Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng (Trang 82 - 97)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP

2.3. Th ực trạng quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang

2.3.2. Thực trạng thực hiện các chức năng quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang

2.3.2.1. Thực trạng kế hoạch hóa công tác đổi mới PPDH

Nghiên cứu thực trạng này chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 CBQL, 43 GV của trường CĐSP Nha Trang. Sau khi sử dụng câu hỏi số 14 - Phiếu hỏi dành cho CBQL - Phụ lục 1; câu hỏi số 16 - Phiếu hỏi dành cho GV - Phụ lục 2, tiến hành điều tra, kết quả thu được như sau: (Bảng 2.15 - Trang sau)

Theo đánh giá của các khách thể nghiên cứu, các nội dung thuộc công tác xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH được trường CĐSP Nha Trang triển khai và thực hiện ở mức độ "thường xuyên (3,33 < ĐTB < 3,88). Nhà trường đã coi công việc này

là một trong những hoạt động trọng tâm. Trong đó, Nghiên cứu Nghị quyết các kì đại hội, các văn bản chỉ đạo đổi mới PPDH của Bộ GD-ĐT, của ngành giáo dục để xác định những yêu cầu của xã hội đối với Nhà trường được các khách thể nghiên cứu đánh giá cao (ĐTB: 3,88, xếp thứ nhất). Các nội dung Xây dựng mục tiêu đổi mới PPDH, Xác định nhiệm vụ đổi mới PPDH được các khách thể nghiên cứu đánh giá ở vị trí thứ hai (ĐTB: 3,83). Trên cơ sở đó Nhà trường Xác định biện pháp thực hiện đổi mới PPDH(ĐTB: 3,80, xếp thứ 4), Xây dựng kế hoạch đổi mới PPDH cụ thể(ĐTB: 3,78, xếp thứ 5). Các nội dung còn lại như Phân tích tình hình thực trạng Nhà trường, khoa, tổ chuyên môn trước khi thực hiện đổi mới PPDH, Xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH, Xác định các điều kiện thực hiện đổi mới PPDH, cũng được các khách thể đánh giá Nhà trường thực hiện ở mức

"thường xuyên". Về thứ bậc, các nội dung này được xếp ở vị trí thứ 6,7,8 - Vị trí cuối. Kết quả nghiên cứu này chứng tỏ, trường CĐSP Nha Trang đã thực hiện công tác xây dựng kế hoạch ĐMPPDH một cách thường xuyên. Trong quá trình xây dựng kế hoạch, các nội dung của công tác này được Nhà trường quán triệt và thực hiện một cách toàn diện.

Bảng 2.15. Thực trạng kế hoạch hóa HĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang

TT

Mức độ thực hiện

Nội dung

Điểm TB Độ lệch

chuẩn Thứ bậc

CB

QL GV Tổng cộng

CB

QL GV CB

QL GV Tổng cộng 1 Nghiên cứu Nghị quyết

các kì đại hội, các văn bản chỉ đạo đổi mới PPDH của Bộ GD-ĐT, của ngành giáo dục để xác định những yêu cầu của xã hội đối với Nhà trường

3,8 3,95 3,88 0,41 0,21 1 2 1

2 Phân tích tình hình thực trạng Nhà trường, khoa, tổ chuyên môn trước khi thực hiện đổi mới PPDH

3,5 4,0 3,75 0,69 0,0 5 1 6

3 Xây dựng mục tiêu đổi

mới PPDH 3,75 3,91 3,83 0,44 0.29 2 3 2

4 Xác định nhiệm vụ đổi

mới PPDH 3,75 3,91 3,83 0,44 0.29 2 3 2

5 Xác định biện pháp thực

hiện đổi mới PPDH 3,7 3,91 3,80 0,47 0.29 3 3 4 6 Xây dựng tiêu chí đánh

giá việc thực hiện đổi mới PPDH

3,5 3,95 3,73 0,76 0,21 5 2 7

7 Xây dựng kế hoạch đổi

mới PPDH cụ thể 3,7 3,86 3,78 0,47 0,35 3 4 5 8 Xác định các điều kiện

thực hiện đổi mới PPDH 3,65 3,01 3,33 0,67 0,29 4 5 8

Để làm rõ thực trạng này, chúng tôi trò chuyện với lãnh đạo phòng Đào tạo - Những người trực tiếp tham mưu cho Nhà trường xây dựng các văn bản hướng dẫn và cũng là đơn vị trực tiếp triển khai việc xây dựng kế hoạch này tại trường, các đồng chí đó cho biết: Trường CĐSP Nha Trang đã thực hiện hầu hết các nội dung trên, riêng nội dung Xây dựng tiêu chí đánh giá việc thực hiện đổi mới PPDH thì Nhà trường chưa thực hiện được. Sử dụng PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động để làm rõ thực trạng này chúng tôi đã mượn các văn bản hướng dẫn liên quan đến QLHĐĐM PPDH của Nhà trường, chúng tôi thấy: Nhà trường đã xây dựng được lộ trình chuyển đổi từ phương thức đào tạo theo niên chế sang phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ giai đoạn 2010-2015, vì trường CĐSP Nha Trang đã chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ từ năm học 2010-2011. Trong đó, có nhiệm vụ đổi mới PPDH đáp ứng yêu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Trên cơ sở lộ trình, hàng năm Nhà trường xây dựng các văn bản hướng dẫn các khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch triển khai HĐĐM PPDH dưới hai hình thức: mỗi GV trong năm học phải báo cáo 01 chuyên đề về đổi mới PPDH hoặc Hội giảng 4 tiết trong đó có thực hiện đổi mới PPDH. Đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với mọi GV. Trong văn bản hướng dẫn Nhà trường cũng yêu cầu các GV phải thực hiện đổi mới PPDH trong các giờ lên lớp, tuyệt đối không còn hiện tượng "Thầy đọc, trò chép". Tuy nhiên, việc các GV đó có thực hiện hay không, Nhà trường chưa QLvà đánh giá được. Dự các giờ Hội giảng, chúng tôi thấy đa số GV vẫn còn lên lớp theo kiểu "dạy học lấy người thầy làm trung tâm", "Thầy đọc, trò chép" hoặc thay "đọc chép" bằng "nhìn chép".

Sử dụng cụng thức tính hệ số tương quan thứ hạng Spearman xác định sự tương quan thứ bậc giữa ý kiến tự đánh giá của GV và ý kiến đánh giá của CBQL về thực trạng này, chúng tôi thu được r ≈ 0,64 (Bảng 2.15.1 - Phụ lục 9). Kết quả này chứng tỏ giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV về các nội dung kế hoạch hoá HĐ ĐMPPDH có sự tương quan tương đối chặt. Như vậy, giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV là tương đối phự hợp. Chỉ riêng nội dung Phân tích tình hình thực trạng Nhà trường, khoa, tổ chuyên môn trước khi thực hiện đổi mới PPDH có sự chênh lệch

tương đối lớn giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV. Sử dụng kiểm nghiệm Pearson để xác định mối tương quan giữa hai ý kiến đánh giá này, kết quả thu được thể hiện qua bảng 2.16.2 - Phụ lục 10. Kết quả tại bảng 2.15.2 cho thấy, có sự khác biệt giữa hai ý kiến đánh giá, trong đó GV tự đánh giá cao hơn CBQL đánh giá.

Tóm lại: Trường CĐSP Nha Trang đã thực hiện khá thường xuyên các nội dung thuộc chức năng kế hoạch hoá HĐĐM PPDH. Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đánh giá thực hiện đổi mới PPDH thì Nhà trường vẫn chưa làm được.

2.3.2.2. Thực trạng tổ chức triển khai thực hiện công tác đổi mới PPDH Nghiên cứu thực trạng này chúng tôi đã tiến hành khảo sát 20 CBQL, 43 GV của trường CĐSP Nha Trang. Sau khi sử dụng câu hỏi số 14 - Phiếu hỏi dành cho CBQL - Phụ lục 1; câu hỏi số 16 - Phiếu hỏi dành cho GV - Phụ lục 2, tiến hành điều tra, kết quả thu được như sau: (Bảng 2.16 - Trang sau) Kết quả khảo sát tại bảng 2.16 cho thấy:

- Tổ chức, chỉ đạo đổi mới đồng bộ: mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học, đề cương chi tiết học phần, PPDH, PTDH, PPKTĐG được CBQL và GV đánh giá Nhà trường thực hiện ở mức “thường xuyên” với ĐTB cao nhất (ĐTB: 3,87). Sử dụng PP nghiên cứu sản phẩm hoạt động để nghiên cứu các tài liệu, văn bản có liên quan đến HĐĐM PPDH của Nhà trường, chúng tôi thấy: Trong lộ trình chuyển đổi phương thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo tín chỉ, trong các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hàng năm của Nhà trường đều thể hiện rõ nội dung này.

Quan sát các hoạt động thực tế: Hội thảo về đổi mới PPDH cấp trường, cấp khoa, Hội giảng, báo cáo chuyên đề đổi mới PPDH của GV… chúng tôi cũng thấy Nhà trường đã triển khai thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả thực tế chưa đạt đúng yêu cầu đổi mới PPDH. Về chương trình, nội dung dạy học vẫn còn quá nặng. Tỷ lệ lý thuyết/thực hành chưa cân đối và hợp lý (Tỷ lệ lý thuyết/thực hành: 7/3 hoặc 6/4 là chủ yếu). Đề cương chi tiết học phần do GV tự xây dựng chưa thể hiện rõ vai trò người học là trung tâm trong quá trình dạy học, chủ yếu vẫn GV lên lớp thuyết trình là chủ yếu. PP dạy học chưa có sự đổi mới đáng kể, chỉ tập trung ở rất ít GV (khoảng 5%). Phương tiện dạy học còn thiếu thốn, chưa đáp ứng nhu cầu. PPKTĐG

chưa hề có sự đổi mới. Qua trao đổi với lãnh đạo phòng Đào tạo và các phòng ban khác có liên quan, trưởng các khoa, họ đều có ý kiến thống nhất như vậy. Nghiên cứu báo cáo sơ kết, tổng kết HĐ ĐMPPDH hàng năm của trường CĐSP Nha Trang chúng tôi cũng bắt gặp những đánh giá này.

Bảng 2.16. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo HĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang

S T T

Mức độ thực hiện

Nội dung

Điểm TB Độ lệch

chuẩn Xếp hạng CB

QL GV Tổng cộng

CB

QL GV CB

QL GV

Tổng cộng

1

Tổ chức, chỉ đạo đổi mới đồng bộ: mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học, đề cương chi tiết học phần, PPDH, PTDH, PPKTĐG

3,8 3,93 3.87 0,41 0,26 1 1 1

2

Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề DH theo PP mới cho từng môn học

3,45 3,74 3.6 0,51 0,44 2 4 2

3

Tổ chức, chỉ đạo thiết kế bài dạy phù hợp yêu cầu đổi mới PPDH ở từng môn học

3,1 3,67 3.39 0,64 0,47 3 6 3

4

Tổ chức, chỉ đạo việc thiết kế giáo án điện tử, ứng dụng phần mềm dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH cho từng môn học

2,8 3,58 3.19 0,7 0,5 6 7 10

5 Tổ chức trao đổi kinh nghiệm sử dụng các thiết bị, PTKT dạy

2,9 3,56 3.23 0,45 0,59 4 8 8

S T T

Mức độ thực hiện

Nội dung

Điểm TB Độ lệch

chuẩn Xếp hạng CB

QL GV Tổng cộng

CB

QL GV CB

QL GV

Tổng cộng

6

Tổ chức chỉ đạo GV dạy các tiết minh họa về đổi mới PPDH từng môn học, trao đổi, thảo luận, đóng góp ý kiến

2,9 3,51 3.21 0,64 0,59 4 10 9

7 Tổ chức, chỉ đạo việc dự giờ

thao giảng của GV 2,85 3,53 3.19 0,59 0,5 5 9 10

8

Tổ chức, chỉ đạo việc dự giờ đột xuất kiểm tra việc đổi mới PPDH của GV

2,6 2,93 2.77 0,68 0,86 8 11 12

9 Tổ chức Hội thi về giảng dạy, sử

dụng và tự làm đồ dùng dạy học 1,5 2,91 2.67 0,51 1,09 9 12 13 10 Tổ chức Hội thảo khoa học về

đổi mới PPDH, PPKTĐG 2,85 3,84 3.35 1,35 0,37 5 2 4 11 Tổ chức, chỉ đạo việc đổi mới

PPKTĐG cho từng môn học 2,7 3,79 3.25 0,92 0,51 7 3 7 12 Tổ chức trao đổi về các nội

dung tự học, tự bồi dưỡng phục

2,85 3,84 3.35 0,93 0,37 5 2 4

13 Tổ chức sơ kết, tổng kết

HĐĐM PPDH 2,9 3,72 3.31 0,72 0,55 4 5 6

Từ kết quả trên, chúng tôi rút ra nhận xét: Trường CĐSP Nha trang đã triển khai thường xuyên chức năng "chỉ đạo, tổ chức ĐMPPDH", tuy nhiên hiệu quả thu được chưa đáng kể.

- Tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề DH theo PP mới cho từng môn họctheo đánh giá của các khách thể nghiên cứu, nội dung này cũng được trường CĐSP thực hiện ở mức "thường xuyên" (ĐTB: 3,6, xếp ở vị trí thứ 2). Trong đó, CBQL xếp vị trí thứ 2 (ĐTB: 3,45) và GV xếp vị trí thứ 4 (ĐTB: 3,74).

Qua đó cho thấy Nhà trường đã quan tâm đến vấn đề này, tạo điều kiện cho toàn thể cán bộ GV có cái nhìn đúng đắn về bản chất HĐĐM PPDH cho từng môn học cụ thể.

Từ sự chênh lệch giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV về nội dung này, chúng tôi kiểm nghiệm sự chênh lệch này bằng cách tính tương quan với SL biến là 43 GV và 20 CBQL và mức ý nghĩa là 0,05. Kết quả thu được như sau: (Bảng 2.16.1 - Phụ lục 11) CBQL = 3,45, GV = 3,74, hệ số tương quan bằng 0,023 < 0,05 (xác nhận sự khác biệt có ý nghĩa). Điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa ý kiến đánh giá của GV và CBQL về tổ chức, chỉ đạo việc học tập, nghiên cứu, thảo luận các chuyên đề DH theo PP mới cho từng môn học. Ngoài ra, Nhà trường chỉ đạo cho khoa, tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức các hội nghị chuyên đề đổi mới PPDH cấp tổ, cấp khoa, khuyến khích GV tham gia viết báo cáo tham luận, báo cáo chuyên đề tự bồi dưỡng về đổi mới PPDH từng môn học cụ thể,… Từ đó, có thể thấy được GV đã được nhà trường thường xuyên quán triệt thực hiện HĐĐM PPDH.

- Tổ chức, chỉ đạo thiết kế bài dạy phù hợp yêu cầu đổi mới PPDH ở từng môn học: Nội dung này được các khách thể nghiên cứu đánh giá Nhà trường thường xuyên thực hiện (ĐTB: 3,39, xếp thứ 3). So sánh ý kiến đánh giá của GV và CBQL về thực trạng này, chúng tôi thấy có sự khác biệt. Sử dụng phép kiểm nghiệm Pearson để xác định sự khác biệt này có ý nghĩa hay không chúng tôi thu được kết quả như sau: (Bảng 2.16.2 - Phụ lục 12) hệ số tương quan bằng 0,001 < 0,05 (xác nhận tương quan có ý nghĩa). Điều này chứng tỏ có sự khác biệt giữa hai khách thể nghiên cứu về thực trạng Tổ chức, chỉ đạo thiết kế bài dạy phù hợp yêu cầu đổi mới PPDH ở từng môn học ở trường CĐSP Nha Trang. Trong đó GV đánh giá Nhà trường thực hiện nội dung này thường xuyên hơn CBQL đánh giá. Lý giải điều này, theo chúng tôi, GV là người trực tiếp và thường xuyên thực hiện, còn CBQL tham

gia hoạt động giảng dạy ít (khoảng 100 tiết/1 năm). Vì không thường xuyên tiếp xúc với công việc giảng dạy nên họ đánh giá không sát thực tế bằng GV.

- Tổ chức trao đổi về các nội dung tự học, tự bồi dưỡng phục vụ đổi mới PPDH Tổ chức hội thảo khoa học về đổi mới PPDH, PPKTĐG đều được cách khách thể đánh giá ở mức "thường xuyên" (ĐTB: 3,35, xếp thứ 4).

Kết quả này chứng tỏ Nhà trường đã tổ chức khá thường xuyên các nội dung này. Qua trao đổi trực tiếp với lãnh đạo phòng Đào tạo, các đồng chí cũng cho biết, trường CĐSP Nha Trang thực hiện thường xuyên các nội dung này ở cấp trường, cấp khoa và tổ bộ môn. Công việc này không chỉ thực hiện đối với GV mà còn đối với cả SV. Không chỉ do Phòng Đào tạo, các khoa, tổ chuyên môn tổ chức mà Nhà trường còn phát huy vai trò của Đoàn thanh niên các cấp (trường, khoa) cùng tham gia tổ chức cho SV. Nhà trường tổ chức các hội thảo, hội nghị đổi mới PPDH cấp trường 2 lần/năm, chỉ đạo các khoa, tổ chuyên môn tổ chức hội nghị chuyên đề đổi mới PPDH, trao đổi chuyên môn 2lần/tháng. Mỗi GV thực hiện một chuyên đề tự bồi dưỡng trong năm học về đổi mới PPDH, PPKTĐG một môn học cụ thể. Nhà trường cũng định hướng cho GV tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách tạo điều kiện cho GV theo học chương trình sau đại học, chương trình đào tạo trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, nhà trường còn mở các lớp bồi dưỡng đổi mới PPDH hiện để GV nắm bắt nhanh các PPDH tích cực, tránh hiện tượng mò mẫm, tự tìm đường của GV trong tiến trình đổi mới PPDH.

So sánh ý kiến đánh giá của GV và CBQL về thực trạng này, chúng tôi thấy có sự khác biệt. Sử dụng phép kiểm nghiệm tương quan Pearson với SL biến là 43 GV và 20 CBQL, mức độ ý nghĩa là 0,05 (bảng 2.16.3 - Phụ lục 13), kết quả thu được như sau: Đối với 2 nội dung trên có CBQL = 2,85 và GV = 3,84, hệ số tương quan = 0,000 < 0,05 (mức độ ý nghĩa) xác nhận có tương quan và tương quan có ý nghĩa. Điều này cho thấy có sự khác biệt giữa GV và CBQL khi đánh giá về việc tổ chức Hội thảo khoa học về đổi mới PPDH, PPKTĐG Tổ chức trao đổi về các nội dung tự học, tự bồi dưỡng phục vụ đổi mới PPDH.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết HĐĐM PPDH: được các khách thể nghiên cứu đánh giá Nhà trường thực hiện ở mức "thường xuyên" (ĐTB: 3,31, xếp thứ 6). Có sự chênh lệch khá lớn về ĐTB giữa ý kiến đánh giá của GV và CBQL. GV đánh giá mức độ “thường xuyên” (ĐTB 3,72), CBQL đánh giá mức độ “thỉnh thoảng” (ĐTB:

2,9). Để xác định ý nghĩa của sự khác biệt này, chúng tôi dùng kiểm nghiệm tương quan Pearson, với mức ý nghĩa là 0,05, kết quả thu được thể hiện qua Bảng 2.16.4 - Phụ lục 14, cho thấy, hệ số tương quan bằng 0,000 < 0,05 (có tương quan), xác nhận sự khác biệt này có ý nghĩa. Kết hợp với PP quan sát và nghiên cứu sản phẩm là các báo cáo sơ kết, tổng kết HĐĐM PPDH phù hợp với phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ cấp trường, của các khoa được thực hiện theo từng học kỳ và năm học, tham gia các buổi báo cáo sơ kết, tổng kết của Nhà trường về đổi mới PPDH.

Từ đó, có thể thấy được kết quả khảo sát về nội dung Tổ chức sơ kết, tổng kết HĐĐM PPDH chưa có tính khách quan. Nhà trường không tổ chức thường xuyên mà định kỳ tổ chức chỉ đạo cho phòng Đào tạo, các tổ, khoa chuyên môn sơ kết HĐĐM PPDH và tổng kết hàng năm (mỗi năm một đến hai lần).

- Tổ chức chỉ đạo đổi mới PPKTĐG: Kết quả thu được tại bảng 2.16 cho thấy, các khách thể được chọn nghiên cứu đánh giá trường CĐSP) Nha Trang "thỉnh thoảng" tổ chức, chỉ đạo nội dung này (ĐTB: 3,25, xếp thứ 7). So sánh với nghiên cứu thực tế về nội dùng này tại trường CĐSP Nha Trang, chúng tôi thấy ý kiến đánh giá đó hoàn toàn phù hợp. So sánh ý kiến đánh giá giữa CBQL và GV về thực trạng này chúng tôi thấy có sự chênh lệch đáng kể. Theo CBQL, trường CĐSP Nha Trang tổ chức ở mức "thỉnh thoảng" (ĐTB: 2,70, xếp thứ 7), trong khi đó GV đánh giá Nhà trường tổ chức nội dung này ở mức "thường xuyên" (ĐTB: 3,79, xếp thứ 3).

Sử dụng phép kiểm nghiệm Pearson với số lượng biến là 43 GV và 20 CBQL, mức ý nghĩa 0,05 để xác định giữa sự khác biệt giữa ý kiến đánh giá của CBQL và GV về thực trạng Tổ chức chỉ đạo đổi mới PPKTĐG tại trường CĐSP Nha Trang, chúng tôi thu được hệ số tương quan là 0,000 (Bảng 2.16.5 - Phụ lục 15). Chứng tỏ tương quan rất có ý nghĩa. Điều này cho thấy có sự khác biệt khi đánh giá về nội dung này giũa CBQL và GV. Chứng minh GV đã rất lạc quan, tin tưởng vào việc nhà trường

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học tại trường cao đẳng (Trang 82 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)