Kh ảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng (Trang 122 - 130)

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM NHA TRANG

3.3. Kh ảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.3.1. Mục đích khảo nghiệm: Nhằm đánh giá tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã được đề xuất.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm: Trưng cầu về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp:

[1] Biện pháp quản lý nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ, GV, SV và công nhân viên trong trường về HĐĐM PP dạy học.

[2] Biện pháp tăng cường các chức năng quản lý HĐĐM PP dạy học.

[3] Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đổi mới PP dạy học.

[4] Biện pháp tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học của GV, SV trong đổi mới PP dạy học.

[5] Biện pháp QL về tài chính, chính sách, chế tài tạo động lực cho cán bộ, GV, SV và công nhân viên trong trường tham gia đổi mới PP dạy học.

3.3.3.Khách thể khảo sát: 8 CBQL, 10 GV của trường CĐSP Nha Trang 3.3.4. Quy định các mức độ đánh giá:

+ Mức độ cần thiết: + Mức độ khả thi:

3. Rất cần thiết 3. Rất khả thi

2. Cần thiết 2. Khả thi

1. Không cần thiết 1. Ít khả thi 3.3.5. Kết quả khảo sát

3.3.5.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp

Để tìm hiểu đánh giá của các khách thể nghiên cứu về tính tính cần thiết của các biện pháp QLHĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã đề xuất, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của CBQL và GV về vấn đề này (Phiếu thăm dò - Phụ lục 19), kết quả thu được như sau: (Bảng 3.1)

Bảng 3.1. Ý kiến của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất

Các biện pháp

Các mức độ 1 2 3 4 5

Rất cần thiết (%) 62,4 57,4 75,5 90,9 86,3

Cần thiết (%) 37,6 42,6 24,5 9,1 13,7

Không cần thiết (%) 0 0 0 0 0

Biểu diễn kết quả thu được tại bảng 3,1 bằng biểu đồ chung tôi thu được kết quả như sau (Biểu đồ 3.1).

62,4 57,4

75,5

90,9 86,3

37,6 42,6

24,5

9,1 13,7

0 0 0 0 0

0 20 40 60 80 100

1 2 3 4 5

Rất cần thiết (%) Cần thiết (%) Không cần thiết (%)

Biểu đồ 3.1. Ý kiến của CBQL, GV về tính cấp thiết của các biện pháp QL đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất

Kết quả thu được tại bảng 3,1, cho thấy: 100% CBQL và GV trường CĐSP Nha Trang được chọn khảo sát đều cho rằng các biện pháp quản lý HĐĐM PPDH mà chúng tôi đề xuất "rất cần thiết" và " cần thiết" đối với Nhà trường hiện nay. Trong đó các khách thể nghiên cứu đánh giá cao ở các biện pháp: Thứ nhất, Biện pháp tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học của GV, SV trong đổi mới PP dạy học có 90,9% khách thể đánh giá ở mức "rất cần thiết". 9,1% khách thể đánh giá ở mức "cần thiết". Thứ hai, Biện pháp QL về tài chính, chính sách, chế tài tạo động lực cho cán bộ, GV, SV và công nhân viên trong trường tham gia đổi mới PP dạy học có 86,3% khách thể đánh giá ở mức

"rất cần thiết". 13,7% khách thể đánh giá ở mức "cần thiết". Thứ ba, Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đổi mới PP dạy học có 75,5% khách thể đánh giá ở mức "rất cần thiết". 24,5% khách thể đánh giá ở mức "cần thiết".

Kết quả này chứng tỏ, các khách thể nghiên cứu đánh giá các biện pháp liên quan đến các điều kiện hỗ trợ đổi mới PPDH và đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cần thiết đối với trường CĐSP Nha Trang hiện nay hơn các biện pháp khác. Đây cũng là một yêu cầu, đòi hỏi thực tế của CBQL, GV đối với Nhà trường để

giúp họ thực hiện hiệu quả việc đổi mới PPDH. Vì, qua kết quả nghiên cứu ở trên, các biện pháp này trường CĐSP Nha Trang thực hiện còn nhiều hạn chế hơn các biện pháp khác.

3.3.5.2. Về tính khả thi của các biện pháp

Tiếp tục thăm dò đánh giá của các khách thể nghiên cứu về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất (Phiếu thăm dò ý kiến - Phụ lục 21), kết quả thu được như sau: (Bảng 3.2)

Bảng 3.2. Ý kiến của CBQL và GV về tính khả thi của các biện pháp QL đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất

Các biện pháp

Các mức độ 1 2 3 4 5

Rất khả thi (%) 45,4 53,3 56,7 29,8 50,6 Khả thi (%) 34,8 35,1 40,8 59,9 43,3 Ít khả thi (%) 19,8 11,6 2,5 10,3 6,1

Hầu hết CBQL và GV trường CĐSP Nha Trang được khảo sát đánh giá các biện pháp chúng tôi đề xuất ở mức "rất khả thi" "khả thi". Trong đó, Biện pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đổi mới PP dạy học được các khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức cao nhất (có 56,7% khách thể đánh giá ở mức "rất khả thi" và 40,8 % khách thể đánh giá ở mức "khả thi").

Biện pháp tăng cường quản lý việc trang bị, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học của GV, SV trong đổi mới PP dạy học được các CBQL và GV đánh giá ở vị trí thứ hai. Lý giải vấn đề này theo chúng tôi, trong điều kiện thực tế hiện nay tại trường CĐSP Nha Trang, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật của Nhà trường mặc dù đã được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của HĐ ĐMPPDH. SL tài liệu, phòng học, quan trọng hơn hết là phòng cho SV tự học, trang thiết bị hỗ trợ, phòng nghiệp vụ để SV rèn luyện kỹ năng nghề vẫn còn hạn chế (như trên đã đánh giá). Vì các biện pháp này nếu được thực hiện nó sẽ đáp

ứng nhu cầu rất cần thiết của CBQL, GV tại trường CĐSP Nha Trang hiện nay, nên CBQL, GV đã đánh giá rất cao tính khả thi của các biện pháp này.

Biểu diễn kết quả nghiên cứu thu được tại bảng 3.2 bằng biểu đồ chúng tôi thu được biểu đồ 3.2:

45,4

53,3 56,7

29,8

50,6

34,8 35,1

40,8

59,9

43,3

19,8

11,6 2,5

10,3 6,1

0 10 20 30 40 50 60 70

1 2 3 4 5

Rất khả thi (%) Khả thi (%) Ít khả thi (%)

Biểu đồ 3.2. Ý kiến của CBQL, GV về tính khả thi của các biện pháp quản lý đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã được đề xuất

Từ kết quả trên chúng tôi rút ra nhận xét: Các biện pháp QL HĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang đã đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi. Việc vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các biện pháp này chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình QL đổi mới PPDH.

Tiểu kết chương 3

Từ những căn cứ về lý luận và thực tiễn, chúng tôi đã đề xuất 5 biện pháp QL đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang. Qua khảo sát thực tế, các ý kiến đánh giá đều khẳng định sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này nhằm giúp trường CĐSP Nha Trang thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH. Các biện pháp chúng tôi đề xuất ở trên có tác động qua lại, hỗ trợ, chi phối nhau, là điều kiện của nhau, không có biện pháp nào là vạn năng. Vì vậy, khi áp dụng không xem nhẹ một biện pháp nào. Tuy nhiên, tùy điều kiện thực tế lãnh đạo Nhà trường có thể sử dụng các biện pháp nào là phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Kết quả nghiên cứu đề tài đã chứng minh được giả thuyết khoa học mà chúng tôi đưa ra: "Công tác quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ: Nhà trường bước đầu mới tập trung QL đổi mới hoạt động dạy của GV, còn việc QL các mặt khác (đổi mới hoạt động học của SV, các điều kiện hỗ trợ và sự phối hợp đổi mới) thì chưa chú trọng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, trong đó nguyên nhân xuất phát từ nhận thức, thái độ, hành vi đối với đổi mới PP dạy học của cán bộ lãnh đạo Nhà trường, các khoa, tổ chuyên môn và của đội ngũ giáo viên là chủ yếu".

Đề tài đã nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận về PPDH, đổi mới PPDH bậc cao đẳng, đại học và QLđổi mới PPDH bậc cao đẳng, đại học. Đây là kim chỉ nam chỉ đạo tác giả khảo sát, đánh giá thực trạng đổi mới PPDH, thực trạng QL đổi mới PPDH - nguyên nhân của thực trạng QL đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang.

Đề tài đã đánh giá được thực trạng đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang hiện nay. Kết quả đề tài cho thấy: Đa số GV và SV trường CĐSP Nha Trang có nhận thức đúng đắn về ĐMPPDH, tuy nhiên họ chưa biến được nhận thức đó thành hành vi thực hiện. Vì vậy, đa số GV và SV chưa thực hiện hiệu quả việc đổi mới PPDH.

Đề tài cũng đã đánh giá được thực trạng QLHĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trường CĐSP Nha Trang đã thực hiện khá toàn diện các nội dung quản lý, trong đó đổi mới PP dạy của GV được Nhà trường quan tâm và triển khai thường xuyên nhất. Các nội dung còn lại Nhà trường cũng đã triển khai những chưa thường xuyên và hiệu quả. Trong các chức năng QL, Nhà trường thực hiện khá tốt chức năng kế hoạch hoá, các chức năng còn lại Nhà trường chưa thực hiện thường xuyên và hiệu quả.

Kết quả nghiên cứu đề tài còn cho thấy: Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng QLHĐ ĐMPPDH tại trường CĐSP Nha Trang. Trong đó, các nguyên nhân xuất phát từ phía CBQL, GV, SV là chủ yếu. Trên cơ sở nguyên nhân của thực trạng, tác giả đã đề xuất 5 biện pháp QL đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng dạy học của Nhà trường. Qua khảo sát, các khách thể nghiên cứu đánh giá rất cao về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp này, đặc biệt là các biện pháp: Thứ nhất, Tăng cường QL việc trang bị, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật dạy học của GV, SV trong đổi mới PP dạy học. Thứ hai, QL về tài chính, chính sách, chế tài tạo động lực cho cán bộ, GV, SV và công nhân viên trong trường tham gia đổi mới PP dạy học Thứ ba, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đổi mới PPDH…

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Định hướng chỉ đạo thực hiện chương trình đổi mới PPDH thường xuyên một cách cụ thể, sâu sắc hơn, tạo điều kiện cho CBQL chủ động trong việc lên kế hoạch và triển khai thực hiện chương trình mới kịp thời.

- Cần điều chỉnh, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại và phù hợp với yêu cầu thực tiễn.

- Tiếp tục rà soát và cải tiến mạnh mẽ các quy định về QL giáo dục, các cơ chế, chính sách như chính sách đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ QL, GV đã có những đóng góp trong việc đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục của đất nước.

- Tăng cường đầu tư thêm ngân sách cho cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học cho các trường cao đẳng.

2.2. Đối với UBND tỉnh Khánh Hòa

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ đãi ngộ trong việc QL, phát triển nguồn nhân lực của Nhà trường.

- Tiếp tục tăng cường hỗ trợ tài chính phục vụ hoạt động QL đổi mới PPDH tiến tới mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh nhà.

2.3. Đối với Ban Giám Hiệu nhà trường

- Thường xuyên tham mưu, đề xuất với các cấp ủy Đảng trong hoạt động nâng cao hiệu quả đổi mới PPDH. Đặc biệt, quán triệt nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, GV của trường về nội dung đổi mới.

- Tạo mối liên hệ chặt chẽ hơn nữa với các đoàn thể trong nhà trường thực hiện đổi mới PPDH.

- Có chế độ, chính sách khuyến khích và tôn vinh thường xuyên những cá nhân có đóng góp tích cực trong HĐĐM PPDH.

- Thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá HĐĐM để có sự điều chỉnh kịp thời và phù hợp với thực tiễn của nhà trường và địa phương.

- Tăng cường trang bị cơ sở vật chất, đặc biệt các phòng chuyên môn nghiệp vụ để SV có thể phát huy vai trò chủ động trong quá trình dạy học và rèn luyện kỹ năng nghề của mình.

2.4. Đối với tổ chuyên môn và GV

- Khoa, Tổ chuyên môn phải hiểu sâu và quán triệt nội dung đổi mới PPDH để định hướng GV trong tổ.

- Khoa, tổ chuyên môn và GV phải đổi mới khâu kiểm tra đánh giá cho phù hợp với mục tiêu đào tạo hiện nay và xu hướng đổi mới PPDH. Dự giờ ở mức độ thường xuyên hơn để đảm bảo đổi mới PPDH.

- GV phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, có tác dụng kích thích hứng thú học tập và rèn luyện kỹ năng tự học ở SV.

- GV không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt lý luận dạy học hiện đại để phục vụ công tác đổi mới PPDH.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng (Trang 122 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)