CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH
2.2.2. Tình hình các cơ sở TTCN tại huyện Bố Trạch qua số liệu điều tra
2.2.2.2. Đặc điểm các nguồn lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất
Qua sốliệu Bảng 2.8, chúng ta thấy tổng số lao động của các cơ sở điều tra nghề chế biến nước mắm cao nhất là 274 lao động với bình quân số lao động trên mỗi cơ sở là 8,8 lao động/cơ sở và thấp nhất là nghề mây tre đan 52 lao động với bình quân số lao động trên mỗi cơ sở là 4,7 lao động.
Cơ cấu tỷ lệ lao động theo giới tính có chênh lệch lớn giữa các nghề, nghề sản xuất gạch Block và rèn dao, rựa hầu hết là nam chiếm tỷlệlần lượt là 76,8% và 95,5%; nghềmây tređan hầu hết lao động đều là nữchiến 69,2% vìđây là nghề đòi hỏi tính tỷmỹvà cẩn thận cao; nghềchếbiến nước mắm có tỷlệ lao động theo giới chênh lệch không lớn, lao động nam chiếm 38,7% và nữ chiếm 61,3%. Có thể khẳng định giới tính lao động thểhiện rất rõđặc trưng của từng nghề.
Vềloại lao động tại các cơ sở điều tra cho thấy đa phần vẫn là lao động gia đình chiếm 52,0%, lao động thuê ngoài chiếm 48,0%, điều này cho thấy phần lớn các cơ sởsản xuất với hình thức hộ gia đình.
Bảng 2.8: Đặc điểm lao động của các cơ sở TTCN điều tra Chỉ tiêu
Sản xuất gạch Block
Chế biến nước
mắm Rèn dao, rựa Mộc dân dụng Mây tre đan Bình quân chung Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Tổng số lao động 95 100 274 100 67 100 88 100 52 100 115,2
Bình quân số lao động/cơ sở 6,3 8,8 5,6 5,9 4,7 6,3
1. Theo giới tính
+ Nam 73,0 76,8 106,0 38,7 64,0 95,5 83,0 94,3 16,0 30,8 68,4 67,2
+ Nữ 22,0 23,2 168,0 61,3 3,0 4,5 5,0 5,7 36,0 69,2 46,8 32,8
2. Theo loại lao động
+ Gia đình 32,0 33,7 164,0 59,9 27,0 40,3 53,0 60,2 38,0 73,1 62,8 53,4
+ Thuê ngoài 63,0 66,3 110,0 40,1 40,0 59,7 35,0 39,8 14,0 26,9 52,4 46,6
3. Theo độ tuổi
+ Dưới 30 tuổi 23,0 24,2 25,0 9,2 7,0 10,4 9,0 10,2 - - 12,8 10,8
+ Từ 30-40 tuổi 19,0 20,0 76,0 27,7 24,0 35,8 32,0 36,4 8,0 15,4 31,8 27,1
+ Từ 40-50 tuổi 47,0 49,5 124,0 45,3 27,0 40,3 16,0 18,2 14,0 26,9 45,6 36,0
+ Từ 50-60 tuổi 6,0 6,3 39,0 14,2 9,0 13,5 19,0 21,6 17,0 32,7 18,0 17,6
+ Trên 60 tuổi - - 10,0 3,6 - - 12,0 13,6 13,0 25,0 7,0 8,5
4. Tay nghề
+ Đã quađào tạo nghề 27,0 28,4 97,0 35,4 21,0 31,3 39,0 44,3 24,0 46,2 41,6 37,1
+ Chưa qua đào tạo nghề 68,0 71,6 177,0 64,6 46,0 68,7 49,0 55,7 28,0 53,8 73,6 62,9
5. Theo quy mô lao động/cơ sơ
+ Dưới 5 lao động 7,0 46,7 3,0 9,7 6,0 50,0 4,0 26,7 7,0 63,6 5,4 39,3
+ Từ 5-10 lao động 5,0 33,3 15,0 48,4 5,0 41,7 10,0 66,7 4,0 36,4 7,8 45,3
+ Trên 10 lao động 3,0 20,0 13,0 41,9 1,0 8,3 1,0 6,7 - 3,6 15,4
ồ ố ệu điều tra các cơ sở ả ấ năm 2017
Tay nghề, chất lượng của lao động là vân đề hết sức quan trọng, theo sốliệu điều tra tại Bảng 2.8 chúng thấy bình quân thì chỉcó 37,1% số lao động đã qua các lớp đào tạo nghề, có đến 62,9% số lao động chưa qua các lớp đào tạo nghề. Đặc biệt là nghề sản xuất gạch Block có đến 71,6% số lao động chưa qua các lớp đào tạo nghề; chỉ có nghề mây tre đan do mới được du nhập vào nên tỷlệ lao động qua đào tạo nghề tương đối cao chiếm 46,2%. Qua sốliệu điều tra có thểthấy chất lượng lao động là vấn đề hết sức quan trong, cần tăng cường mở các lớp đào tạo nghề đến từng cụm tiểu thủcông nghiệp và làng nghề.
Phân theo độ tuổi thì phần lớn lao động của các cơ sở có độ tuổi từ 40-50 tuổi chiếm 36,0%, tiếp theo là độ tuổi từ30-40 tuổi chiếm 27,1% và độ tuổi từ 50- 60 chiếm 17,6%, độtuổi dưới 30 chiếm 10,8% và trên 60 tuổi chiếm 8,5%.
Quy mô lao động của các cơ sở sản xuất TTCN chủ yếu là quy mô nhỏ. Số lượng cơ sở có quy mô lao động từ 5-10 người chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 45,3%, tiếp theo là quy mô dưới 5 lao động chiếm tỷtrọng đến 39,3%, trong khi số cơ sởtrên 10lao động chỉchiếm tỷtrọng 15,4%.
b. Mặt bằng và máy móc, thiết sản xuất
Mặt bằng sản xuất kinh doanh có sựkhác biệt tương đối giữa các nghề, diện tích bình quân cho một cơ sở sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất gạch Block là 485,3 m2/cơ sở lớn hơn rất nhiều so với các nghề khác, đặc biệt có cơ sở đến 1.000 m2/cơ sở. Do đặc điểm vềsản xuất nên diện tích các cơ sởsản xuất gạch Block có diện tích từ200 m2đến 500 m2chiếm 46,7% cơ sở, trên 500 m2chiếm tỷlệ 40% cơ sở và dưới 200 m2 chỉ chiếm chỉ 13,3% vì sản phẩm sản xuất ra phải sử dụng nhiều diện tích đểcất giữ.
Bảng2.9: Mặt bằngvà máy móc, thiết bị phục vụsản xuất của các cơ sở
ĐVT: Cơ sở
Chỉ tiêu
Sản xuất gạch Block
Chế biến nước
mắm Rèn dao, rựa Mộc dân dụng Mây tre đan Bình quân chung Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng % Số
lượng %
1. Mặt bằng sản xuất bình
quân/cơ sở 485,3 366,6 181,3 374,7 116,4 333,5
< 200 m2 2,0 13,3 7,0 22,6 7,0 58,3 4,0 26,7 9,0 81,8 5,8 40,5
200 - 500 m2 7,0 46,7 19,0 61,3 5,0 41,7 9,0 60,0 2,0 18,2 8,4 45,6
> 500 m2 6,0 40,0 5,0 16,1 0,0 0,0 2,0 13,3 0,0 0,0 2,6 13,9
2. Máy móc, thiết bị SX
+ Hiện đại 3,0 20,0 5,0 16,1 3,0 25,0 1,0 6,7 0,0 0,0 2,4 13,5
+ Trung bình 8,0 53,3 15,0 48,4 7,0 58,3 6,0 40,0 3,0 27,3 7,8 45,5
+ Thô sơ 4,0 26,7 11,0 35,5 2,0 16,7 8,0 53,3 8,0 72,7 6,6 41,0
Nguồn: Sốliệu điều tra các cơ sởsản xuấtnăm 2017
Diện tích sản xuất của các cơ sở chếbiếnnước mắm và mộc dân dụngtương đối cao bình quân lần lượt là 366,6 m2/cơ sở và 374,7m2/cơ sở. Các ngành nghềnày cần mặt bằng rộng cho việc phơi khô các loại vật liệu phục vụ cho quá trình sản xuất, chếbiến. Diện tích mặt bằng từ200 m2 đến 500 m2chiếm 61,3% số cơ sở, trên 500 m2chiếm 16,1% và có 22,6% số cơ sở có diện tích dưới 200 m2.
Nghề rèn và mây tre đan diện tích dùng cho sản xuất hẹp vì do những nghề nàythường tận dụng các khoảng không gian trong nhàđểsản xuất nên mặt bằng sản xuất không được rộng do đó nếu có ý định mở rộng sản xuất kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn.
Vềmáy móc, thiết bị sản xuất hầu hết các cơ sởsản xuất còn thô sơ, chưa áp dụng được khoa học kỹthuật vào quá trình sản xuất. Có 45,5% số cơ sở có thiết bị phục vụsản xuất ở mức trung bình, có đến 41,0% số cơ sởcó máy móc, thiết bị thô sơ và chỉcó13,5% số cơ sởcó máy móc, thiết bị hiện đại.
Qua phân tích có thể rút ra kết luận, mặt bằng và máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh của các cơ sởsản xuất đang ởquy mô nhỏ, thô sơ chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu, đồng thời cũng là nơi sinh sống của gia đình nên gặp nhiều vấn đề khó khăn trong vấn đề sản xuất hoặc có ý tưởng mở rộng, di chuyển địa điểm sản xuất. Quy mô sản xuất hiện nay chỉ mang tính chất gia đình nên khó mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh vì đầu tư cho nó sẽtốn rất nhiều vốn mà các cơ sở sản xuất không thể huy động được.
c. Vốn sản xuất kinh doanh
Vốn sản xuất kinh doanh bình quân của các cơ sở không cao cho cả 5 nghề điều này cho thấy quy mô của các đơn vịchủ yếu còn nhỏvà manh mún. Tổng vốn bình quân của các nghềcó sự khác biệt lớn, cao nhất là nghề mộc dân dụng và sản xuất gạch Block với tổng vốn bình quân lần lượt là 282,0 triệu đồng/cơ sởvà 281,3 triệu đồng/cơ sở, trong khi đó nghề mây tre đan chỉ có vốn bình quân là 86,4 triệu đồng/cơ sở.
Bảng2.10: Tình hình vốn của các cơ sở điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Sản xuất gạch Block
Chế biến
nước mắm Rèn dao, rựa Mộc dân dụng Mây tre đan Bình quân chung Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 1. Tổng vốn
bình quân Triệu đ 281,3 100,0 214,2 100,0 149,2 100,0 282,0 100,0 86,4 100,0 202,6 100,0 Trong đó:
+ Vốn tự có Triệu đ 197,3 70,1 157,4 73,5 115,8 77,7 208,7 74,0 69,1 80,0 149,7 75,1
+ Vốn vay Triệu đ 84,0 29,9 56,8 26,5 33,3 22,3 73,3 26,0 17,3 20,0 52,9 24,9
+ Vốn ít nhất Triệu đ 80,0 70,0 70,0 90,0 30,0 68,0 -
+ Vốn nhiều nhất Triệu đ 1.000,0 800,0 350,0 1.000,0 200,0 670,0 -
2. Tỷ trọng Cơ sở 15,0 100,0 31,0 100,0 12,0 100,0 15,0 100,0 11,0 100,0 16,8 100,0
< 100 triệu đồng Cơ sở 2,0 13,3 4,0 12,9 4,0 33,3 1,0 6,7 7,0 63,6 3,6 26,0
Từ 100-300 triệu
đồng Cơ sở 9,0 60,0 21,0 67,7 6,0 50,0 10,0 66,7 4,0 36,4 10,0 56,2
> 300 triệu đồng Cơ sở 4,0 26,7 6,0 19,4 2,0 16,7 4,0 26,7 - - 3,2 17,8
Nguồn: Sốliệu điều tra các cơ sởsản xuấtnăm 2017
Tỷtrọng cơ sởcó vốn sản xuất từ100-300 triệu đồng lớn nhất chiếm 56,2%;
đặc biệt tỷ trọng cơ sở có vốn sản xuất dưới 100 triệu đồng khá cao chiếm đến 26,0%, trong đó cao nhất là nghề mây tre đan chiếm 63,6%; trong khi số cơ sở có vốn trên 300 triệu chỉ chiếm 17,8%, trong đó nghềsản xuất gạch Block và mộc dân dụng có tỷtrọng cao nhất đều có tỷtrọng 26,7%.
Kết quảphân tích sốliệu trên cho thấy, các cơ sởsản xuất TTCN có vốn đầu tư nhỏlà chủyếu khiến cho quy mô sản xuất mang tính nhỏlẻ, manh mún thiếu sức cạnh tranh. Về phía cơ sở sản xuất, do nguồn vốn tự có thì hạn chế, các nguồn vốn huy vay khó tiếp cận do thủ tục vay khó, không có tài sản thế chấp, lãi suất cao, thiếu kiến thức quản lý, sửdụng vốn, hiểu biết vềtín dụng, trìnhđộsản xuất lạc hậu lắm rủi ro, tâm lý ngại không trả được nợ. Đối với các tổ chức tín dụng, trình độ nghiệp vụ thẩm định dự án đầu tư còn kém, thời hạn vay ngắn, cơ chế lãi suất ưu đãi không phù hợp với đặc điểm sản xuất, thủtục phức tạp. Từ đó dẫn đến thiếu vốn để đầu tưmởrộng quy mô sản xuất.
d. Thu nhập và cơ cấu thu nhập củacác cơ sởsản xuất
Thu nhập bình quân từ sản xuất TTCN của một cơ sở là 188,7 triệu đồng, chiếm khoảng 82,9% tổng thu nhập của cơ sở, trong đó có sự khác nhau giữa các nghề. Thu nhập cao nhất là chế biến nước mắm với 372, triệu đồng chiếm 96,0%
tổng thu nhập cơ sởsản xuất tiếp theo là nghềmộc dân dụng 241,7 triệu đồng chiếm 93,8% tổng thu nhập của cơ sở sản xuất và nghề sản xuất gạch Block 207,0 triệu đồng chiếm 92,8% tổng thu nhập của cơ sở sản xuất; thấp nhất là nghề mây tre đan với tổng thu nhập bình quân 51,3 triệu đồng chỉ chiếm 61,3% tổng thu nhập cơ sở sản xuất vìđâylà nghềmới du nhậpđòi hỏi tính cẩn thận và tỷmỹcao trong khi sản phẩm bán ra thấp nên bên cạnh sản xuất người lao động còn phải làm them những nghề khác; nghềrèn dao, rựa với tổng thu nhập bình quân tương đối thấp chỉ 70,8 triệu đồng chiếm 70,4% tổng thu nhập cơ sở sản xuất vì hiện nay các sản phẩm rèn không cạnh tranh được với các có mẫu mà đẹp được sản xuất hàng loạt bằng dây chuyền máy móc hiện đại. Nghềchếbiến nước mắm có tỷlệthu nhập trên tổng thu nhập cơ sởchiếm cao nhất trong các ngành nghềkhác với tỷtrọng 96,0%.
Về cơ cấu thu nhập: Thu từngành nghềTTCN là nguồn thu chính của các cơ sở chiếm từ 61,3%-96,0%, còn lại là thu từ ngành nghề khác chủ yếu là từ trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán nhỏ.
Biểu đồ 2.1:Cơ cấu thu nhập của các cơ sở sản xuất
Bảng2.11: Thu nhập bình quân/năm của các cơ sở sản xuất
ĐVT: nghìnđồng Chỉ tiêu
Bình quân chung
Sản xuất gạch Block
Chế biến nước
mắm Rèn dao, rựa Mộc dân dụng Mây tre đan
Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %
1.Tổng thu nhập bình quân/cơ sở
210.674,0 100,0 223.133,3 100,0 388.483,9 100,0 100.583,3 100,0 257.533,3 100,0 83.636,4 100,0
Trong đó:
+ Thu từ sản
xuất TTCN 188.748,1 82,9 207.000,0 92,8 372.967,7 96,0 70.833,3 70,4 241.666,7 93,8 51.272,7 61,3 + Thu khác 21.926,0 17,1 16.133,3 7,2 15.516,1 4,0 29.750,0 29,6 15.866,7 6,2 32.363,6 38,7
Nguồn: Sốliệu điều tra các cơ sởsản xuấtnăm 2017