CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN
1.1.5. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp
1.1.5.1. Những nhân tố về điều kiện tự nhiên
Những nhân tố điều kiện tựnhiênnhư đất đai, khí hậu, các nguồn tài nguyên thiên nhiên (gồm khoáng sản, lâm sản, hải sản…) là những nguồn lực và là cơ sở của lợi thế so sánh của mỗi vùng và của đất nước. Các nhân tố này hoặc trở thành đối tượng lao động để phát triển các ngành TTCN khai thác và chế biến, hoặc trở thành điều kiện để xây dựng và phát triển các ngành TTCN. Tài nguyên thiên nhiên
phong phú, trữ lượng lớn, điều kiện khai thác thuận lợi sẽcho phép phát triển nhiều ngành TTCN với cơ cấu hợp lý. Các nguồn lực tựnhiên nêu trên có loạiảnh hưởng trực tiếp đến phát triển các ngành nghề TTCN, có loại ảnh hưởng gián tiếp đến cơ cấu các ngành TTCN qua sự ảnh hưởng đến phát triển các ngành kinh tế như công nghiệp, nông, lâm nghiệp, kết cấu hạ tầng kỹ thuật…Vị trí địa lý là một điều kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và cơ cấu các ngành TTCN, nhất là trong điều kiện xây dựng nền kinh tế mở, tăng cường và mở rộng các quan hệ hợp tác, hội nhập kinh tếkhu vực và thếgiới. Vị trí địa lý thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế tạo thành một lợi thế quan trọng cho sự phát triển các ngành TTCN ở mỗi địa phương. Vì vậy, yếu tốnày có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng đến sựphát triển của nhiều nhóm sản phẩm TTCN.
1.1.5.2. Những nhân tố về kinh tế
* Nhân tố lao động và phân công lao động xã hội
Khi nói đến lao động, đây là nhân tố không thể thiếu trong quá trình phát triển TTCN nói riêng và phát triển kinh tế nói chung. Trước tiên, về số lượng, tỷ lệ dân số ở thị trường địa phương mà các ngành nghề TTCN sản xuất hàng tiêu dùng phải phát triển mạnh mẽ để đáp ứng nhu cầu. Tiếp theo, về chất lượng của người lao động, bao gồm trình độ dân trí, trình độ tay nghề của người lao động, khả năng tiếp thuứng dụng và vận hành kỹthuật mới của lao động tạo thành cơ sởquan trọng để phát triển các ngành TTCN có kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, các ngành nghề TTCN cần có những nghệ nhân tinh xảo, khéo léo và một lực lượng lao động có tay nghề cao nắm rõ yếu tố văn hoá truyền thống, biết kết hợp yếu tố truyền thống với hiện đại vào quá trình sản xuất đểtạo ra các sản phẩm truyền thống có giá trị về văn hoá và mang những nét hiện đại. Do đó, nhân tố lao động là một nhân tố ảnh hưởng sâu sắc và rộng rãiđến sựphát triểnTTCN trong giai đoạn hiện nay.
* Nhân tố vốn
Vốn đầu tư là nguồn lực quan trọng đầu tiên, khởi đầu cho quá trình sản xuất kinh doanh; sựphát triển TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Cùng với lao động, nguồn vốn đầu tư là hai nguồn lực tất yếu của mỗi quá trình sản xuất.
C.Mác chỉ rõ: nền sản xuất hàng hoátư bản chủ nghĩa giả định phải có những khối lượng lớn tư bản và sức lao động trong tay những người sản xuất hàng hoá. Vốn đầu tư được chủ doanh nghiệp sử dụng để thuê mặt bằng, đầu tư xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, đầu tư cho công nghệ, đầu tư cho kết cấu hạtầng, thuê mướn nhân công… để tiến hành sản xuất kinh doanh theo ngành nghề đã đăng ký. Một thời gian dài ta coi nghề"thủcông nghiệp" như một nghềphụcủa ngành NN, nguồn vốn tựcó của các hộrất nhỏ bé và khó khăn. Do đó Nhà nước đang có những chính sách phù hợp để thu hút, huy động nhiều nguồn vốn đầu tư, hoặc đầu tư vào kết cấu hạtầng KT-XH, đểhỗtrợ TTCN phát triển mạnh và bền vững.
* Thị trường
Trong cơ chế thị trường, thị trường tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển các ngành TTCN, cụ thể là các hộ và các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chỉ có trên cơ sở trao đổi được sản phẩm TTCN, thì tái sản xuất mở rộng mới có thể thực hiện được, và thực hiện tái sản xuất mở rộng trong sản xuất TTCN là yêu cầu khách quan. Sản xuất TTCN ngày nay chịu sựchi phối của quy luật cung cầu, của quy luật giá trị. Thị trường tác động đến cả đầu vào và đầu ra của các cơ sở sản xuất, kinh doanh. Không chỉ có thị trường hàng hoá, dịch vụ mà các loại thị trường khác như:
thị trường lao động, thị trường khoa học - công nghệ, thị trường tài chính… cũng đều có ảnh hưởng đến sự phát triển của các ngành TTCN. Vì vậy, những ngành nghềTTCN thíchứng với cơ chếthị trường thì sẽphát triển nhanh và ngược lại. Do đó động lực thúc đẩy TTCN phát triển chính là yếu tốthị trường cho sản xuất.
* Nguyên vật liệu
Yếu tố nguyên vật liệu là yếu tố quan trọng, không thể thiếu trong bất kỳquá trình sản xuất công nghiệp nào, kể cả các ngành TTCN. Chất lượng, giá thành của sản phẩm cũng như lợi nhuận của các đơn vị sản xuất phụ thuộc vào số lượng, chất lượng, chủng loại nguyên vật liệu và khoảng cách giữa nguồn và nơi sản xuất. Do đó, các cơ sởsản xuất, kinh doanh trong các ngành TTCN thường chú ý đến nguồn nguyên vật liệu. Hiện nay, ở nhiều nơi nguồn nguyên vật liệu tại chỗ dần bị cạn kiệt, phải mua từ nơi khác về, điều kiện khai thác, vận chuyển từ nơi khác có ảnh
hưởng đáng kể tới việc đảm bảo nguồn nguyên liệu cho các ngành TTCN hoạt động. Vì vậy, vấn đề lựa chọn sửdụng các loại nguyên vật liệu hợp lý, theo hướng đa dạng, giá rẻ, phù hợp với quy trình sản xuất, đảm bảo cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ là điều cần phải quan tâm hiện nay.
* Kỹ thuật và công nghệ
Sự phát triển các ngành nghề TTCN phụ thuộc phần nhiều vào trình độkỹthuật và công nghệsản xuất, bởi nó quyết định năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm. Ngoài ra, trình độ kỹ thuật và công nghệ còn ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm TTCN trên thị trường và quyết định sựtồn tại hay suy vong của một cơ sởsản xuất TTCN. Vì vậy, trong thời đại khoa học - công nghệphát triển mạnh mẽ như hiện nay thì các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh các ngành TTCN phải ứng dụng công nghệ mới vào SX là một tất yếu để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Do đó, nhân tố kỹthuật - công nghệ tác động mạnh mẽ đến sựphát triển các ngành TTCN. Vì vậy, Nhà nước cần đưa ra các chính sách khoa học, công nghệ đểáp dụng rộng rãi các tiến bộkhoa học, kỹ thuật vào sản xuất TTCN.
* Kết cấu hạ tầng
Đối với phát triển TTCN, nhân tố không thể thiếu đó là kết cấu hạ tầng bao gồm: hệ thống giao thông vận tải, điện, viễn thông,... trong đó giao thông vận tải, thông tin liên lạc là quan trọng nhất. Qua quá trình hình thành, tồn tại và phát triển của các ngành TTCN truyền thống cho thấy, các cơ sởsản xuất TTCN chủyếu nằm trên các đầu mối giao thông thủy, bộ thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tếphát triển, khi thị trường tiêu thụsản phẩm không chỉ ở địa phương mà vươn tới các thị trường rộng lớn khác, khi nguồn nguyên liệu tại chỗ cạn kiệt dần phải vận chuyển từ nơi xa về, thì yêu cầu vềhệthống giao thông vận tải phát triển thuận lợi đối với các ngành TTCN là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bưu chính viễn thông giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tóm lại, nếu có hệthống kết cấu hạ tầng tốt, đặc biệt là giao thông vận tải và bưu chính viễn thông sẽ tạo điều kiện cho các ngành TTCN phát triển.
1.1.5.3. Những nhân tố về văn hóa, xã hội
* Trình độ học vấn của cộng đồng dân cư
Trình độ học vấn không chỉ ảnh hưởng đến sựphát triển TTCN ởnông thôn, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của toàn bộ xã hội nói chung. Nếu trình độhọc vấn của cộng đồng dân cư đồng đều sẽtạo ra một môi trường thuận lợi trong kinh doanh và giúp cho người dân tiếp thu các tiến bộ khoa học - công nghệ một cách dễ dàng, tạo ra năng lực sáng tạo mới và sự năng động trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh. Trình độ học vấn cao của cộng đồng dân cư là nền tảng để người dân nhận thức đúng và thực hiện các chính sách, luật pháp của Nhà nước.
Là bước nhảy giúp cho các ngành nghề TTCN ở nông thônphát triển nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
* Nhân tố truyền thống
Yếu tốtruyền thống trong các ngành nghề TTCN chi phối đến hoạt động sản xuất và tiêu dùng của người dân. Nó có tác dụng bảo tồn những nét đặc trưng văn hóa của từng nghề, của dân tộc, làm cho sản phẩm có tính độc đáo và có giá trị cao.
Bên cạnh đó, để có các sản phẩm hoàn hảo nhằm đảm bảo tính cạnh tranh như chất lượng cao, giá thành hạ,... thì phải kết hợp với khoa học và công nghệ hiện đại, phải có những con người có đầu óc kinh doanh năng động, sáng tạo. Trong điều kiện hiện nay, yếu tố truyền thống lại có tác dụng hai mặt tích cực và tiêu cực: đó là bảo tồn những nét đặc trưng văn hoá của ngành nghềvà của dân tộc; làm cho sản phẩm có tính độc đáo và giá trị kinh tế cao, tạo cơ sở cho sự tồn tại bền vững của các ngành TTCN trước những biến động của cơ chế thị trường; mặt khác, nhân tố văn hoá truyền thống được hình thành trên cơ sởcủa nền sản xuất tiểu nông nên đã làm nẩy sinh tính cách thụ động, ngại thay đổi. Vì vậy, phát triển TTCN cần phải tận dụng những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của yếu tố này.
* Nhân tốnhận thứcxã hội
Sự phát triển TTCN không những chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố không nhữngvề điều kiện tự nhiên, về kinh tế,... mà nó còn chịu ảnh hưởng bởi thái độ của xã hội, cụ thể là sự nhận thức về vai trò của các ngành TTCN trong việc tạo việc
làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn và những đóng góp vào công cuộc xây dựng nông thôn mới. Sự thừa nhận và ủng hộ của xã hội đối với sự tồn tại và phát triển của các cơ sở sản xuất TTCN trong nông thônlà sự biểu hiệnrõ ràng của nhân tố văn hóa, qua đókhuyến khích đầu tư phát triển các ngành TTCN.
1.1.5.4. Những nhân tố về môi trường chính sách, chính trị và pháp luật
Môi trường chính sách, chính trị và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, tồn tại, phát triển hay suy vong của các nghề TTCN. Sự ổn định chính trị xã hội sẽ là môi trường thuận lợi, kích thích mạnh mẽ sự đầu tư trong nước và thu hút mạnh đầu tư nuớc ngoài. Ngoài ra, cơ chế chính sách hợp lý của Nhà nước còn giúp cho các ngành nghề TTCN phát triển một cách nhanh chóng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách đểkhuyến khích phát triển các ngành nghềnông thôn.
Mặc khác, trong điều kiện cơ chế thị trường thì sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động sản xuất, kinh doanh TTCN là một tất yếu khách quan. Vai trò hệ thống chính sách của Nhà nước được thể hiện trên các mặt: Hoạch định chiến lược và hỗ trợ các ngành TTCN phát triển, sản xuất có hiệu quả và bền vững, tạo môi trường thểchếthuận lợi, cải cách thủ tục hành chính để khuyến khích và động viên các nguồn lực vào phát triển các ngành TTCN.
Vì vậy, Nhà nước cần có các cơ chế chính sách phát triển hợp lý đối với sự kết hợp giữa đại công nghiệp và TTCN thì TTCN mới có điều kiện thuận lợi đề phát triển.