Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở KHU VỰC NÔNG THÔN

1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở NÔNG THÔN

1.1.4. Tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tiểu thủ công nghiệp

* Cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ

Sự hình thành và phát triển của các ngành nghề TTCN có vai trò rất quan trọng đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH - HĐH, làm cho cơ cấu kinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tỷtrọng của nông nghiệp ngày càng giảm, tỷtrọng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng lên. Đồng thời nó cònđóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từ sản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tựcấp tự túc sang sản xuất hàng hóa.

Với sự phát triển theo từng nấc thang từ hộ gia đình sản xuất nhỏ lên các doanh nghiệp vừa và nhỏ, sau đó là các doanh nghiệp lớn, phát triển TTCN sẽ là

cầu nối giữa công nghiệp lớn, hiện đại với nông nghiệp phi tập trung, là bước trung gian chuyển từnông thôn thuần nông, nhỏlẻ, phân tán lên công nghiệp lớn, hiện đại và đô thị hoá. Phát triển TTCN sẽ là điểm thực hiện tốt việc phân công lao động tại chỗ, là nơi tạo ra sự kết hợp giữa nông nghiệp – công nghiệp có hiệu quả. Sựphát triển của các ngành nghề TTCN là một trong những hướng rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH. Vì vậy, phát triển TTCN một cách bền vững sẽ giúp cho cơ cấukinh tế- xã hội thay đổi theo hướng tiến bộ.

* Sự phát triển TTCN phải xuất phát từ động lực nội tại: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn

Những nhân tố quan trọng gắn liền với địa phương phát triển các ngành nghề TTCN như: tiến bộ công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nguồn vốn tại địa phương có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suấtlao động và chất lượng sản phẩm.

Trước đây, ngành nghề TTCN là ngành nghề chủ yếu dựa vào công nghệ truyền thống và kinh nghiệm sản xuất được truyền qua nhiều thế hệ, chất lượng nguồn nhân lực thấp, không qua đào tạo dạy nghề cộng theo nguồn vốn hạn chế cho nên sản phẩm làm ra số lượng còn ít, chất lượng kém và giá thành cao, khả năng cạnh tranh hạn chế. Vì vậy, trong xu thế CNH - HĐH đất nước thì việc ứng dụng công nghệmới vào sản xuất là một tất yếu; đội ngũ lao động tại địa phương cần được đào tạo bài bản; sự hỗ trợ về nguồn vốn được nhân rộng để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc áp dụng khoa học - công nghệ mới vào sản xuất cần phải kết hợp với công nghệ truyền thống để không làm mất đi nét văn hoá truyền thống kết tinh trong mỗi sản phẩm.

* Đạt được sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư

Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư là một trong những tiêu chí đánh giá phát triển TTCN. Sự cải thiện sâu rộng chất lượng cuộc sống của dân cư sẽ giúp cho các chính sách của nhà nước được thực hiện một cách hiệu quả chẳng hạn như:

phát triển sự nghiệp giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và xã hội hóa;

đảm bảo cho mọi người dân, nhất là người nghèo, người cao tuổi, trẻ em dưới 6 tuổi và đối tượng chính sách xã hội khác được hưởng các dịch vụ y tế, chăm sóc sức

khỏe ban đầu nhằm giảm tỷ lệ bệnh tật, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đồng thời đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao và rèn luyện thân thể, xây dựng nếp sống có lợi cho sức khỏe, đảm bảo an toàn cộng đồng, thực hiện dinh dưỡng hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Chất lượng sản phẩm ngày càng cao

Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh gay gắt của thị trường nói chung và thị trường các sản phẩm TTCN nói riêng,nhu cầu của con người đối với hàng hóa ngày càng tăng không những về số lượng mà cảvề chất lượng. Để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng, các cơ sở sản xuất TTCN phải nổ lực, cố gắng tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhất để sản xuất và cung ứng sản phẩm có chất lượng cao nhất và giá thành hợp lý nhất. Đó chính là con đường chủ yếu để các cơ sở sản xuất TTCN tồn tại và phát triển lâu dài. Chất lượng sản phẩm thực sự trở thành tiêu chí cơ bản quyết định sự phát triển TTCN cũng như sự thành công hay sự tụt hậu của nền kinh tế đất nước. Đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm đối với các cơ sở sản xuất TTCN là yêu cầu khách quan góp phần thúc đầy phát triển TTCN, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đời sống của dân cư tại địa phương.

1.1.4.2. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

a. Các chỉ tiêu phản ánh chung về tình hình phát triển TTCN theo các tiêu thức khác nhau như:

+Theo quy mô lao động: → ≤5lao động

→5- 10lao động

→ ≥ 10 lao động + Theo thành phần kinh tế: → Nhà nước

→ Tập thể

→ Tư nhân

→ Cá thể (gia đình)

+ Theo ngành kinh tế: →Chếbiến nông, lâm, thủy sản

→Khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng

→ Cơ khí chếtạo, sửa chữa máy móc thiết bị

→Sản xuất hàng tiêu dùng, thủcông, mỹnghệ

b. Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng các cơ sở sản xuất TTCN

* Các đặc điểm của cơ sở TTCN

- Đặc điểm của chủ cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành về giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất, đã qua đào tạo về quản lý và kỹ thuật…

- Đặc điểm về lao động và thu hút lao động mà cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành (tổng số lao động, giới tính, các đặc điểm về lao động như: thuê ngoài, thường xuyên, thời vụ…).

- Đặc điểm về vốn và cơ sở sản xuất TTCN theo nhóm ngành, theo tính chất nguồn vốn (vốn cố định và vốn lưu động) và theo nguồn hình thành (vốn tự có, vốn đi vay từ ngân hàng, tổ chức tín dụng khác…)

- Đặc điểm về thị trường nguyên liệu và hình thức thu mua nguyên liệu (thị trường trong tỉnh: trong xã, trong huyện, huyện khác; hình thức thu mua: thu gom, hợp đồng…)

-Đặc điểm thị trường tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất TTCN (thị trường tiêu thụ: trong huyện, huyện khác trong tỉnh, tỉnh khác…; hình thức tiêu thụ: tiêu thụ trực tiếp, tiêu thụ gián tiếp qua đại lý, bán lẻ…)

- Các đặc điểm khác như: tỷ lệ cơ sở có giấy phép kinh doanh, có kế toán, hình thức thành lập như thế nào…

* Kết quả sản xuất kinh doanh:

+ Giá trị sản xuất (GO- Gross Output): là toàn bộ giá trị của các sản phẩm do lao động của cơ sở làm ra trong một thời gian nhất định (thường tính cho 1 năm)

GO =∑Qix Pi(i = 1, n)

Trong đó: Qi–Khối lượng sản phẩm thứ i Pi–Giá trị sản phẩm thứ i n–Số hàng hóa

+ Chi phí trung gian (IC - Intermediate Comsumption): là một bộ phận cấu thành của tổng chi phí sản xuất,bao gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất như nguyên liệu, nhiên liệu và vật chất khác (không kể khấu haotài sản cố định) và

chi phí dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm TTCN trong một thời gian nhất định (tương ứng với thời gian tính GO).

+ Giá trị gia tăng (VA - Value Added): là toàn bộ kết quả lao động hữu ích của người lao động mới tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu hao TSCĐ) trong một thời gian nhất định. Đây là chỉ tiêu phản ánhbộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt động sản xuất hàng hóa mà cơ sở TTCN mới làm ra.

VA = GO–IC

+ Thu nhập (bao gồm cả công lao động và lãi): các phần thu nhập nằm trong giá trị sản xuất (GO) sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao TSCĐ, thuế, lãi vay, tiền thuê đất và tiền công lao động thuê ngoài.

Các chỉ tiêu trên được tính theo bình quân cơ sở TTCN và tính theo nhóm ngành nghề.

* Hiệu quả sản xuất kinh doanh:

- Hệ sốVA/GO - Hệ số VA/IC -VA/Lao động - Thu nhập/Lao động - Hệ số GO/IC

- GO/Vốn bình quân

Các chỉ tiêu hiệu quả được tính theo bình quân chung các cơ sở sản xuất TTCN trên địa bàn và bình quân theo nhóm ngành nghề

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)