CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN
1.1.2. Quan niệm về phát triển tiểu thủ công nghiệp
1.1.3.2. Vai trò của phát triển tiểu thủ công nghiệp
+ Phát triển TTCN có vai trò bổsung, phối hợp và hỗtrợ khu vực công nghiệp quy mô lớn
Từ những đặc điểm cơ bản các ngành TTCN cho thấy khả năng tồn tại và phát triển các ngành TTCN trong nền kinh tếcông nghiệp hiện đại là có cơ sở khoa học. Đó là những lợi thế của khu vực sản xuất TTCN có thể bổ sung cho khu vực sản xuất đại công nghiệp và trong một phạm vi nào đó còn có thể cạnh tranh với khu vực sản xuất đại công nghiệp. Giữa hai khu vực công nghiệp này có những quan hệbổsung, phối hợp và hỗtrợ nhau cùng phát triển. Thực tiễn cho thấy các xí nghiệp lớn không nhất thiết phải thực hiện mọi thao tác của việc sản xuất ra sản phẩm. Bởi vì, nếu thực hiện hầu hết các khâu thao tác trong chế tạo sản phẩm sẽ làm cho chi phí sản xuất cao và thu được lợi nhuận thấp. Do đó, những khâu thao
tác nào sản xuất đại công nghiệp không có lợi thế thì nên để cho sản xuất TTCN thực hiện. Hình thức thực hiện được sử dụng rộng rãi và rất thông dụng ở nhiều nước phát triển và đang phát triển là “gia công sản phẩm”. Mối quan hệbổsung, hỗ trợ giữa sản xuất TTCN với sản xuất đại công nghiệp được thực hiện qua hai phương thức: Phương thức hỗtrợgián tiếp và phương thức hỗtrợtrực tiếp.
- Hỗtrợ gián tiếp: Đây là sự phân công lao động không thông qua hợp đồng giữa hai khu vực tiểu thủ công nghiệp và khu vực đại công nghiệp là sựbổ trợ lẫn nhau tự nhiên, được hình thành thông qua một quan hệ cùng tồn tại có tính chất cạnh tranh trên thị trường. Ở phương thức này, các xí nghiệp thuộc khu vực TTCN và các xí nghiệp thuộc khu vực đại công nghiệp thường xuyên tìm hiểu, so sánh giá cả, chi phí sản xuất và ước tính các điều kiện của sản xuất và thị trường, tìm kiếm các loại sản xuất và các thao tác chếtạo có lợi nhất cho xí nghiệp của họ. Hoàn cảnh đó tạo ra một lợi thế “so sánh về chi phí”, do đó được hình thành nên một quan hệ cùng “chung sống” có tính chất cạnh tranh nhau. Như vậy, có thể khẳng định, các cơ sở thuộc khu vực sản xuất TTCN có thể “chung sống” với các xí nghiệp thuộc khu vực sản xuất đại công nghiệp.
- Hỗ trợ trực tiếp: Đây là mối quan hệtồn tại giữa các cơ sở chế tạo của hai khu vực TTCN và đại công nghiệp, trong đó một cơ sởnày sửdụng một cách có hệ thống sản xuất của cơ sở kia vào các thao tác sản xuất của bản thân nó. Các mối quan hệ này tạo nên một nét đặc trưng của các cơ cấu công nghiệp trong một nền kinh tế công nghiệp hiện đại. Đây là sự quan hệ trên nhiều mặt, nhiều chiều giữa các cơ sở nhỏ với cơ sở lớn và giữa cơ sở nhỏ với nhau. Phương thức liên hệ này cho phép có được sự chuyên môn hoá cao, phức tạp và được thích nghi một cách tỉ mỉ, tạo thành nguyên nhân của khả năng sinh lợi cao và phát triển của các cơ sởsản xuất TTCN.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động ởnông thôn
Khu vực nông vẫnlà nơi chiếm phần đông dân số của một nước nông nghiệp như Việt Nam. Tốc độ tăng dân số ở nông thôn quá nhanh do trình độ dân trí và
nặng về phong tục tập quán... ngoài ra trong điều kiện đất đai canh tác hạn chế: chủ yếu dùng cho việc phục vụ các lĩnh vực như xây dựng công trình công cộng, nhà ở, công trình giao thông... đã thực sự là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế ở khu vực nông thôn nói riêng và sự phát triển kinh tế ở toàn bộ khu vực nói chung. Để giải quyết vấn đề này thì việc chuyển đổi cơ cấu ngành kinh tế là hết sức cần thiết, phát triển TTCN sẽ cho phép xen kẻ thời gian nhàn rỗi trong năm của khu vực sản xuấtnông nghiệp. Trong những năm gần đây, hoạt động ngành nghềTTCN ởnông thônđã thu hútđược số lượng lao động lớn tham gia sản xuất trong các làng có nghề.
Phát triển TTCN thu hút lao động dôi dư từ nông nghiệp, giải quyết vấn đề lao động nông nhàn và tình trạng di dân tự do đối với người dân nông thôn. Qua đó, nó góp phần làm tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèo vàổn định an ninh, xã hội ởnông thôn. Nói cách khác nghềthủcông giúp cải thiện đời sống nhân dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phát triển TTCN cung cấp sản phẩm tiêu dùng và công cụ, dụng cụ cho cho khu vực nông nghiệp, hỗtrợcho nông nghiệp phát triển. Đồng thời, nó làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp trong dân cư tăng, kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng. Với đặc điểm mức đầu tư không quá lớn, nên nghềthủcông dễ huy động các khoản vốn nhỏnhàn rỗi trong dân, của hộ gia đình, trong họhàng, và đi vay từcác tổchức tín dụng.
Chính vì thế việc phát triển TTCN mở ra một cơ hội cho việc giải quyết việc làm ở thành thị vànông thôn, từ đó có thể giải quyết tốt vấn đề di cư tự do từnông thônra thành thị.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp đẩy mạnh việc phát huy các tiềm năng và lợi thế của địa phương
Phát triển TTCN cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực ở địa phương như lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn…TTCNcó thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô, dễ dàng chuyển hướng kinh doanh.
Một khi các nghề TTCN ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội
để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Như vậy, các nghề TTCN càng phát triển mạnh nó càng có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ởnông thôn. Hơn nữa khi cơ sở vật chất được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính tổ chức kỷ luật. Đồng thời, trình độ văn hóa của người lao động ngày càng được nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào lĩnh vực sản xuấtTTCN.
+Phát triểnTTCNgóp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư
Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, khi đại công nghiệp chưa chiếm ưu thế, TTCN phát huy ưu thế, hỗ trợ, bổ khuyết cho đại công nghiệp. Trong tình trạng nền kinh tếphát triển thấp, TTCN sửdụng nguồn tài nguyên, lao động dồi dào ởnông thôn, khai thác nguồn vốn tựcó trong dân, mởrộng sản xuất nhiều sản phẩm với giá cạnh tranh. Vốn là một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển TTCN; các chủ xí nghiệp có thể kêu gọi các nguồn vốn từ các tổ chức khác nhau, nhưng điều đó còn rất khó khăn vì việc hoạt động của các ngành nghề TTCN còn gặp nhiều hạn chế.Điều đặc biệt phát triển TTCN lại có thể góp phần thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Chủ cơ sở có nguồn vốn đó từ những người thân, từ những người muốn góp vốn,... từ đó làm cho TTCN phát triển mạnh ở những ngành, nghề, khu vực chưa hoặc không thể cơ khí hoá được; như những ngành nghề gia công, chếbiến kim loại, chế tạo công cụ thường, công cụ cải tiến, chế tạo máy móc nhỏ để phục vụtrực tiếp cho nông thôn hoặc cả đại công nghiệp. Đặc biệt phát triển những ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, hoa quả phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Nhờ vậy, giải quyết được công ăn việc làm cho người lao động và tích luỹvốn cho CNH - HĐH.
+ Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH
Phát triển TTCN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH; mà việc trọng tâm là cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng có
nghĩa đưa kinh tếnông thôn phát triển cảvềchất lượng và số lượng. Đó là làm thay đổi cơ cấu sản xuất, lao động, sản phẩm, thu nhập…trongnông nghiệp. TTCN góp phần chuyển dịch cơcấu kinh tếnông nghiệp, nông thôn vì các lý do sauđây:
Một là, sự phát triển của các nghề TTCN truyền thống, mở ra nghềmới làm cho tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng dần trong GDP. Như vậy, có thểxoá bỏ tình trạng độc canh cây lúa hoặc kinh tế thuần nông ở từng địa phương;
làm tăng nhanh khối lượng sản phẩm hàng hoá cho tiêu dùng, xuất khẩu, tăng thu nhập cho các tầng lớp dân cư, góp phần xoá đói giảm nghèoởnông thôn.
Hai là, phát triển TTCN cung cấp số lượng lớn sản phẩm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo vốn phát triển ngành nghề. Phát triển TTCN cung ứng nhiều sản phẩm cho thị trường và thu được lợi nhuận cao. TTCN phát triển làm cho thu nhập từ các ngành phi nông nghiệp trong dân cư tăng nhanh. Từ đó kích thích nông dân đầu tư vốn vào mở xưởng để làm TTCN. Khi khối lượng sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng nhanh, thị trường mởrộng thì kinh tếdịch vụphát triển.
Như vậy, phát triển TTCN đã tác động mạnh mẽ và góp phần làm cho cơ cấu kinh tế ở nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch kinh tế theo hướng CNH- HĐH.
+Phát triển tiểu thủ công nghiệp góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phát triển du lịch
Phát triển TTCN góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Trải qua nhiều thếkỷ, nghềthủcông truyền thống đã có những bước phát triển và tạo ra những sản phẩm mang đậm dấu ấn tinh hoa của nền văn hóa, văn minh dân tộc. Trong đó, nhiều nghề đạt tới trình độcông nghệtinh xảo với kỹthuật điêu luyện và phân công lao động khá cao. Có những nghề được lưu giữ và phát triển cho đến nay, có những nghề mới ra đời nhưng cũng có những làng nghềbị mai một hoặc mất hẳn. Nhiều sản phẩm ngành nghềTTCN là kết tinh của sự giao lưu và phát triển các giá trị văn hoá, văn minh lâu đời của mỗi dân tộc. Nhiều sản phẩm ngành nghề TTCN mang tính nghệ thuật cao, với những đặc tính, sắc thái riêng của mỗi dân tộc, không
những có giá trị hàng hoá cao mà còn trởthành những sản phẩm văn hoá đặc sắc và là biểu tượng đẹp đẽcủa truyền thống dân tộc.
Phát triển TTCN còn giúp cho lĩnh vực du lịch được phát triển. Ngành nghề thủcông truyền thống, đặc biệt là các nghềthủcông mỹnghệ, là di sản quý giá của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, lưu giữ những tinh hoa nghệthuật và kỹthuật truyền từ thếhệnày sang thếhệ khác, hun đúc nên từcác thếhệnghệ nhân tài ba. Đồng thời, nét văn hóa dân tộc đặc sắc, làng nghềtruyền thống cũng có sức hút đặc biệt đối với du khách bởi mỗi làng lại gắn với một vùng văn hóa hay một hệthống di tích lịch sử, văn hóa. Đến với làng nghề du khách không chỉ được ngắm cảnh quan mà còn được tham quan nơi sản xuất, trực tiếp được tiếp xúc với những người thợthủcông, thậm chí cònđược trực tiếp tham gia làm ra sản phẩm. Vì vậy, phát triển làng nghề kết hợp với du lịch góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa tại chỗ, tạo thêm việc làm và thu nhập. Hơn nữa phát triển làng nghề còn giúp cho ngành du lịch quảng bá được hình ảnh của đất nước ra nước ngoài thông qua các sản phẩm của các làng nghềtruyền thống.
Do đó, bảo tồn giữ gìn và phát triển ngành nghề TTCN truyền thống trong nông thôn tại các làng, xã là góp phần vào việc bảo tồn, gìn giữ các giá trị văn hoá của dân tộc trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.