Đổi mới cơ chế chính sách, xây dựng quy hoạch phát triển TTCN

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 92 - 97)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.1. Đổi mới cơ chế chính sách, xây dựng quy hoạch phát triển TTCN

- Thực hiện nhất quán chính sách phát triển TTCN nhiều thành phần trong việc tham gia đầu tư phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn huyện bằng cách đa dạng hóa các hình thức sở hữu như thành lập công ty cổ phần, HTX, công ty TNHH, kinh tế tư nhân, cơ sở cá thể,... khuyến khích mở rộng các hình thức liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác trong, ngoài tỉnh và các doanh nghiệp nước ngoài.

-Để từng bước tiếp cận và hội nhập với nền kinh tế thế giới đối với các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn huyện trong những năm đến, thị xã nên có kiến nghị với tỉnh và trung ương sớm ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất TTCN thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng rộng rãi hình thức thu mua tài chính để thực hiện đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ. Đây là phương thức đầu tư hiệu quả nhất tiết kiệm được nhiều vốn đầu tư ban đầu và cùng một lúc có thể đầu tư nhiều nơi. Ngoài ra khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất trong các làng nghề cần hình thành mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong đầu tư phát triển sản xuất theo từng công đoạn, cụ thể tùy theo lợi thế của từng cơ sở để vừa tiết kiệm vốn đầu tư vừa tăng năng suất lao động và có thể ứng phó với những biến động bất thường của thị trường khi có những thay đổi về mẫu mã, chất lượng sản phẩm.

- Thực hiện chính sách mở cửa cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước nhưng có chọn lọc (ưu tiên cho các doanh nghiệp có sản phẩm tạo giá trị gia tăng cao, công nghệ tiên tiến, tạo môi trường sạch và thân thiện với môi trường;

không cấp phép cho các ngành sản xuất có nguy cơ gây nguy hại hay làm tổn hại đến môi trường sinh thái và cảnh quan; chính sách phát triển thị trường không chỉ

tập trung vào thị trường trong nước mà cả thị trường khu vực và thế giới nhằm tạo vị thế cho các doanh nghiệp hội nhập ngày càng cao với nền kinh tế thế giới để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Cùng với các doanh nghiệp của tỉnh sớm hình thành các hiệp hội doanh nghiệp theo ngành nghề, để giúp các doanh nghiệp cùng ngành nghề sản xuất có điều kiện thống nhất những kiến nghị đề xuất với nhà nước về những vấn đề cần thiết để phát triển sản xuất kinh doanh, hoặc liên kết sức mạnh trong nổ lực bảo vệ và phát triển thị trường trong và ngoài nước; hỗ trợ nhau trong những lúc gặp khó khăn về thị trường, vốn đầu tư,...

- Cùng với tỉnh và các ngành cần tranh thủ và có kế hoạch tập trung dành nguồn lực để đầu tư, chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật đầy đủ cho phát triển TTCN như giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc, nhà ở cho người lao động, cơ sở đào tạo nghề, cơ sở kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm để kịp thời đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp sản xuất TTCN. Thực hiện tốt các cơ chế của tỉnh của nhà nước về bản đảm đầu tư, bảo hộ bản quyền, chống hàng giả, hàng nhái trên địa bàn tỉnh nói chung và huyện BốTrạchnói riêng.

- Kiến nghị tỉnh sớm hình thành chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất TTCN thực hiện đầu tư phát triển sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; xây dựng chính sách xử phạt nghiêm minh và có tính hạn chế cao đối với các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc không đảm bảo các quy định của nhà nước về các tiêu chí bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo phát triển sản xuất TTCN trên địa bàn phát triển bền vững.

3.2.1.2. Xây dng quy hoch phát trin TTCN

Qua một thời kỳ dài các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp huyện Bố Trạch phát triển tự phát, nhỏ lẻ và phân tán rộng trên các địa bàn ở các vùng khác nhau, chưa được quy hoạch và thiếu sự định hướng phát triển. Do đó, ngành tiểu thủcông nghiệp chưa phát huy được các thế mạnh và tiềm năng sẵn có tạo đà bứt phá vươn lên mạnh mẽ. Vì vậy, việc xây dựng các phương án quy hoạch của các Tiểu ngành tiểu thủ công nghiệp có tầm quan trong vô cùng to lớn giúp chúng ta có các cơ sở

khoa học để đưa ra các chiến lược, kế hoạch phát triển đúng hướng, phát huy được các thếmạnh tiềm năng sẵn có của địa phương.

Việc tổ chức điều tra khảo sát tổng thể các ngành TTCN trên toàn lãnh thổ huyện BốTrạch cần có sựphối hợp liên kết giữa các ngành, qua đó hình thành một bức tranh tổng thể về hiện trạng phát triển từ các vấn đề như nguồn vốn, lao động, mặt bằng sản xuất, nguyên liệu, tình hình gây ô nhiễm môi trường cũng như các vấn đề khó khăn trực diện mà đơn vị gặp phải cũng như tâm tư nguyện vọng của những người trực tiếp sản xuất kinh doanh và kếhoạch dự định cho thời gian tới.

* Quy hoạch phát triển tiểu thủcông nghiệp theo các tiểu ngành

Nhờ các chính sách khuyến khích phát triển các ngành nghề TTCN của Đảng, Nhà nước và chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi của tỉnh Quảng Bình nên TTCN trong nông thôn đãđược khôi phục, phát triển và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn thiếu những định hướng chiến lược, các phương án quy hoạch để tạo ra sự phát triển lâu dài và mang tính bền vững. Việc quy hoạch các tiểu ngành trong TTCN cũng được đánh giá là một trong những lựa chọn hợp lý trong giai đoạn này.

- Tiểu ngành chếbiến các sản phẩm từnông nghiệp: gồm chếbiến các loại xay xát, bún, bánh tráng, bánh mì hiện có khoảng 300 cơ sở đang hoạt động chủ yếu với quy mô nhỏ, thời gian tới cần duy trì,đầu tư mởrộng quy mô và nâng cao chất lượng, sản lượng sản xuất gắn liền với quy hoạch phát triển nguồn nguyên liệu hiện có và mở rộng vùng nguyên liệu mới tại các vùng gần nơi sản xuất, cải tạo vườn tạp, các vùng đất bỏhoang hoặc chuyển đổi các vùng đất mang lại hiệu quảkinh tếthấp.

- Tiểu ngành nghềchếbiến thuỷsản: chếbiến nước mắm, ruốc, mắm tép, các loại cá mực khô. Quảng Bình có bờbiển dài 116,04 km với vùng đặc quyền lãnh hải khoảng 20.000 km2. Dọc theo bờ biển có 5 cửa sông chính: Roòn, Gianh, Dinh, Lý Hoà và Nhật Lệ trong đóBố Trạch cóđường biểndài hơn24 km có giá trị cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản. Tiểu ngành chếbiến thuỷsảnở BốTrạch với gần 200 cơ sở, một con sốcực kỳ khiêm tốn so với tiềm năng hiện có. Hiện nay, các cơ sở sản xuất với quy mô nhỏvà vừa, vì vậy trong thời gian tới cần tận dụng sự ưu tiên

phát triển ngành nghề này và tận dụng tối đa lợi thế về vùng nguyên liệu, vị trí địa lý để đầu tư mở rộng cơ sở sản xuất, bổ sung các thiết bị hiện đại, nâng cao chất luợng sản xuất đểmang lại hiệu quảkinh tế cao hơn.

- Tiểu ngành chế biến gỗ, mây tre đan: sản xuất các loại đồ dùng gia đình, nón và các sản phẩm trang trí như bình hoá, bình ủ nước, tủ áo quần. Tiểu ngành nghề mây tre đan hiện sản xuất với quy mô nhỏ chủ yếu là hộ gia đình, các sản phẩm của Tiểu ngành nghề này được tiêu thụ khắp nơi. Trong những năm tới cần tận dụng những lợi thế sẵn có để duy trì và mở rộng quy mô sản xuất của ngành nghềnày vì đây là ngành nghề thu hút đuợc nhiều lao động nhàn rỗi đặc biệt là lao động nữ và các lao động khác trong nông thôn. Bên cạnh đó, quy hoạch các vùng nguyên liệu phục vụ cho ngành nghề này vì hiện nay nguồn nguyên liệu phục vụ cho tiểu ngành này đang thiếu hụt nhiều.

* Quy hoạch phát triển tiểu thủcông nghiệp theo lãnh thổ

Bố Trạch là huyện có ngành nghề nông thôn từ lâu đời và phát triển khá mạnh, giá trị sản xuất hàng năm gần 450 tỷ đồng, thu hút và tạo thu nhập cho một lựclượng lớn lao động nông nhàn tại các vùng dân cư, góp phần lớn vào giá trị sản xuất của huyện. Theo kết quả khảo sát tình hình thực tếtại địa phương, có thể chia thành các vùng sản xuất như sau:

- Vùng Trung Tâm và phía Đông, gồm thị trấn Hoàn Lão và các xã: Trung Trạch, Đại Trạch, Nhân Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch, Thanh Trạch, Vạn Trạch, Hoàn Trạch.Đây là Khu đô thị của huyện, theo định hướng thịtrấn Hoàn Lão sẽtrở thành thị xã của tỉnh. Cần tập trung ưu tiên phát triển các ngành chế biến thực phẩm và các sản phẩm phục vụ tiêu dùng. Đầu tư công nghệ mới để nâng công suất và chất lượng sản phẩm hiện có, đồng thời xây dựng mới các cơ sở sản xuất nông lâm thủy sản, hình thành các làng sản xuất đa nghề phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và dịch vụ, vệtinh cho khu công nghiệp mới ra đời.

- Vùng phía Bắc, gồm các xã: MỹTrạch, Bắc Trạch, Hạ Trạch, Liên Trạch, Phú Trạch, Sơn Lộc. Cần tập trung phát triển nhóm hàng thủcông, mỹnghệlợi thế hiện nay như: mây tre đan, làm nón, cơ khí, rèn... Đầu tư xây dựng mới các cơ sở

sản xuất có công nghệtiên tiến phục vụ nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và phục vụ khách du lịch.

- Vùng phía Nam, gồm các xã: Lý Trạch, Hoà Trạch, Tây Trạch, Nam Trạch.

Tập trung phát triển nhóm sản xuất vật liệu xây dựng, kết hợp phát triển vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu, khai thác hiệu quả tuyến đường QL1A và tuyến đường ven biển. Đầu tư công nghệ mới đểnâng công suất và chất lượng sản phẩm hiện có và phát triển một sốvật liệu mới thân thiện với môi trường.

- Vùng phía Tây, gồm các xã: Lâm Trạch, Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch, Tây Trạch, CựNẫm, Phú Định, TT. Nông Trường Việt Trung.

Vùng này có nhiều tiềm năng đểphát triển với một sốsản phẩm , như: Chếbiến gỗ, sản xuất mộc mỹnghệ, vật liệu xây dựng… Cần tập trung đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong huyện, trong tỉnh và hướng tới xuất khẩu ra nước ngoài các sản phẩm mộc mỹ nghệ chất lượng cao.

* Phát triển mô hình sản xuất theo cụm để tạo ra sựliên kết giữa các đơn vị cungứng, các nhà sản xuất, nhà phân phối nhằm nâng cao sức cạnh tranh

Việc các cơ sở tiểu thủ công nghiệp phát triển phân tán nhỏlẻvà mang tính tự phát đã phần nào làm giảm sức cạnh tranh của ngành chế biến nông sản thực phẩm. Tăng cường khả năng cạnh là một trong những vấn đề quan trọng để phát triển chế biến nông sản phẩm. Để thực hiện được mục đích này cần tạo ra sự hợp tác, tương tác giữa các cơ sở này, các đơn vịdịch vụ, các hiệp hội ngành nghề, kinh doanh theo hướng liên kết, hỗtrợ lẫn nhau với một mục tiêu chiến lược chung nhằm tạo ra ưu thế cạnh tranh cho các sản phẩm TTCN của huyện BốTrạch. Nếu có các cụm liên kết này sẽ tạo ra những lợi thế hơn và mang lại các hiệu quảvề kinh tế, tạo điều kiện cho việc đưa ra các chính sách phù hợp hơn với xu thếphát triển. Do đó, đểcó thểphát triển các cụm TTCN cần có sựtuyên truyền vềlợi ích, tổchức và hỗtrợ chiến lược đểcó thểtạo ra nhiều cụm TTCN góp phần cải thiện đời sống cho người dân lao động và nâng cao sức cạnh tranh.

- Quy hoạch và xây dựng các Cụm làng nghề để tạo ra mặt bằng sản xuất kinh doanh thuận lợi, tập trung để xây dựng nên một môi trường để các cơ sở sản xuất phát triển mối quan hệhợp tác, liên kết phát triển.

- Xây dựng và hỗ trợ để có thểcó những cơ sở lớn để tạo ra những đầu tàu thực sự sẽ là các đầu mối hỗ trợ đầu vào cũng như đầu ra cho các cơ sở nhỏ lẻ.

Khuyến khích, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Đặc biệt, kêu gọi và quảng bá để thu hút các nguồn vốn ODA, FDI hay NGO vìđó là những bước đi cần thiết đầu tiên nếu muốn các sản phẩm này được xuất khẩu ra các thị trường lớn và tiềm năng.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)