Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5. Thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường THPT
Tìm hiểu thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học HH phần hữu cơ lớp 11.
1.5.2. Đối tượng điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra 269 HS lớp 11 vào cuối năm học, sau khi các em đã hoàn thành chương trình hóa học hữu cơ tại 4 trường THPT tại Tp. HCM và Đồng Nai.
Bảng 1.1. Số lượng phiếu thăm dò thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học ở trường phổ thông
STT Trường Quận,
tỉnh
Số phiếu Phát ra Thu vào
1 THPT chuyên Lương Thế Vinh Đồng Nai 62 62
2 THPT Việt Anh , TP.HCM Tân Bình 32 27
3 THPT Earnst Thaiman 1 90 87
4 Trung cấp kỹ thuật và nghiệp vụ Nam
Sài Gòn 8 85 80
Tổng cộng 269 256
1.5.3. Kết quả điều tra
Bảng 1.2. Kết quả điều tra sở thích của HS THPT đối với phần hữu cơ
Thích Bình thường Không thích
Tỷ lệ % 42,25% 35,57% 22,18%
Bảng 1.3. Ý kiến HS yêu thích môn Hóa
Các nguyên nhân
Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %)
1 2 3
Chương trình hóa hữu cơ quan trọng trong các kì thi 29,7 37,5 32,8 Nội dung hóa hữu cơ mới mẻ, phong phú, hấp dẫn, thiết thực
có nhiều ứng dụng trong thực tế 51,05 39,06 9,9
Nội dung hệ thống, logic, liên hệ giữa các chương 44,8 45,83 9,37 Biết điều chế nhiều chất có trong đời sống hằng ngày 48,44 38,54 13,02 Xem và thực hiện nhiều thí nghiệm hóa học hay, hấp dẫn 70,3 29,7 0 Nhiều tình huống, thí nghiệm có vấn đề hay, hấp dẫn tò mò,
kích thích sự tìm tòi, khám phá 54,17 41,15 4,68
Dạng bài tập mới, kích thích khả năng tư duy, sáng tạo 50 43,75 6,25 Giáo viên giảng bài hay, dễ hiểu, lôi cuốn, hấp dẫn 73,96 25,52 0,52 Giáo viên luôn động viên, khuyến khích học sinh 56,77 35,42 7,81 GV cung cấp nhiều tư liệu, thông tin hóa học hay, STK bổ
ích 64 34,4 1,56
Giáo viên thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa 78,12 20,83 1,05 Giáo viên đánh giá đúng và công bằng 56,25 41,15 2,6 Được tham gia vào các hoạt động tìm hiểu bài 46,88 45,31 7,81 Phong trào thi đua học tập môn Hóa sôi nỗi 54,17 41,67 4,16 Bầu không khí lớp học luôn thoải mái, thân thiện 51,56 44,79 3,65
Thường đạt điểm cao trong môn Hóa 45,31 43,23 11,46
Theo sự định hướng từ gia đình 17,7 28,65 53,65
Bảng 1.4. Ý kiến HS không thích môn Hóa
Các nguyên nhân
Mức độ ảnh hưởng (tỷ lệ %)
1 2 3
Chương trình hóa hữu cơ khô khan, không thực tế 43,73 45,67 10,6 Chương trình hóa hữu cơ quá nặng, cần giảm tải 81,25 15,63 3,12 Có nhiều dạng bài tập mới, lạ chưa từng biết đến 67,71 28,65 3,64 Dễ nhầm lẫn giữa các HCHC, tên gọi, đồng phân, phân
loại,chuỗi PTHH dài, khó nhớ
71,88 25 3,12
GV không liên hệ tính chất giữa các chấtrất khó học, khó nhớ và dễ nhầm lẫn
67,81 28,95 3,24 GV thường thuyết giảng quá nhiều, không đa dạng trong
việc sử dụng các phương pháp
81,23 17,9 0,87
GV ít dành thời gian chữa bài, ít quan tâm đến học sinh 56,25 40,62 3,13 GV không cung cấp, mở rộng kiến thức cho học sinh 45,31 39,6 15,09 Không được xem và làm nhiều thí nghiệm 94,8 4,167 1,033 Thiếu hình ảnh minh họa, liên hệ đến thực tế 87,5 11,46 1,04 Không được tham gia vào các hoạt động ngoại khóa 69,79 29,7 0,51 GV chưa đúng và công bằng trong kiểm tra, đánh giá 56,25 40,1 3,65 Không có các phong trào thi đua trong học tập,giờ học
buồn tẻ, nhàm chán
45,3 44,8 9,9 Gia đình không khuyến khích và ủng hộ 35,94 45,31 18,75
Nhận xét: Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ HS thích môn Hóa (42,25%) cao hơn không thích (22,18%). Vì hiện nay một số lớn HS đã chọn khối A1 là khối thi của mình trong kì tuyển sinh đại học nên đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với phần hóa hữu cơ nói riêng và môn Hóa học nói chung. Trong đó các em yêu thích môn Hóa là do có thí nghiệm hấp dẫn (70,3 %); phương pháp giảng dạy của GV(73,96 %) và rất bất ngờ khi có đến 78,12% yêu thích môn hóa khi có các hoạt động ngoại khóa. Mặt khác, những lí do khiến HS không thích môn Hóa học chiếm tỉ lệ cao là do nội dung chương trình
nặng (81,25%); GV giảng khó hiểu (81,23%); không có các thí nghiệm (94,8%);
không có các hình ảnh minh họa, liên hệ với thực tiễn(87,5%). Từ kết quả điều tra trên đã cho chúng tôi cái nhìn chính xác về thực trạng yêu thích chương trình hữu cơ lớp 11.
Tóm tắt chương 1
Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề thuộc về cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.
1. Về cơ sở lý luận
- Nghiên cứu một số sách, báo, tạp chí viết về hứng thú trong và ngoài nước; các luận án, luận văn về hứng thú trong lĩnh vực giáo dục.
- Tìm hiểu quá trình dạy học: khái niệm, mục đích, nhiệm vụ, bản chất cũng như chủ thể, đối tượng và động lực của QTDH.
- Những yếu tố góp phần nâng cao kết quả học tập: động cơ, hứng thú; các PP dạy học tích cực; đổi mới hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập.
- Hứng thú trong học tập: khái niệm, con đường hình thành, biểu hiện, phân loại, vị trí và vai trò của hứng thú.
- Hứng thú của HS vói chương trình hóa hữu cơ: khái niệm, các yếu tố ảnh hưởng.
2. Về cơ sở thực tiễn
- Tiến hành khảo sát thực trạng về hứng thú học tập phần hóa hữu cơ của các HS ở một số trường THPT nhằm đánh giá và tham khảo ý kiến của các em về những nguyên nhân khiến các em thích và không thích môn Hóa học.
- Thu thập, phân loại, sắp xếp và thực hiệc các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp để rút ra những kết luận khách quan từ thực trạng.
- Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng hứng thú học tập, từ đó phần nào cho thấy được tính cấp thiết của đề tài luận văn. Theo kết quả điều tra,tỷ lệ HS yêu thích môn hóa phần hữu cơ cao hơn không yêu thích đây là dấu hiệu đáng mừng. Đa số các em yêu thích vì được xem và làm nhiều TN, GV cung cấp nhiều thông tin thiết thực trong cuộc sống, PP giảng dạy và đánh giá của GV, bầu không khí lớp học. Còn phần lớn các em không thích vì khó khăn trong việc ghi nhớ cách viết đồng phân, CTCT, danh pháp, tính chất hóa học, lượng kiến thức khá nhiều và chưa được hệ thống lại logic, lớp học nhốn nháo không thể tập trung.