Tình hình về thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm TTCN

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 79 - 82)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.2. Tình hình các cơ sở TTCN tại huyện Bố Trạch qua số liệu điều tra

2.2.2.4. Tình hình về thị trường nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm TTCN

* Thị trường nguyên liệu:

Bảng 2.13: Thị trường nguyên liệu của các cơ sở TTCN

ĐVT: % Thị trường nguyên liệu

Sản xuất gạch Block

Chế biến nước mắm

Rèn dao, rựa

Mộc dân dụng

Mây tre đan

1. Tựcó 5,0 31,5 0,0 0,0 14,3

2. Thu mua trong tỉnh 75,0 57,4 100,0 71,4 52,4 Trong đó:

+ Trong huyện 62,5 62,0 85,7 68,2 28,6

+ Ngoài huyện 37,5 38,0 14,3 31,8 71,4

3. Thu mua ngoài tỉnh 20,0 11,1 0,0 28,6 33,3

Nguồn: Sốliệu điều tra các cơ sởsản xuấtnăm 2017 Qua Bảng 2.13 chúng ta thấy, nghềsản xuất gạch Block chỉcó 5,0% nguyên liệu tự có, có đến 75,0% nguyên liệu phải mua ở thị trường trong tỉnh và 20,0%

nguyên liệu mua ở thị trường ngoài tỉnh. Nghề chế biến nước mắm nhờ lợi thế có đường bờbiển dài nên nguồn nguyên liệu tựcó 31,5%, tuy nhiên nguồn nguyên liệu này vẫn không đủ phục vụ sản xuất phải thu mua trong tỉnh 57,4% và ngoài tỉnh 11,1%. Nghề rèn dao, rựa toàn bộ nguyên liệu thu mua trong tỉnh. Nghề mộc dân dụng nguyên liệu chủ yếu thu mua trong tỉnh chiếm 71,4% và thu mua ngoài tỉnh

chiếm 28,6%. Nghề mây tre đan trước đây chủ yếu là nguyên liệu tựcó, tuy nhiên hiện nay nguồn nguyên liệu tựcó chỉ đáp ứng 14,3% nhu cầu nguyên liệu, phải thu mua trong tỉnh 52,4% và ngoài tỉnh 33,3%.

Tóm lại, nguồn nguyên liệu tại chổ không còn đáp ứng được nhu cầu sản xuất của các cơ sở TTCN mà chủ yếu các cơ sở phải thu mua trong huyện, ngoài huyện và cả ngoài tỉnh. Thường các cơ sở sản xuất mua đứt bán đoạn nguyên vật liệu của các cơ sở cung ứng nguyên liệu và trảtiền ngay hoặc người sản xuất mua chịu nguyên vật liệu của các cơ sở cungứng nguyên vật liệu để gia công sản phẩm cho các chủhàng và không phải trảtiền ngay.

* Thị trường tiêu thụ:

Biểu đồ 2.3: Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Thị trường tiêu thụ sản phẩm là một trong những khâu quan trọng của các đơn vị trong từng ngành, nghề. Nghề sản xuất gạch Block chủ yếu được tiêu thụ trong tỉnh chiểm 88,2%, chỉ có 11,8% được tiêu thụngoài tỉnh vì ở các địaphương khác cũng có nhiều cơ sản xuất, trong khi chất lượng, mẫu mã của các sản phẩm huyện nhàchưa có đột phá nênchưa thểphát triển tiêu thụ ởcác thị trường bạn.

Nghề chế biến nước mắm tiêu thụ 59,6% trong tỉnh, 30,8% ngoại tỉnh và 9,6% xuất khẩu. Hình thức tiêu thụ chủ yếu từ đơn đặt hàng của các đại lý. Theo khảo sát tại các cơ sởsản xuấtnước mắm cho thấy sản phẩm của nghề này được các nhà buôn đưa đi khắp nơi trong tỉnh, cácvùng địa phương khác rất được ưa chuộng bởi giá cả và chất lượng, tuy nhiên về mẫu mà hình thức và vấn đề an toàn thực phẩmkhông được quan tâm,đầu tư đúng mức. Vào mùa du lịch, khách thập phương đổ vềtừmọi miền đất nước khi rời đi họ hay có thói quen tìm một loại đặc sản của vùng mang vềlàm quà và những sản phẩm từ nghề này bao giờ cũng là những lựa chọn tối ưu đó cũng là một thị trườngổn định và đầy tiềm năngphát triển.

Nghề rèn dao, rựa hiện nay không còn cạnh tranh được với những nhà máy có dây chuyền máy móc hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp, vì vậy những sản phẩm rèn này chủ yếu phục vụ nhu cầu tại địa phương nên 100% sản phẩm được tiệu thụtại thị trường trong tỉnh.

Nghề mộc dân dụng là một nghề mang tính lâu đời ở huyện Bố Trạch, tiêu thụ chủ yếu ở thị truờng nội địa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Tiêu thụ tại thị trường địa phương chiếm 83,3%, bán ngoài tỉnh chiếm 16,7%. Sản phẩm mộc dân của Bố Trạch nổi tiếng là đẹp so với các địa phương khác và rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, do công tác quảng bá sản phẩm chưa được tốt nên khi tiêu thụ người ta ít biết đến, đó là điều rất đáng tiếc cho các sản phẩm mộc dân dụng của huyện BốTrạch.

Nghề mây tre đan có thị trường tiêu thụ tương đối rộng, các sản phẩm được làm ra rất công phu và có giá trịthẩm mĩ phục vụcho sinh hoạt trong gia đình hằng ngày: bình hoa, móc... Tuy nhiên, hiện nay các cơ sở sản xuất chưa được quan tâm đầu tư đúng mức nền sản phẩm chỉdừng lạiở mức phục vụnhu cầu tại địa phương, 78,6% sản phẩm tiêu thụtrong tỉnh và 21,4% tiêu thụngoài tỉnh. Hiện nay, nhu cầu sử dụng mặt hàng này tại các khách sạn, các khu du lịch cũng là những thị trường tiềm năng tạo ra cho nghềnày một thị trường tiêu thụ rất tiềm năng. Vì vậy, cần có những giải pháp thúc đầy, khuyến khích các cơ sở sản xuất mây tre đan đầu tư mở rộng quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)