Mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 108)

CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH

3.2.7. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xúc tiến thương mại

* Thị trường tiêu thụsản phẩm

Thực trạng phát triển của TTCN huyện BốTrạch cho thấy thị trường tiêu thụ của nhóm sản phẩm này chủ yếu mang tính nhỏ lẻ, tự phát và chủ yếu tiêu thụtại địa phương. Hầu hết các cơ sở được điều tra cho rằng thị trường đầu ra là khó khăn lớn nhất do thiếu khách hàng, một số hàng bị cạnh tranh từ ngoài tỉnh và phần lớn các đơn vị thường cạnh tranh lẫn nhau trong địa phương.

Cần phải thiết lập các kênh tiêu thụsản phẩm với các thương nhân, hoặc các công ty có tiềm lực làm đầu mối thu mua sản phẩm trên tinh thần hợp tác, liên kết

lâu dài và cùng có lợi. Tạo thành một chuỗi mà bắt đầu từ khâu sản xuất nguyên liệu và kết thúc là đến tay người tiêu dùng. Trong xu hướng hiện nay người sản xuất phải định hướng được thị trường, sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường cần và được người tiêu dùng chấp nhận. Do đó phải tổ chức tốt hoạt động thông tin thị trường trên cơ sở hình thành các trung tâm thương mại, thị trấn, thị tứvà các chợ.

Khuyến khích và tạo mọi điều kiện để các cơ sở có thể mở các đại lý, cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại những nơi công cộng như: chợ, các trung tâm thương mại.

Ngoài ra, còn có một sốgiải pháp cần tập trung vào như:

- Tăng cường công tác quản lý thị trường, chống tệ nạn làm hàng giả, hàng nhái kém chất lượng, hàng nhập lậu, gian lận thương mại.

- Hỗ trợ tư vấn về công nghệ sản xuất, sản phẩm cho các cơ sở TTCN để phát triển mối quan hệ sản xuất giữa địa công nghiệp và tiểu công nghiệp. Đăng ký xây dựng thương hiệu để được bảo vệ và đẩy nhanh công tác tiếp thị trong các hoạt động tham quan du lịch, các lễhộiởtrong tỉnh và ngoài tỉnh.

*Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại

Vai trò xúc tiến thương mại của các cơ quan quản lý nhà nước rất quan trọng và cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp, các tổchức, các hiệp hội ngành nghề trong việc kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất TTCN. Việc xúc tiến thương mại giúp cho các cơ sở tìm kiếm được những thông tin cần thiết, mở rộng thị trường tiêu thụ: khai thác và cung cấp thông tin dự báo thị trường, xây dựng các chương trình quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong những năm gần đây công tác xúc tiến thương mại đã nhanh chóng bắt nhịp và đã tácđộng rõ nét, trở thành nhu cầu không thể thiếu trong phát triển kinh tế-thương mại của mỗi địa phương, của mỗi ngành hàng. Tuy nhiên, hoạt động xúc tiến thương mại còn một số mặt bất cập như thông tin thu thập chưa thật phong phú, chuyển tải chưa nhanh, khả năng phân tích, dự báo, năng lực vận dụng hạn chế, đề ra các đối sách chưa nhạy bén với những diễn biến thất thường của cung cầu, giá cả thị trường. Bên cạnh đó khoảng cách giữa

trìnhđộ năng lực của đội ngủcán bộso với yêu cầu, nhân sự được điều chuyển từvị trí khác sang chưa kịp đào tạo nên khả năng tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm còn hạn chế.

- Hoàn thiện các cơ chếchính sách về tài chính đểvừa huy động nhiều nguồn lực tài chính cho xúc tiến thương mại vừa động viên những cá nhân hoặc tổ chức tâm huyết với sựnghiệp này.

- Tạo ra sự liên kết phối hợp giữa các tổ chức xúc tiến thương mại của các địa phương, các ngành hàng vừa đảm bảo hài hòa lợi ích của mỗi tổ chức, vừa phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống trên cơ sở quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộmáy.

- Tổchức khảo sát điều tra tổng thểhiện trạng, dựbáo nhu cầu thị hiếu khách hàng các cơ sở sản xuất TTCN có định hướng và đưa ra các kế hoạch sản xuất cho phù hợp.

- Tổ chức các lễ hội triển lãm, trưng bày về các mặt hàng TTCN mời các nghệ nhân, các chủ cơ sở sản xuất trong tỉnh, ngoại tỉnh để giao lưu học hỏi kinh nghiệm nhằm cho họhiểu hơn về giá trị của các sản phẩm này. Các cơ sở sản xuất cần mạnh dạn, chủ động tìm kiếm đối tác hợp tác với nhau để tìm kiếm thị trường tiêu thụsản phẩm mình trên cơ sở cùng có lợi. Đồng thời trao đổi cho nhau những kinh nghiệm đểtìm kiếm những công nghệsản xuất phù hợp với mình.

- Tăng cường việc đào tạo bằng nhiều nguồn vốn và nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao năng lực công tác xúc tiến thương mại cho cán bộ các cơ quan xúc tiến thương mại địa phương, các hiệp hội, tổchức; tăng cường các kỹ năng giao tiếp, tiếp thịbán hàng.

- Xúc tiến đầu tư vào phát triển công nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng nông nghiệp thực phẩm đạt chất lượng tốt, hợp thị hiếu, giá cả hợp lý làm phong phú quỹhàng hóa kích thích tiêu dùng. Bên cạnh đó tuyên truyền, nâng cao khả năng của người tiêu dùng nhận biết về chất lượng để thúc đẩy các cơ sản xuất cải tiến mẫu mã,đảm bảo vệsinh an toàn thực phẩm , nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Phát triển tiểu thủ công nghiệp tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)