Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.3. Những yếu tố góp phần nâng cao kết quả học tập của học sinh
1.3.2. Dạy học tích cực
1.3.2.1 Khái niệm phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp dạy học tích cực là các hoạt động dạy và học nhằm hướng vào việc tích cực hóa hoạt động học tập và phát triển tính sáng tạo của người học. Trong đó các hoạt động học tập được tổ chức và định hướng bởi GV, người học không thụ động mà tích cực tham gia vào quá trình tái tạo cho mình kiến thức mà nhân loại đã có, tham gia giải quyết các vấn đề học tập, qua đó lĩnh hội nội dung học tập và phát triển năng lực sáng tạo [3].
1.3.2.2. Các phương pháp dạy học tích cực a. Phương pháp góc
- Khái niệm:là một hình thức tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau [3].
- Mô hình dạy học theo góc:
Hình 1.3. Mô hình dạy học theo góc
GÓC QUAN SÁT GÓC TRẢI NGHIỆM
GÓC ÁP DỤNG GÓC PHÂN TÍCH
- Nhiệm vụ tại mỗi góc
+ Góc quan sát: HS quan sát mẫu vật thật hoặc quan sát hình ảnh vật, thí nghiệm, hiện tượng…trên màn hình máy tính hoặc ti vi, rút ra kiến thức cần lĩnh hội.
+ Góc trải nghiệm (góc thí nghiệm): HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm, quan sát hiện tượng, giải thích và rút ra nhận xét cần thiết.
+ Góc phân tích: Học sinh đọc tài liệu sách giáo khoa và tài liệu tham khảo để trả lời câu hỏi, rút ra kiến thức mới cần lĩnh hội.
+ Góc áp dụng:Học sinh đọc bảng trợ giúp (chỉ đối với góc xuất phát) sau đó áp dụng để giải bài tập hoặc giải quyết một vấn đề có liên quan đến thực tiễn.
Hình 1.4. Quy trình thực hiện dạy học theo góc - Tổ chức dạy học theo góc cần thực hiện như sau:
+ GV cần bố trí không gian lớp học theo các góc học tập; nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu phương pháp học theo góc và hướng dẫn học sinh chọn góc xuất phát.
+ Hướng dẫn, theo dõi, trợ giúp HS hoạt động và luân chuyển góc.
+ Hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá.
- Ưu điểm và hạn chế
+ Ưu điểm: Phát triển cho HS khả năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo.
Mở rộng sự tham gia của HS cũng như có thể điều chỉnh sao cho phù hợp với trình độ, nhịp độ của HS vì vậy sẽ nâng cao hứng thú và tạo cảm giác thoải mái từ đó giúp HS học sâu và có hiệu quả.
+ Hạn chế: Cần chuẩn bị công phu các trang thiết bị, kế hoạch bài giảng, lựa chọn nội dung, thời gian, không gian lớp học phù hợp để tổ chức dạy học. Ngoài ra phương pháp này còn phụ thuộc vào tính chủ động của HS.
b. Phương pháp dạy học nêu vấn đề - Ơricxtic
Bước 1. Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng HS
Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học
Bước 3. Tổ chức dạy học theo góc
- Bản chất của dạy học nêu vấn đề - Ơricxtic là đặt trước HS các vấn đề của khoa học và mở ra cho các em những con đường giải quyết các vấn đề đó; việc điều khiển quá trình tiếp thu tri thức của HS ở đây được thực hiện theo phương hướng tạo ra một hệ thống những tình huống và những chỉ dẫn cụ thể cho HS trong quá trình giải quyết các vấn đề [3], [4].
- Tình huống có vấn đề là trạng thái mà khi đó mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức được HS chấp nhận như một vấn đề học tập mà họ cần và có thể giải quyết được, kết quả là họ nắm được tri thức mới.
Điều kiện xuất hiện tình huống có vấn đề
- Có mâu thuẫn nhận thức: có tồn tại một vấn đề mà trong đó bộc lộ mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm.
- Gây ra nhu cầu nhận thức:nhu cầu nhận thức là động lực khởi động hoạt động nhận thức của học sinh, nó sẽ góp phần làm cho học sinh đầy hưng phấn tìm tòi phát hiện, sáng tạo giải quyết nhiệm vụ đặt ra.
- Phù hợp với khả năng của học sinh để gây niềm tin:bắt đầu từ cái bình thường như vốn kiến thức cũ của học sinh, từ những hiện tượng thực tế,… mà đi đến cái bất thường (kiến thức mới) một cách bất ngờ nhưng logic.
Những trường hợp thường gặp xuất hiện tình huống có vấn đề
- Tình huống nghịch lí, bế tắc: Tình huống có vấn đề xuất hiện khi có sự không phù hợp giữa kiến thức mà HS đã có với những sự kiện mà họ gặp phải trong quá trình hình thành kiến thức mới.
- Tình huống lựa chọn: Tình huống có vấn đề xuất hiện khi HS phải chọn trong số những con đường một con đường duy nhất bảo đảm cho việc giải quyết một vấn đề nào đó.
- Tình huống ứng dụng: Tình huống có vấn đề xuất hiện khi HS tiếp xúc với những điều kiện mới của thực tế khi ứng dụng những kiến thức của mình.
- Tình huống tại sao: Tình huống có vấn đề xuất hiện khi HS phải phân tích tìm ra nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, tìm lời giải đáp cho câu hỏi tại sao.
Quá trình dạy học giúp HS giải quyết vấn đề gồm 8 bước sau:
1. Đặt vấn đề, làm cho HS hiểu rõ vấn đề 2. Phát biểu vấn đề
3. Xác định phương hướng giải quyết, nêu giả thuyết 4. Lập kế hoạch giải theo giả thuyết
5. Thực hiện kế hoạch giải
6. Đánh giá việc thực hiện kế hoạch giải 7. Kết luận về lời giải
8. Kiểm tra lại và ứng dụng kiến thức vừa thu được
Thông thường GV thường áp dụng quá trình gồm 4 bước: Đặt vấn đề, phát biểu vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận.
c. Phương pháp dạy học tình huống
Phương pháp dạy học tình huống là một phương pháp đặc thù của dạy học giải quyết vấn đề theo tình huống, ở đó, các tình huống là đối tượng chính của quá trình dạy học. Như theo tác giả Trịnh Văn Biều : “Dạy học tình huống là một PPDH được tổ chức theo những tình huống có thực của cuộc sống, trong đó người học được kiến tạo tri thức qua việc giải quyết các vấn đề có tính xã hội của việc học tập”[4]. Hay theo Nguyễn Hữu Lam: “Phương pháp tình huống là một kỹ thuật giảng dạy trong đó các thành tố chủ yếu của nghiên cứu tình huống được trình bày với những người học, với các mục đích minh hoạ hoặc các kinh nghiệm giải quyết vấn đề”[17].
- Ưu điểm của PPDH tình huống
+ Đối với người học: Dễ hiểu, dễ nhớ các vấn đề lý thuyết phức tạp, nâng cao khả năng tư duy độc lập, sáng tạo. Rèn luyện khả năng liên kết, vận dụng các kiến thức đã được học. Giúp người học có thể phát hiện ra những vấn đề cuộc sống đặt ra nhưng chưa có căn cứ pháp lý hoặc cơ sở lý thuyết để áp dụng giải quyết. Rèn luyện một số kĩ năng cơ bản như: kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kĩ năng trình bày, bảo vệ và phản biện ý kiến trước đám đông.
+ Đối với giáo viên: Học hỏi những kinh nghiệm, thông tin, giải pháp mới từ HS để làm giàu vốn tri thức và phong phú hơn cho bài dạy của mình.
+ Đối với môn học: Tăng sự hứng thú của HS đối với môn học.
- Hạn chế của PPDH tình huống
+ Đối với GV:làm gia tăng khối lượng làm việc, đòi hỏi GV phải luôn đổi mới, cập nhật các thông tin, kiến thức và kỹ năng mới. Phải mất nhiều thời gian chuẩn bị các phương án giải quyết để tìm ra phương án tối ưu. Hiểu rõ các tính chất của HS và các yếu tố tác động để có sự phối hợp nhuần nhuyễn và cân đối các phương pháp truyền thống.Đòi hỏi những kỹ năng phức tạp hơn trong giảng dạy, như cách tổ chức lớp học, bố trí thời lượng, đặt câu hỏi, tổ chức và khuyến khích học sinh thảo luận, nhận xét, phản biện. Đây là sự thách thức lớn đối với GV.
+ Đối với HS: người học có tính năng động, sự say mê, yêu thích kiến thức và khả năng tư duy độc lập cao tuy nhiên tốn nhiều thời gian của người học.
d. Phương pháp nghiên cứu
Theo tác giả Trịnh Văn Biều “Bản chất của phương pháp nghiên cứu trong dạy học là hoạt động tìm tòi sáng tạo của người học nhằm giải quyết những vấn đề mới mẻ đối với họ, những vấn đề này đã được xã hội, khoa học giải quyết”[4].
Các bước thực hiện theo phương pháp nghiên cứu - Bước 1: Phát hiện và giải quyết vấn đề
- Bước 2: Nêu giả thuyết
- Bước 3: Lập kế hoạch nghiên cứu - Bước 4: Thực hiện kế hoạch
- Bước 5: Phát biểu kết quả thức hiện - Bước 6: Kiểm tra đánh giá kết quả
- Bước 7: Kết luận và ứng dụng kiến thức mới tiếp thu được
Ưu điểm của phương pháp nghiên cứu
- Tăng khả năng tư duy, suy luận một cách độc lập, loại trừ lối học thụ động, ghi nhớ kiến thức kiểu thuộc lòng.
- Tạo sự hứng thú say mê khi giải quyết được các vấn đề, từ đó tạo động lực giúp HS hăng say học tập.
- Nâng cao khả năng tự học, nghiên cứu, tìm tòi...
Nhược điểm của phương pháp nghiên cứu
- Tốn nhiều thời gian và không thể áp dụng cho tất cả nội dung dạy học.
- Khả năng tư duy của người học còn hạn chế cũng gây khó khăn khi tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề.
e. Tổ chức trò chơi dạy học
Một số khái niệm về trò chơi dạy học
- Trò chơi là hoạt động có luật, có tính cạnh tranh hoặc thách thức người tham gia.
- Trò chơi giáo dục được đặc trưng bởi tác dụng cải thiện tri thức, kĩ năng, tình cảm, lí trí...của người tham gia chơi.
- Trò chơi dạy học là những trò chơi giáo dục được lựa chọn, sử dụng để dạy học, nó tuân thủ nội dung, mục đích, nguyên tắc của phương pháp dạy học.
Phân loại trò chơi dạy học
- Trò chơi để nghiên cứu lí thuyết mới, sử dụng ngay đầu tiết học hoặc trước khi chuyển sang nội dung mới.
- Trò chơi để củng cố bài học, dùng khi kết thúc bài học.
- Trò chơi để hệ thống kiến thức, thường được sử dụng trong các giờ ôn tập, luyện tập, sử dụng thay cho phần kiến thức cần nhớ.
Những ưu điểm khi sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học
- Giúp HS thay đổi loại hình, đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học, gây hứng thú học tập.
- Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để HS tự thể hiện mình.
- Thông qua trò chơi, HS vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dể dàng thích nghi với điều kiện mới của xã hội.
- Ngoài ra trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tính đoàn kết, thân ái, lòng trung thực, thể hiện tinh thần cộng đồng và trách nhiệm cao.
Nhược điểm của trò chơi dạy học
- Để xây dựng và thiết kế trò chơi tốn rất nhiều thời gian.
- HS thường nhốn nháo, mất trật tự vì vậy rất khó khăn trong khâu quản lí lớp học.
- Nếu không tổ chức hợp lí thí HS dễ sa đà vào việc chơi mà quên mất nhiệm vụ học tập và lĩnh hội kiến thức sau trò chơi.