Khoa Tự nhiên; Khoa Xã hội; Khoa Ngoại ngữ; Khoa Khoa học QL – Giáo dục; Khoa Tiểu học – Mầm non; Khoa Giáo dục thể chất – Năng khiếu; Khoa Văn hóa – Du lịch.
- Các Trung tâm trực thuộc Trường, gồm:Trung tâm Đào tạo tại chức và tin học; Trung tâm Công nghệ sinh học – Môi trường.
- Các Hội đồng tư vấn, gồm: Hội đồng Khoa học và đào tạo; Hội đồng Đời sống; Hội đồng Thi đua, khen thưởng.
- Cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ đào tạo, gồm: Thư viện; Phòng học;
Phòng thực hành; Phòng thí nghiệm; Phòng chuyên môn; Nhà Đa năng; Ký túc xá sinh viên; Sân bóng đá mi ni; Hệ thống PTKT phục vụ hoạt động dạy học,…
2.1.2.2. Vài nét về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính của đề tài là 20 CBQL, 43 GV và 385 SV hệ chính qui của trường CĐSP Nha Trang. Mô tả chung về khách thể nghiên cứu được thể hiện qua bảng 2.1:
Bảng 2.1. Mô tả chung về khách thể nghiên cứu
TT Tên khoa CBQL GV SV
1 Khoa Tiểu học – Mầm non 2 2 83
2 Khoa Tự nhiên 2 9 89
3 Khoa Xã hội 2 6 56
4 Khoa Khoa học Quản lý – Giáo dục 2 5 65
5 Khoa Giáo dục thể chất – năng khiếu 1 3 17
6 Khoa Văn hóa – Du lịch 1 3 20
7 Khoa Ngoại ngữ 2 7 55
8 Giáo viên kiêm nhiệm 8
9 Cán bộ phòng ban chức năng 8
Tổng cộng 20 43 385
- Khi nghiên cứu một số đặc điểm của 20 CBQL và 43 GV được chọn làm khách thể nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thu được kết quả như sau: (bảng 2.2 - Phụ lục 19)
+ Về độ tuổi: Đối với CBQL có 25% CBQL từ độ tuổi 30-40, 35% CBQL từ độ tuổi 41-50, 40% CBQL trên 50 tuổi. Đối với GV có 48,8% GV dưới 30 tuổi, 27,9% GV từ độ tuổi 30-40, 16,4% Gv từ độ tuổi 41-50, 6,9% GV trên 50 tuổi.
+ Về trình dộ chuyên môn: 5% CBQL có trình độ PGS.TS, 35% CBQL có trình độ tiến sĩ, 55% có trình độ thạc sĩ, 5% CBQL có trình độ cử nhân. 9,3% GV có trình độ tiến sĩ, 51,2% GV có trình độ thạc sĩ, 39,5% GV có trình độ là cử nhân.
+ Về thâm niên QLhoặc giảng dạy: 30% CBQL có thâm niên QL dưới 5 năm, 65% CBQL có thâm niên QL từ 5-15 năm, 5% CBQL có thâm niên QL từ 16-25
năm. 46,5% GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm, 27,9% GV có thâm niên giảng dạy từ 5-15 năm, 25,6% GV có thâm niên giảng dạy từ 26-25 năm.
- Khi nghiên cứu một số nét chung về 385 SV được chọn làm khách thể nghiên cứu, chúng tôi thu được kết quả như sau: (Bảng 2.2).
Bảng 2.2. Mô tả vài nét về sinh viên được chọn nghiên cứu
Tiêu chí Số lượng Tỷ lệ (%)
Giới tính Nữ 278 72,2%
Nam 107 27,8%
SV năm thứ
Năm 1 115 29,9%
Năm 2 131 34,0%
Năm 3 139 36,1%
Chuyên ngành
Giáo dục tiểu học 90 23,4%
Quản trị văn phòng –
Lưu trữ 70 18,2%
Công tác xã hội 20 5,2%
Sư phạm Anh 38 9,9%
Giáo dục công dân 56 14,5%
Sư phạm Toán 76 19,7%
Địa lý - Du lịch 35 9,1%
o Quy ước về thang điểm khảo sát và cách xác định mức độ đánh giá:
- Thang điểm khảo sát: Việc đánh giá cho điểm theo mức độ (min = 1, max = 4), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là: .
+ Khảo sát về thực trạng và biện pháp: Mức 1 = Chưa bao giờ; Mức 2 = Rất ít khi; Mức 3 = Thỉnh thoảng; Mức 4= Thường xuyên.
+ Khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất: Mức 1 = Ít cần thiết, ít khả thi; Mức 2 = Cần thiết, khả thi; Mức 3 = Rất cần thiết, rất khả thi.
- Thang đo:
+ Khảo sát về thực trạng và biện pháp:
Với công thức tính giá trị khoảng cách:
Giá trị khoảng cách = (Max – Min): n = (4 - 1) : 4 = 0,75
• Chưa bao giờ: 1 ≤ ≤ 1,75 điểm
• Rất ít khi: 1,76 ≤ ≤ 2,51 điểm
• Thỉnh thoảng: 2,52 ≤ ≤ 3,27 điểm
• Thường xuyên: 3,28 ≤ ≤ 4 điểm
+ Khảo sát về tính cần thiết và khả thi của các giải pháp đề xuất:
• Ít cần thiết, ít khả thi: 1 ≤ ≤ 1,67 điểm
• Cần thiết, khả thi: 1,68 ≤ ≤ 2,33 điểm
• Rất cần thiết, rất khả thi: 2,34 ≤ ≤ 3 điểm
Từ số liệu điều tra thu được, người nghiên cứu tiến hành xử lý số liệu trên phần mềm SPSS và Microsoft office.
2.2. Thực trạng đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang 2.2.1. Thực trạng đổi mới PP dạy của GV
2.2.1.1. Nhận thức của GV về đổi mới PPDH
Để đánh giá thực trạng nhận thức của GV trường CĐSP Nha Trang về đổi mới PPDH, tác giả đã tiến hành PP điều tra bằng bảng hỏi. Sau khi sử dụng câu hỏi số 1 - Phiếu hỏi dành cho GV, phụ lục 2, điều tra 43 GV, kết quả thu được như sau:
(bảng 2.3)
Bảng 2.3. Nhận thức của GV trường CĐSP Nha Trang về đổi mới PPDH
STT Nội dung
GV
SL Tỉ lệ % 1 Là sự thay đổi hoàn toàn PPDH hiện có để áp
dụng một PPDH mới 0 0,0%
2 Là sự cải tiến có chọn lọc các PPDH hiện có
cho phù hợp với yêu cầu đào tạo mới 1 2,3%
3
Là sự kế thừa, cải tiến những PPDH hiện có kết hợp với PPDH và phương tiện dạy học hiện đại
42 97,7%
Tổng cộng: 43 100%
Kết quả thu được tại bảng 2.4 cho thấy: Hầu hết GV đều quan niệm: "Đổi mới PPDH là sự kế thừa, cải tiến những PPDH hiện có kết hợp với PPDH và phương tiên dạy học hiện đại" (chiếm 97,7%), chỉ có một bộ phận nhỏ GV cho rằng
"Đổi mới PPDH là sự cải tiến có chọn lọc các PPDH hiện có cho phù hợp với yêu cầu đào tạo mới" (chiếm 2,3%) và không có GV nào cho rằng "Đổi mới PPDH là sự thay đổi hoàn toàn PPDH hiện có để áp dụng một PPDH mới". Kết quả này chứng tỏ hầu hết GV được chọn nghiên cứu nhận thức đúng về đổi mới PPDH. Đây là tiền đề quan trọng để họ có thể thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH.
2.2.1.2. Thực trạng sử dụng PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang
Để đánh giá thực trạng sử dụng PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang, chúng tôi đã tiến hành PP điều tra bằng bảng hỏi đối với 20 CBQL, 43 GV, 385 SV được chọn nghiên cứu. Sau khi sử dụng câu hỏi số 2, phụ lục 1 - Phiếu hỏi dành cho CBQL; câu hỏi số 2, phụ lục 2 - Phiếu hỏi dành cho GV; câu hỏi số 2 - Phiếu hỏi dành cho SV, kết quả thu được như sau: (Bảng 2.5 - trang sau)
- Chỉ có PP dạy học theo nhóm nhỏ được các khách thể nghiên cứu đánh giá GV trường CĐSP Nha Trang sử dụng ở mức "thường xuyên" (ĐTB: 3,49, xếp thứ nhất). Qua dự giờ của GV chúng tôi thấy, hầu hết mọi GV đều sử dụng PP dạy học theo nhóm nhỏ. Tuy nhiên, việc sử dụng PPDH này của các GV còn mang tính hình thức, đối phó, chưa hiệu quả do nhận thức của đa số GV về PPDH này chưa đầy đủ về qui trình, cách thức tổ chức…
- Tất cả các PP còn lại các khách thể nghiên cứu đều đánh giá GV sử dụng ở mức
"thỉnh thoảng" (ĐTB dao động từ 2,28 đến 3,14). Trong đó, các PPDH tích cực được các khách thể nghiên cứu đánh giá ở vị thứ cao như: Xemina (ĐTB: 3,14, xếp thứ hai), Đặt và giải quyết vấn đề (ĐTB: 3,05, xếp thứ ba), Dạy học theo tình
huống (ĐTB: 2,97, xếp thứ tư), Nêu vấn đề (ĐTB: 2,86, xếp thứ năm)… Các PPDH này được GV sử dụng nhiều hơn bởi nó có ưu điểm như: mở ra cơ hội học tập hợp tác, trao đổi cởi mở, mở rộng, đào sâu tri thức, hình thành và phát triển tính tích nhận thức, chủ động sáng tạo trong học tập, rèn luyện cho người học kỹ năng tổ chức, kỹ năng diễn đạt, trao đổi thông tin, giao tiếp với người khác, thiết lập mối quan hệ cộng đồng, tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau. Đồng thời, chúng còn tạo cơ hội cho người dạy nhanh chóng có thông tin phản hồi về người học, tiếp thu được tri thức và kinh nghiệm qua cách phát biểu có suy nghĩ và sáng tạo của họ.
Bảng 2.4. Đánh giá của các khách thể nghiên cứu về mức độ sử dụng PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang
S T T
Phương pháp dạy học
GV CBQL SV Tổng cộng
TB Thứ bậc
TB Thứ bậc
TB Thứ bậc
TB Thứ bậc
1 Diễn giảng 2.67 7 2.85 6 2.33 14 2.62 10
2 Đàm thoại 2.3 12 2.55 9 3.29 4 2.71 8
3 Hướng dẫn sử dụng sách –
Tài liệu 2.26 13 2.85 6 2.91 9 2.67 9
4 Quan sát 2.14 14 2 15 3.14 7 2.43 14
5 Trình bày trực quan 2.6 9 2.4 12 2.91 9 2.64 10
6 Xêmina 2.74 6 3.55 1 3.14 7 3.14 2
7 Dạy học theo nhóm nhỏ 3.91 1 3.35 2 3.22 4 3.49 1 8 Dạy học theo tình huống 3.19 3 3.2 3 2.52 12 2.97 4
9 Đóng vai 2.4 10 2.3 14 2.15 16 2.28 15
10 Dạy học theo dự án 1.26 17 1.7 17 1.81 17 1.59 16
11 Động não 2.95 4 2.95 5 2.69 11 2.86 5
12 Đặt và giải quyết vấn đề 2.86 5 3.15 4 3.14 6 3.05 3
13 Ôn tập 2.09 15 2.35 13 3.22 4 2.55 12
14 Luyện tập 2.02 16 2 15 3.33 2 2.45 13
15 Thí nghiệm, thực hành 3.21 2 2.85 6 2.5 13 2.85 6 16 Kiểm tra, đánh giá 2.67 7 2.47 10 3.38 1 2.84 7 Các PPDH truyền thống các khách thể nghiên cứu đánh giá GV sử dụng ở mức "thỉnh thoảng" nhưng sử dụng: Quán sát (ĐTB: 2.43, xếp thứ 14), Luyện tập (ĐTB: 2.45, xếp thứ 13), Ôn tập (ĐTB: 2.55, xếp thứ 12), Diễn giảng (ĐTB: 2.62, xếp thứ 10) ….
Duy nhất có PP Dạy học theo dự án các khách thể nghiên cứu đánh giá GV
"chưa bao giờ" sử dụng (ĐTB: 1,59, xếp thứ 17). PP Đóng vai, cũng được các khách thể đánh giá ở mức gần như GV "rất ít khi" sử dụng (ĐTB: 2.28, xếp thứ 16).
- Một số PPDH có sự tương đồng giữa hai ý kiến đánh giá về mức độ sử dụng của GV. Họ đều đánh giá GV sử dụng ở mức "Thỉnh thoảng" hoặc "Rất ít khi". Song về thứ bậc, giữa hai ý kiến đánh giá lại có sự khác biệt đáng kể: PP Sử dụng sách và tài liệu (GV: ĐTB là 2,26; xếp thứ 13; CBQL: ĐTB là 2,85; xếp thứ 6). PP Đóng vai (GV: ĐTB là 2,40; xếp thứ 10; CBQL: ĐTB là 2,30; Xếp thứ 14).
PP Đàm thoại (GV: ĐTB là 2,30; xếp thứ 12; CBQL: ĐTB là 2,55; xếp thứ 9). PP Trình bày trực quan (GV: ĐTB là 2,60; xếp thứ 9; CBQL: ĐTB là 2,40; xếp thứ 12). PP Kiểm tra, đánh giá (GV: ĐTB là 2,67; xếp thứ 7; CBQL: ĐTB là 2,47; xếp thứ 10)…
Sử dụng hệ số tương quan thứ hạng Spearman để xác định mối tương quan giữa ý kiến đánh giá của GV và CBQL (bảng 2.5.1 - Phụ lục 4), chúng tôi thu được r ≈ 0,80, chứng tỏ có sự tương quan chặt giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV về thực trạng sử dụng PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang. Mặc dù có sự khác nhau về đánh giá thứ bậc các PPDH, nhưng ý kiến đánh giá của GV và CBQL tương đối phù hợp.
Các PPDH GV, CBQL đều đánh giá GV "Chưa bao giờ" sử dụng là PPDH theo dự án (GV: ĐTB là 1,26; xếp thứ 16; CBQL: ĐTB là 1,70; xếp thứ 16)…
- Kết quả thu được tại bảng 2.5 còn cho thấy: Các PPDH tích cực GV và SV đều đánh giá GV sử dụng ở mức "thỉnh thoảng", nhưng thứ bậc được họ đánh giá rất khác nhau (PPDH theo nhóm nhỏ (GV: xếp thứ 1; SV: xếp thứ 4), PPDH theo tình huống (GV: xếp thứ 3; SV: xếp thứ 12), Động não (GV: xếp thứ 4; SV: xếp thứ 11)….
Một số PPDH truyền thống GV và SV cũng đánh giá khác nhau về thứ bậc như: PP diễn giảng (GV: xếp thứ 7; SV: xếp thứ 14), PP đàm thoại (GV: xếp thứ 12; SV: xếp thứ 4), PP hướng dẫn sử dụng sách - Tài liệu (GV: xếp thứ 13; SV: xếp thứ 9), PP Quan sát (GV: xếp thứ 14; SV: xếp thứ 7)…
Sử dụng hệ số tương quan thứ hạng Spearman để xác định mối tương quan giữa ý kiến đánh giá của GV và SV (bảng 2.5.2 - Phụ lục 5), chúng tôi thu được r ≈ - 0,082, chứng tỏ không có sự tương quan giữa ý kiến đánh giá của GV và SV về thực trạng sử dụng PPDH của GV trường CĐSP Nha Trang. Ý kiến đánh giá của GV và SV có sự khác biệt đáng kể. Kết hợp sử dụng PP quan sát thông qua dự giờ giảng của GV, chúng tôi thấy, GV đánh giá cao về mình. Trên thực tế họ chủ yếu sử dụng các PPDH truyền thống như PP diễn giảng, PP quan sát, PP Hướng dẫn sử dụng sách - Tài liệu, PP Ôn tập, PP luyện tập, thỉnh thoảng có kết hợp với sử dụng PP xemina trong quá trình dạy học trên lớp. Các PP tích cực khác họ rất ít khi sử dụng.
2.2.1.3. Thực trạng GV sử dụng phối hợp các PPDH trên lớp
Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi đã tiến hành PP điều tra bằng bảng hỏi đối với CBQL, GV, SV được chọn nghiên cứu. Sau khi sử dụng câu hỏi số 4 - Phụ lục 1 - Phiếu hỏi dành cho GV; câu hỏi số 4 - Phụ lục 2 - Phiếu hỏi dành cho CBQL; Câu hỏi số 4 - Phiếu hỏi dành cho SV, điều tra 20 CBQL, 43 GV, 385 SV, kết quả thu được như sau: (Bảng 2.6 - trang sau):
- Các hoạt động được khách thể nghiên cứu đánh giá GV trường CĐSP Nha Trang tổ chức trên lớp ở mức "thường xuyên"như:
Bảng 2.5. Thực trạng việc tổ chức dạy học trên lớp của GV trường CĐSP Nha Trang
TT Nội dung
GV CBQL SV Tổng
cộng
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Thứ
bậc ĐTB
Độ lệch chuẩn
Thứ
bậc ĐTB Độ lệch chuẩn
Thứ
bậc ĐTB Thứ bậc
1
GV thuyết giảng, viết bảng, đọc chép, lo thanh toán chương trình, đối phó với thi cử
1,86 0,60 8 2,00 0,65 8 2,27 1,11 8 2.04 8
2
GV giảng giải, phát vấn, minh họa, trình bày trực quan, sinh viên quan sát, lắng nghe
3,44 0,67 3 3,15 0,49 5 3,36 0,74 4 3.32 3
3
GV tổ chức cho SV thực hành, thảo luận, phân tích, vận dụng, kết luận
3,95 0,21 1 3,85 0,37 1 3,57 0,68 1 3.79 1
4
GV tổ chức cho SV tự tìm ra tri thức dưới sự hướng dẫn của GV
3,79 0,51 2 3,50 0,51 2 3,37 0,72 3 3.55 2
TT Nội dung
GV CBQL SV Tổng
cộng
ĐTB
Độ lệch chuẩn
Thứ
bậc ĐTB
Độ lệch chuẩn
Thứ
bậc ĐTB Độ lệch chuẩn
Thứ
bậc ĐTB Thứ bậc
5
Đối thoại: trò – trò; trò – thầy;
hợp tác bạn bè và thầy do thầy tổ chức
3,07 0,63 5 3,00 0,56 6 3,42 0,70 2 3.16 5
6
GV tổ chức, hướng dẫn cho SV cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề…
3,28 0,59 4 3,35 0,49 3 3,22 0,72 5 3.28 4
7
GV tổ chức cho SV tự đánh giá, tự điều chỉnh, cung cấp liên hệ ngược cho thầy đánh giá, có tác dụng khuyến khích tự học
2,74 0,66 7 3,25 0,72 4 3,23 0,75 6 2.92 7
8
GV là chuyên gia về việc học, dạy cách học cho SV tự học chữ, tự học nghề, tự học nên người
3,05 0,65 6 2,95 0,51 7 3,08 0,84 7 3.03 6
+ Hoạt động tổ chức cho SV thực hành, thảo luận, phân tích, vận dụng và rút ra kết luận (ĐTB: 3,79, xếp thứ nhất): Như vậy, trong các giờ học, sau khi trang bị cho SV kiến thức mới, các GV trường CĐSP Nha Trang đã thường xuyên tổ chức cho SV thực hành nhằm vận dụng những tri thức đã học vào giải quyết các nhiệm vụ nhận thức và thực tiễn. Thông qua việc tổ chức cho SV thảo luận, trao đổi lẫn nhau, phân tích, mổ xẻ làm rõ bản chất của vấn đề, tự rút ra kết luận, GV giúp SV nắm chắc, đào sâu, mở rộng kiến thức, kỹ năng đã học.
+ Hoạt động tổ chức cho SV tự tìm ra tri thức mới dưới sự hướng dẫn của GV (ĐTB là 3,55, xếp thứ hai): Như vậy hoạt động này các GV trường CĐSP Nha Trang cũng được các khách thể nghiên cứu đánh giá ở vị trí khá cao. Đây là hoạt động đặc trưng của kiểu dạy học mới - Dạy học lấy SV làm trung tâm. Hoạt động này thể hiện ở chỗ: Trong tổ chức dạy học, GV rất coi trọng việc hướng dẫn SV tự học ở nhà. Trên cơ sở kết quả tự học ở nhà, ở lớp GV chủ yếu giữ vai trò cố vấn, tổ chức cho SV tự tìm ra tri thức mới cho mình bằng hành động của chính mình. Kết quả này có gì mâu thuẫn với thực trạng sử dụng PPDH mà các khách thể nghiên cứu đã đánh giá đối với GV trường CĐSP Nha Trang ở trên hay không? Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, các khách thể nghiên cứu đánh giá GV cao hơn so với thực tế.
Trên thực tế, đa số GV trường CĐSP Nha Trang hiện nay chủ yếu vẫn còn sử dụng kiểu dạy học lấy GV làm trung tâm.
+ Hoạt động giảng giải, phát vấn, minh họa, trình bày trực quan, SV quan sát, lắng nghe: Hoạt động này các khách thể nghiên cứu cũng đánh giá GV trường CĐSP Nha Trang sử dụng ở mức "thường xuyên" (ĐTB là 3,32, xếp thứ ba). Đây là hoạt động đặc trưng của kiểu dạy học lấy người thầy làm trung tâm. Với kiểu dạy học này trên lớp GV giảng giải, thuyết trình là chủ yếu, có kết hợp với vấn đáp. SV chủ yếu thụ động lắng nghe. Ý kiến đánh giá này của các khách thể nghiên cứu là hoàn toàn phù hợp với thực tế, đa số GV trường CĐSP Nha Trang hiện nay vẫn "thường xuyên" sử dụng kiểu dạy học cũ, lấy GV làm trung tâm.
+ Hoạt động GV tổ chức, hướng dẫn cho SV cách học, cách ứng xử, cách giải quyết vấn đề: Khác với PP học tập ở các cấp, bậc học phổ thông, ở bậc cao