Đánh giá chung về tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 85 - 88)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

2.2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển TTCN tại huyện Bố Trạch

Huyện Bố Trạch là một trong những địa phương tập trung nhiều ngành nghề TTCN nhất của tỉnh Quảng Bình,đây là một trong những yếu tố thuận lợi để huyện chú trọng hơn để phát triển ngành nghề này. Các ngành nghề TTCN bước đầu đã phát huy nguồn lực và tiềm năng hiện có của địa phương, đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu nhập quốc dân GDP của địa phương, cung cấp một số nhu cầu thiết yếu các sản phẩm hàng hóa cho địa phương và vùng lân cận, từng bước hình thành hệ thống các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế của huyện.

Ngoài ra, ngành TTCN đã tạo ra nhiều việc làm,xóa đói giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân tăng thu nhập cho người lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào công tác bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời của huyện và thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông thôn, thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn.

2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

- Tốc độ phát triển chậm, quy mô nhỏ, sản phẩm còn manh mún, giá trị thấp, không ổn định. Sản xuất chủ yếu theo công nghệ truyền thống, làm thủ công là chủ

yếu, không có sự đầu tư cải tiến, thay đổi mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

- Đại bộ phận lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu biết nghề dựa vào tính truyền thống “cha truyền con nối” trong gia đình, hàng xóm. Vì vậy, thiếu người sáng tác mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phù hợp với sở thích của người tiêu dùng hiện nay. Hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là hộ cá thể, chỉ có một số ít phát triển theo mô hình kinh tế tư nhân và hợp tác xã. Sự gắn kết giữa sản xuất kinh doanh chưa chặt chẽ, còn tình trạng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá, ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Thiếu vốn để đầu tư vào công nghệ sản xuất, quy mô sản xuất nhỏlẻkhiến các đơn vịkhó cạnh tranh với các sản phẩm khác.

- Nhiều hộ dân chủ yếu làm gia công hoặc làm vệ tinh. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề trong thị xã gặp khó khăn. Nhiều làng nghề có khả năng sản xuất nhưng lại gặp khó khăn trong tiêu thụ làm cho sản xuất bị cầm chừng, thậm chí mốt số sản phẩm có nguy cơ mai một do mất dần thị trường.

- Sản xuất chủ yếu mang tính tự túc, tự cấp theo quan niệm bán cái mà làng sản xuất ra, chậm chuyển đổi theo cơ chế thị trường. Các mặt hàng xuất khẩu còn rất ít, ngành nghề mới, sản phẩm mới còn nhiều hạn chế.

-Thu nhập bình quân của người lao động còn thấp.

- Hầu hết các chủ hộ, cơ sở còn thiếu và yếu về năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ tay nghề của người thợ thấp, chủ yếu sản xuất ra các mặt hàng đơn giản.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng ở hầu hết các làng nghề kém phát triển. Đặc biệt, là vấn đề giao thông, do vậy đã ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất cũng như thu hút các nhà đầu tư. Công tác hỗ trợ doanh nghiệp còn hạn chế, nguồn lực cho thực hiện chính sách phát triển TTCN quá nhỏ, chưa đủ lực tác động đến các đơn vị, làng, xã.

2.2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

* Nguyên nhân chủ quan của các cơ sở sản xuất:

- Hầu hết các cơ sở sản xuất đều quá nhỏ, thiếu thông tin, thiếu năng lực và kinh nghiệm quản lý.

-Trình độ kỹ thuật, công nghệ thấp, thiết bị lạc hậu.

-Chất lượng sản phẩm thấp, cạnh tranh kém.

- Hoạt động thị trường và xúc tiến thương mại yếu. Quan hệ giao dịch còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường.

-Một số cơ sở đã có tư tưởng thỏa mãn, ngại đầu tư phát triển.

* Nguyên nhân khách quan:

- Cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh chưa đồng bộ để tháo gỡ khó khăn và phát triển sức sản xuất của các cơ sở; chưa khuyến khích, thu hút được các nguồn đầu tư.

- Chưa xây dựng được quy hoạch, chiến lược phát triển TTCN trên cơ sở tiềm năng và thế mạnh của huyện phù hợp với quy hoạch vùng và cả nước. Phần lớn các cơ sở tổ chức sản xuất mang tính tự phát, manh mún, phân tán, thiếu sự hướng dẫn và quản lý của nhà nước.

- Nguồn vốn trong các ngành nghềchủyếu là vốn tự có nhưng rất thấp; khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn chính thức do thủtục vay phức tạp, không có tài sản thếchấp, lãi suất cao, các nguồn vốn vay ưu đãi rất ít.

- Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về TTCN chưa có hệ thống đồng bộ đến cấp xã.

- Cán bộ trực tiếp làm công tác tham mưu về quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực TTCN còn thiếu về số lượng và yếu tố năng lực, trình độ.

Trước thực trạng, những ưu điểm, hạn chế va những nguyên nhân trên đây, để tiếp tục phát triển các ngành nghề TTCN ở huyện Bố Trạch, một vấn đề then chốt là phải xác định đúng phương hướng phát triển các ngành nghề TTCN, đồng thời cần có một hệ thống các giải pháp hữu hiệu thực hiện các mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)