Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TTCN Ở NÔNG THÔN 27 1. Khái quát về ngành TTCN ở Việt Nam

1.2.2. Xu hướng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở Việt Nam

Trước xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế, cùng với những bước tiến và sự thay đổi mạnh mẽcủa tiến bộkhoa học - kỹthuật, công nghệ, ngành nghề

TTCN trong nông thôn Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội thuận lợi, nhưng cũng đứng truớc nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Thách thức lớn nhất là sức ép cạnh tranh khốc liệt với nhiều loại hàng hoá của nước ngoài tràn vào Việt Nam và hàng hoá được sản xuất trong nước có trình độtiên tiến, hiện đại được sản xuất tại các khu công nghiệp hay các đô thị lớn. Sự cạnh tranh đó sẽ diễn ra ngay tại thị trường nông thôn, thành thịvà thịtrường quốc tế, có một sốngành gặp nhiều khó khăn, không có thị trường và sẽbị đào thải. Tuy nhiên, ngành TTCN trong nông thôn cũng sẽ có cơ hội khai thác lợi thếcủa mìnhđểphát triển. Đểthấy rõ xu hướng phát triển có thểxem xét các ngành TTCN trong nông thôn theo hai Tiểu ngành:

Thứ nhất, các ngành TTCN sản xuất các nhóm sản phẩm như: dệt may; chế biến lương thực, thực phẩm; sản xuất hàng hoá tiêu dùng; sản xuất hàng hoá phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Các ngành này được sản xuất bằng công nghệ thủ công, bán cơ khí hoặc cơ khí, thông thường cho sản phẩm có chất lượng không cao, nhu cầu không tăng theo tỷlệ tăng thu nhập và mức cầu. Người sản xuất chủ yếu là sản xuất ra đểtựtiêu thụhoặc cung cấp cho thị trường hẹp (thị trường lân cận). Đây là những nhóm sản phẩm chịu sựcạnh tranh trực tiếp với các nhóm sản phẩm cùng loại được sản xuất bằng thiết bị máy móc công nghệ hiện đại ở trong nước tại các khu công nghiệp, các đô thịvà hàng hoáở nước ngoài nhập vào Việt Nam.

Thứ hai, các ngành TTCN sản xuất các nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ như: sản phẩm sơn mài, chạm, khảm; tơ, lụa; vàng, bạc... Sản xuất chủ yếu bằng công nghệthủ công, một số khâu dùng cơ khí. Chất lượng sản phẩm tốt mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, có uy tín trên thị trường thế giới, trong nước, nhiều sản phẩm đã xuất khẩu. Người sản xuất chủ yếu sản xuất ra để xuất khẩu và tiêu thụ ở thị trường đô thị, thành phố lớn. Đây là những nhóm sản phẩm không trực diện với cạnh tranh trên thị trường vìđã xácđịnh được chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Từ đặc điểm và khả năng phát triển trên đâycho thấy các ngành TTCN trong nông thôn sẽbiến đổi theo xu hướng như sau:

- Đối với các sản phẩm thuộc Tiểu ngành thứnhất, một số sản phẩm có nhu cầu thị trường thấp, hoặc có thị trường nhưng không cạnh tranh nổi với hàng hoá

công nghiệp hiện đại và hàng hoá nước ngoài sẽ suy thoái dần và có xu hướng bị đào thải, những ngành nghề mới sẽ phát triển thay thế nghề cũ. Ngược lại, một số ngành nghề tiếp cận được với thị trường công nghệ hiện đại, sẽ chuyển sang sản xuất các sản phẩm công nghiệp hiện đại. Do đó, ngành nghề vẫn tồn tại, được duy trì và phát triển nhưng được tổ chức cao hơn với công nghệ sản xuất hiện đại.

Những ngành TTCN truyền thống (chủ yếu là nghềthủ công) bị đào thải sẽ chuyển hướng sang làm các nghề dịch vụ mà hoạt động gần gũi với ngành nghề trước.

Những ngành nghề mới xuất hiện thay thế nghề cũ ở nông thôn là những ngành nghềvốn được sản xuất tại các đô thị, nhưng được sản xuất ở nông thôn vì có tiềm năng và lợi thế hơn về lao động,chi phí đầu vào.

- Đối với các ngành TTCN sản xuất sản phẩm mỹnghệ(ngành mỹnghệ) là những sản phẩmđộc đáo, đặc sắc có chỗ đứng nhất định trên thị trường trong nước và nước ngoài; trước đây, sản xuất sản phẩm hàng hoá phục vụ xuất khẩu, sẽ vẫn duy trì được nghề nhưng có xu hướng thu hẹp lại trong một số gia đình nghệnhân, cơ sở sản xuất có lao động tay nghề cao. Tuy nhiên, các ngành thủ công mỹ nghệ này sẽ có xu hướng phát triển theo hai hướng: Hướng thứ nhất sẽ chuyển sang áp dụng công nghệ mới để đạt độ chính xác, độ hoàn thiện và lợi dụng các kỹ năng khéo léo, cảm quanổn định vềkích cỡ, cảm nhận vềmàu sắc phức tạp của các nghệ nhân. Hướng thứ hai là tiếp tục con đường phát triển nghề thủ công truyền thống, làm nổi bật các vùng theo tên nơi sản xuất, bảo tồn nghề của địa phương, tạo niềm vui văn hoá và cuộc sống tinh thần phong phú. Hướng phát triển này rất quan trọng vì nó thể hiện tính dân tộc, có ảnh hưởng sâu sắc đến lĩnh vực văn hoá, giáo dục và phục vụdu lịch.

Để đẩy mạnh phát triển các ngành TTCN nhằm tạo việc làm cho nhiều lao động, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, các ngành TTCN cần được hỗ trợ mạnh mẽ và thường xuyên từ phía Nhà nước về vốn, công nghệ sản xuất, thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm, đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)