Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.3. Tiến hành thực nghiệm
Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo các bước như sau:
Bước 1: Chọn trường thực nghiệm, lớp thực nghiệm và lớp đối chứng - Chọn trường thực nghiệm: Chúng tôi chọn các trường gồm trường chuyên, công lập, quốc tế và TTGDTX để thực nghiệm nhằm tìm hiểu hứng thú của HS tại mỗi trường xem có những điểm gì giống và khác nhau để từ đó có thể rút ra được kết luận đúng nhất.
- Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng: Lớp thực nghiệm, đối chứng phải tương đương về số lượng học sinh, trình độ, chất lượng học tập nói chung và môn Hóa học nói riêng, cùng một giáo viên dạy.
- Chọn giáo viên dạy thực nghiệm: Giáo viên dạy thực nghiệm phải tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hóa, có trách nhiệm, yêu nghề, nhiệt tình, năng động, luôn mong muốn áp dụng những phương pháp mới vào giảng dạy.
- Chọn bài thực nghiệm: Bài thực nghiệm thuộc dạng bài truyền thụ kiến thức mới và bài luyện tập có thể lồng ghép được những biện pháp gây hứng thú vào bài học
+ Bài “Ancol”
+ Bài “Phenol”
+ Bài “Anđehit – Xeton”
+ Bài “ Axit cacboxylic”
Bước 2: Thảo luận, trao đổi với giáo viên trực tiếp dạy thực nghiệm - Gửi giáo án cho giáo viên dạy thực nghiệm, gặp trao đổi thảo luận về các biện pháp gây hứng thú trong mỗi bài học cần nhấn mạnh những biện pháp nào, cách thức tổ chức và phương pháp tiến hành bài giảng như thế nào. Gửi cho các GV các phương tiện cần thiết để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Dặn dò một số vấn đề GV cần chú ý trong quá trình dạy lớp thực nghiệm + Trong tiết học: Quan sát biểu hiện của các học sinh khi GV đưa vào các biện pháp gây hứng thú (hứng khởi, thích thú hay mệt mỏi chán nản) cũng như trong toàn bộ tiết học. HS có tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài, đưa ra những thắc mắc với GV hay tích cực tham gia thảo luận nhóm.
+ Sau khi tiết học kết thúc: GV kiểm tra vở ghi của HS xem các em có ghi bài đầy đủ
+ Tiết học sau : GV yêu cầu HS nộp hoặc trả lời những nhiệm vụ mà GV đã đưa về nhà tìm hiểu.
- Gửi phiếu điều tra cũng như bài kiểm tra cho GV trực tiếp tham gia giảng dạy để nhận ý kiến đóng góp và chỉnh sửa sao cho phù hợp.
Bước 3: Giáo viên trực tiếp dạy theo kế hoạch thực nghiệm rồi thảo luận lại với tác giả
- Tại lớp đối chứng: GV dạy theo phương pháp truyền thống.
- Tại lớp thực nghiệm: GV dạy theo giáo án thực nghiệm có sử dụng các biện pháp gây hứng thú vào bài học.
- Sau khi GV đã dạy xong tại lớp thực nghiệm và lớp đối chứng chúng tôi sẽ gặp trực tiếp GV và cùng nhau thảo luận về một số vấn đề
+ GV trực tiếp giảng dạy sẽ thuật lại toàn bộ diễn biến trong quá trình dạy bài thực nghiệm.
+ GV sẽ nhận xét những ưu và nhược điểm của các biện pháp được đưa vào quá trình thực nghiệm.
+ Thảo luận để chỉnh sửa, bổ sung về mặt nội dung, hình thức để các biện pháp được hoàn thiện và sẽ mang lại hiệu quả cao hơn trong việc gây hứng thú nâng cao kết quả học tập cho HS.
Bước 4: Tiến hành kiểm tra và khảo sát - Phát phiếu điều tra cho mỗi lớp sau mỗi bài dạy.
- Cho từng cặp lớp đối chứng và thực nghiệm làm cùng đề kiểm tra trong mỗi phần khảo sát.
- Chấm bài kiểm tra; xử lý điểm theo phương pháp thống kê.
- Tổng hợp, phân tích kết quả bài kiểm tra cũng như phiếu điều tra để đánh giá mức độ hứng thú của học sinh đối với tiết học, cũng như mức độ kiến thức HS biết, hiểu, vận dụng sau khi lĩnh hội kiến thức.
Bảng 3.2. Các bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng
STT Tên Hình thức kiểm tra Nội dung kiểm tra
1 Bài kiểm tra 1 15 phút Bài “Ancol”
2 Bài kiểm tra 2 15 phút Bài “Phenol”
3 Bài kiểm tra 3 15 phút Bài “Anđehit”
4 Bài kiểm tra 4 15 phút Bài “Axit cacboxylic”
Bước 5: Xử lý kết quả thực nghiệm a. Kết quả định lượng
- Chấm bài theo thang điểm 10
- Sắp xếp kết quả theo thứ tự từ 0 đến 10 và chia làm 4 nhóm:
+ Nhóm giỏi : điểm 9; 10.
+ Nhóm khá : điểm 7; 8.
+ Nhóm trung bình : điểm 5; 6.
+ Nhóm yếu, kém : dưới 5 điểm
Kết quả các bài kiểm tra được xử lý bằng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự sau:
- Lập bảng phân phối: tần số, tần suất, tần suất lũy tích.
- Vẽ đồ thị đường lũy tích theo bảng phân phối tần suất lũy tích.
- Tính các tham số thống kê đặc trưng:
Chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê toán học theo thứ tự:
Bước 1:Tính các tham số đặc trưng.
Bước 2: Lập các bảng phân phối: tấn số, tần suất, tần suất lũy tích.
Bước 3: Vẽ đồ thị đường lũy tích.
Bước 4: Lập bảng và vẽ biểu đồ phân loại kết quả học tập.
Trung bình cộng (X ): Điểm trung bình cộng, phần nào cho phép đánh giá xem hiệu quả giảng dạy của lớp nào cao hơn. Nhưng không chỉ dựa vào điểm trung bình cộng mà
còn dựa vào các tham số như độ lệch tiêu chuẩn, sai số tiêu chuẩn, độ biến thiên…
Điểm trung bình cộng được tính bởi công thức.
k
i
i i n
n
n n x
n n
n n
x n x
n x X n
2 1 1
2 2 1
1 1
...
...
Trong đó:
ni: tần số của các giá trị xi
n: tổng của n1 + n2 +…+ nk
Phương sai (S2) và độ lệch chuẩn (S): đo độ phân tán của sự phân phối. S càng nhỏ thì số liệu càng ít phân tán.
2
2
1
1 n x x
S n i i
1
2
n x x S ni i
Hệ số biến thiên (V): dùng so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau. Nếu hệ số biến thiên càng nhỏ thì độ phân tán càng ít. Lớp nào có hệ số biến thiên V nhỏ hơn thì có chất lượng đều hơn.
%
100
x V S
* Nếu V < 30%: Độ dao động đáng tin cậy.
* Nếu V > 30%: Độ dao động không đáng tin cậy.
Sai số tiêu chuẩn (m): khoảng sai số của điểm trung bình cộng (ĐTBC)
n m S
Giá trị của x sẽ dao động trong khoảng x m.
Kiểm định giả thuyết thống kê: khi đã xác định lớp T.N có ĐTBC cao hơn lớp ĐC và các giá trị như hệ số biến thiên, sai số tiêu chuẩn nhỏ hơn lớp ĐC thì vẫn chưa thể kết luận hiệu quả của phương pháp giảng dạy. Vấn đề đặt ra là sự khác nhau về kết quả đó là do hiệu quả của phương pháp thực nghiệm hay chỉ do ngẫu nhiên? Dùng phép thử Student để kết luận sự khác biệt về kết quả học tập của hai nhóm T.N và ĐC là có ý nghĩa hay không.
Để trả lời câu hỏi này, ta phát biểu giả thuyết H0 là: “Sự khác nhau giữa hai giá trị ĐTBC của lớp T.N-ĐC là không có ý nghĩa” và tiến hành kiểm định để loại bỏ giả thuyết H0.
Ta xét đại lượng kiểm định t, so sánh với giá trị tới hạn t0. Giá trị t được tính theo công thức:
ĐC TN
ĐC ĐC TN
TN
n n
n n s
X t X
với
2 1
1 2 2
TN ĐC
ĐC ĐC
TN TN
n n
S n
S s n
Trong đó:
ĐC TN n
n , : Số học sinh của lớp T.N, ĐC
ĐC TN X
X , : trung bình cộng lớp T.N, ĐC
2 2, ĐC
TN S
S : phương sai của lớp T.N, ĐC
Giá trị tới hạn tα được tìm trong bảng phân phối Student (t) ứng với mức ý nghĩa α (từ 0,01- 0,05) và bậc tự do k=nTN nĐC 2.
Kết luận:
- Nếu ttthì bác bỏ giả thuyết Ho (sự khác biệt giữa 2 nhóm là có ý nghĩa).
- Nếu ttthì chấp nhận giả thuyết Ho (sự khác biệt giữa 2 nhóm là chưa đủ có ý nghĩa).
b. Về mặt định tính
- Dựa vào nhận xét của HS và những biểu hiện hứng thú của các em (chú ý nghe giảng, phát biểu ý kiến, đưa ra những thắc mắc…..) cũng như những nhận xét của giáo viên trực tiếp tham gia thực nghiệm về các biện pháp được nghiên cứu trong luận văn.
- Dựa vào sản phẩm của học sinh, sự tìm tòi những kiến thức liên quan đến hóa học khi GV đưa vào nhiệm vụ của mỗi bài học để đánh giá mức độ hứng thú của HS.