Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
2.3. Th ực trạng quản lý đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang
2.3.3. Thực trạng quản lý điều kiện hỗ trợ đổi mới PP dạy học tại trường CĐSP Nha Trang
Quản lý HĐĐM PPDH một lần nữa được nhấn mạnh là không phải đơn thuần chỉ quản lý việc đổi mới PP dạy của GV và PP học của SV,… mà là QLđổi mới toàn diện các yếu tố của quá trình đào tạo như mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học, PPKTĐG kết quả dạy học, mà còn bao gồm đổi mới các điều kiện hỗ trợ như cơ sở vật chất, chế độ chính sách phục vụ đổi mới… Vì vậy, khi nghiên cứu thực trạng QL ĐMPPDH chúng tôi đã nghiên cứu thực trạng các điều kiện hỗ trợ ĐMPPDH tại trường CĐSP Nha Trang. Để tìm hiểu thực trạng này, chúng tôi cũng tiến hành PP điều tra bằng bảng hỏi. Sau khi sử dụng câu hỏi số 14 - Phiếu hỏi dành cho CBQL - Phụ lục 1, câu hỏi 16 - Phiếu hỏi dành cho GV - Phụ lục 2, tiến hành điều tra, kết quả thu được như sau: (Bảng 2.18):
Bảng 2.18. Thực trạng quản lý điều kiện đảm bảo HĐĐM PPDH tại trường CĐSP Nha Trang
STT Nội dung
CBQL GV Tổng cộng
ĐTB Thứ
bậc ĐTB Thứ
bậc ĐTB Thứ bậc
1 Phòng học 3,05 5 3,07 4 3.06 5
2 Phòng bộ môn 3,2 4 3,07 4 3.14 4
3 Phòng dành cho GV hướng dẫn
SV tự học 2,5 8 2,56 8 2.53 8
4 Phòng tự học dành cho SV 2,15 9 2,65 8 2.4 9 5 Phương tiện kĩ thuật dạy học 3,05 5 3,0 6 3.03 6 6 Giáo trình và tài liệu tham khảo 3,35 1 3,14 2 3.25 2 7 Hoạt động của thư viện 3,35 1 3,14 2 3,25 2 8 Phòng đọc của thư viện dành
cho GV và SV 2,7 7 2,84 7 2.77 7
9 Hệ thống mạng Internet… 3,35 1 3,72 1 3.54 1
Kết quả thu được tại bảng 2.18 cho thấy: Theo đánh giá của các khách thể nghiên cứu chỉ có Hệ thống mạng Internet là thường xuyên đáp ứng yêu cầu ĐMPPDH của Nhà trường (ĐTB: 3,54, xếp thứ nhất). Các yếu tố còn lại chỉ thỉnh thoảng mới đáp ứng được yêu cầu (ĐTB dao động từ 2,40 đến 3,25).
Trao đổi trực tiếp với một số GV và cán bộ QLthiết bị, Cán bộ QLthư viện của trường, chúng tôi thu được kết quả sau:
- Về hệ thống mạng Internet: Nhà trường đã có hệ thống mạng phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của GV và SV. GV và SV có thể tra cứu tài nguyên học tập bất kỳ lúc nào khi cần thiết. Chính vì vậy các khách thể nghiên cứu đánh giá rất cao công cụ hỗ trợ này. Ý kiến đánh giá này là xác đáng, Tuy nhiên, có lúc tốc độ đường truyền của hệ thống mạng còn hơi chậm do quá tải.
- Về giáo trình, tài liệu tham khảo và hoạt động của thư viện: Được các khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức độ "thỉnh thoảng" đáp ứng nhu cầu đổi mới PPDH của GV và SV. Ý kiến đánh giá này theo chúng tôi là phù hợp với thực tế hiện nay tại trường CĐSP Nha Trang. Về giáo trình và tài liệu tham khảo của Nhà trường rất phong phú (khoảng gần 10.000 đầu sách, với nhiều loại, thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau), nhưng hầu hết chúng đã lỗi thời. Nó có thể phục vụ tốt cho phương thức đào tạo theo niên chế, cho dạy học "lấy người thầy làm trung tâm", nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ của Nhà trường, dạy học theo kiểu "lấy SV làm trung tâm" khi thực hiện đổi mới PPDH. Chỉ có một số giáo trình được viết theo hướng "lấy SV làm trung tâm", GV và SV sử dụng được, còn hầu hết các môn học, các chuyên ngành giáo trình và tài liệu tham khảo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của GV và SV. Về thư viện:
Nhà trường đã có hệ thống thư viện điện tử. Công tác QLcủa thư viện đã đáp ứng khá tốt nhu cầu nghiên cứu và học tập của GV và SV. Về thời gian, thư viện mở cửa cả ngày và đêm để phục vụ SV học tập. Về không gian: thoáng mát. Bàn ghế rất thuận lợi cho GV và SV nghiên cứu. Thư viện có khoảng 140 chỗ ngồi dành cho GV và SV, có hệ thống mạng, có phần mềm quản lý, hầu hết các đầu sách đã được dán mã vạch, rất thuận lợi cho việc tra cứu. Công tác phục vụ của nhân viên nhanh nhẹn, nhiệt tình, chu đáo... Tuy nhiên, GV và SV trường CĐSP Nha Trang chưa khai thác hết năng lực phục vụ của thư viện. Hầu như GV thì ít đến thư viện nghiên cứu. SV chỉ mùa thi mới thường xuyên đến thư viện học tập. Chính vì vậy, họ chỉ đánh giá thư viện ở mức thỉnh thoảng đáp ứng yêu cầu học tập, nghiên cứu của họ.
- Về phòng bộ môn: Các khách thể được chọn nghiên cứu cũng đánh giá ở mức "thỉnh thoảng" đáp ứng nhu cầu ĐMPPDH (ĐTB: 3,14, xếp thứ tư). Qua quan sát chúng tôi được biết, về phòng bộ môn, mỗi khoa của Nhà trường chỉ có một phòng. Trong khi đó cán bộ, GV của mỗi khoa khoảng 20 đến 40 người. Mỗi khoa lại có nhiều tổ bộ môn (từ 2 đến 4 tổ bộ môn). Với một phòng bộ môn cho mỗi khoa là chưa đáp ứng được được nhu cầu sử dụng. Ý kiến đánh giá của CBQL và GV ở trên là phù hợp.
- Phòng học: Các khách thể nghiên cứu đánh giá ở mức thỉnh thoảng" đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH của Nhà trường. Qua quan sát thực tế và trao đổi với cán bộ phụ trách cơ sở vật chất của Nhà trường, chúng tôi thu được kết quả như sau: Hiện tại, trường CĐSP Nha Trang có 36 phòng học, 4 phòng thí nghiệm, 2 phòng thực hành trên tổng số 2859 SV toàn trường. Như vậy, việc đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc nhưng Nhà trường vẫn chưa tạo điều kiện về cơ sở vật chất để phát huy tối đa những ưu điểm trong quá trình đổi mới. Về số lượng phòng học chỉ đáp ứng đủ cho các lớp học chính khóa. Phòng học hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới PPDH khi số lượng SV trên lớp đông, bàn ghế xếp cố định, không thuận lợi cho việc chia nhóm nhỏ để hoạt động trong quá trình dạy học. Vệ sinh phòng học chưa sạch sẽ do nhiều SV chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học như vứt rác bừa bãi.
Một số phòng được trang bị hệ thống máy chiếu nhưng so với nhu cầu sử dụng còn thiếu, chất lượng một số máy hạn chế.
- Chế độ đãi ngộ, chính sách cũng là một trong những điều kiện hỗ trợ công tác đổi mới PPDH. Nghiên cứu thực trạng này chúng tôi thu được kết quả như sau:
(Bảng 2.19 - Trang sau)
- Nhà trường tôn vinh những người có thành tích trong đổi mới PPDHchỉ ở mức độ “thỉnh thoảng” (ĐTB: 2.58, xếp thứ 1). Không có sự khác biệt giữa ý kiến đánh giá của GV và CBQL về thực trạng này. Qua nghiên cứu thực tế, chúng tôi thấy đánh giá đó là đúng với thực tế. Thỉnh thoảng thông qua các tiết Hội giảng của GV, qua nhận xét, đánh giá giờ dạy hoặc qua Hội nghị sơ kết, tổng kết HĐĐM PPDH của Khoa, của Nhà trường các tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong đổi mới PPDH được các khoa, nhà trường biểu dương.
Bảng 2.19. Thực trạng về chế độ chính sách hỗ trợ việc đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang
STT Nội dung CBQL GV Tổng cộng
ĐTB TB ĐTB TB ĐTB TB
1 Tôn vinh những người có thành tích
trong đổi mới PPDH 2,8 1 2,35 1 2.58 1
2 Có chế độ chính sách thỏa đáng đối
với GV thực hiện đổi mới PPDH 2,7 2 2,3 2 2.5 2 3 Khen thưởng đãi ngộ bằng vật chất
một cách thích đáng 2,0 4 2,19 4 2.14 4
4 Có chế tài bắt buộc GV phải đổi
mới PPDH 2,15 3 2,28 3 2.22 3
- Có chế độ chính sách thỏa đáng đối với GV thực hiện đổi mới PPDH cũng chỉ ở mức độ “thỉnh thoảng”, gần với mức "rất ít khi" (ĐTB: 2,5; xếp thứ 2). Qua nghiên cứu các văn bản hướng dẫn của Nhà trường, qua trao đổi với một số GV, chúng tôi thấy ý kiến đánh giá của các khách thể nghiên cứu là phù hợp với thực tế của Nhà trường. Trường CĐSP Nha Trang chưa có chính sách thỏa đáng tạo động lực giúp GV nhiệt tình, tâm huyết đổi mới PPDH.
- Việc khen thưởng đãi ngộ bằng vật chất một cách thích đángcũng như chế tài bắt buộc GV phải đổi mới PPDH ở mức độ “rất ít khi” (ĐTB: từ 2,14 đế 2,22).
Từ kết quả điều tra cho thấy Nhà trường vẫn chưa có hình thức khuyến khích những GV, SV tích cực tham gia đổi mới PPDH và cũng chưa có các biện pháp răn đe đối với những ai chưa thực hiện việc đổi mới PPDH. Điều này có thể thấy rõ qua thực trạng thực hiện đổi mới PPDH tại trường CĐSP Nha Trang hiện nay vẫn còn mang tính chủ quan, chiếu lệ, đối phó là phổ biến.