Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
2.3. Các biện pháp gây hứng thú học tập
2.3.7. Biện pháp 7. Tổ chức viết báo nội bộ về hóa học
Tùy thuộc vào điều kiện của từng trường THPT, có thể viết báo tường do các lớp thực hiện hoặc ra một tờ báo nội bộ theo tháng hoặc định kì nào đó.
2.3.7.1. Quy trình thực hiện bài báo
Bước 1. Lên kế hoạch nội dung của bài báo
Bước 2. Phổ biến nội dung đến HS
Bước 3. HS tìm kiếm tài liệu và gửi bài
Bước 4. GV nhận bài và chọn lọc bài viết phù hợp với những tiêu chí đã đặt ra
Bước 5. GV biên tập nội dung bản thảo, mỹ thuật và kỹ thuật
Bước 6. Hoàn thiện và in ấn
Quá trình biên tập một ấn phẩm báo chí là quá trình biến đối những sản phẩm sáng tạo của những cá nhân đơn lẻ thành một sản phẩm có giá trị nên trong các bước trên bước 5 đóng vai trò quan trọng nhất quyết định chất lượng của bài báo.
2.3.7.2. Những chú ý khi thực hiện
Để đảm bảo bài báo có giá trị cao và là sân chơi đầy hứng thú cho tất cả các đối tượng HS cần đạt được những tiêu chí sau:
a. Đảm bảo có giá trị nội dung và hình thức cao - Nội dung của bài báo
+ Các bài viết về các chuyên đề hóa học + Hướng dẫn cách học tốt hóa học
+ Giới thiệu các phương pháp giải toán hóa học
+ Ra các đề bài, tổ chức thi giải các bài tập hay và khó + Giải đáp các câu hỏi của HS
+ Giới thiệu lịch sử hóa học, các nhà bác học hóa học, các nhà hóa học trong nước.
+ Giới thiệu các thành tựu, các ứng dụng của hóa học trong kĩ thuật, đời sống, quốc phòng.
+ Hướng dẫn HS các thí nghiệm vui, các trò chơi liên quan đến hóa học.
+ Giới thiệu tiếng anh qua các bài tập hóa học.
- Tiêu chí của bài viết được chọn đăng
+ Đảm bảo tính khách quan, chân thật: đây là yêu cầu hàng đầu tạo nên tính hấp dẫn, thuyết phục, hiệu quả của bài báo.
+ Đảm bảo tính thời sự: bài báo phải đưa những cái mới, những vấn đề nổi bật, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến cuộc sống hoặc các vấn đề xã hội → lôi cuốn HS.
- Tiêu chí về mỹ thuật và kỹ thuật của bài báo
+ Đảm bảo sự phù hợp của nội dung bài viết với chuyên mục.
+ Đảm bảo tính logic của các vấn đề đặt ra trong chuyên mục.
+ Đảm bảo tính cân đối, hợp lý giữa các chuyên mục về dung lượng trong bài viết.
+ Đảm bảo tính hấp dẫn, linh hoạt trong cách bố trí bài viết.
+ Đảm bảo sự thống nhất giữa hình thức và nội dung.
+ Hình thức phải gây ấn tượng bởi tính hấp dẫn, kích thích sự hiểu biết, nâng cao nhận thức thẩm mỹ giúp HS tiếp thu dễ dàng và sâu sắc hơn về nội dung.
+ Trình bày hài hòa giữa kỹ thuật và mỹ thuật.
- Xử lý ngôn ngữ và bố cục kết cấu
+ Ngôn ngữ trong sáng, rõ ràng, giản dị, không dùng nhiều thuật ngữ chuyên môn, khó hiểu, bỏ bớt các câu, từ không cần thiết, cố gắng cắt câu dài thành nhiều câu ngắn.
+ Kiểm tra, chỉnh sửa toàn bộ nội dung ấn phẩm, xác định độ tin cậy của các tài liệu trích dẫn, sửa lỗi chính tả và lỗi kĩ thuật
b. Những yêu cầu cần đạt để phát huy tính tích cực và sự hứng thú của HS khi thực hiện bài báo nội bộ
- Nội dung của hoạt động phải thiết thực, phong phú, hấp dẫn.
- Tạo điều kiện và môi trường giúp HS được hoạt động, vui chơi, độc lập suy nghĩ, tạo cho HS có nhu cầu đọc thêm tài liệu tham khảo, sách, báo…dựa trên tinh thần tự nguyện.
- HS tự thành lập nhóm theo ý nguyện của mình, tự nhận nhiệm vụ mà mình cảm thấy phù hợp với sở trường, có khả năng; tự giác và cố gắng thực hiện nhiệm vụ đã nhận; tự lên lịch hoạt động của nhóm và bố trí các hoạt động của nhóm một cách hợp lí, hiệu quả…
- HS trao đổi với nhau các ý tưởng, giúp đỡ, hợp tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề đặt ra…
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, GV phải thường xuyên theo dõi, giúp đỡ các em khi gặp khó khăn…
2.3.7.3. Ví dụ: Viết bài báo nội bộ về hóa học chuyên đề “Hóa học hữu cơ”
GV lập kế hoạch (xem bảng, lên bản thảo về nội dung bài báo.
Nội dung bài báo: các kiến thức liên quan đến chương trình Hóa hữu cơ lớp 11 THPT.
Phổ biến nội dung đến các HS ở các lớp.
Gia hạn thời gian nộp bài cho HS, thu bài, kiểm tra biên tập
Bảng 2.16. Kế hoạch thực hiện nội dung bài báo
Chủ đề Nội dung Nhiệm vụ
Cùng nhau học tốt
- Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy.
- Sử dụng sơ đồ chuyển hóa các chất hữu cơ.
- Một số sai lầm HS thường mắc phải trong giải toán hóa phần dẫn xuất của hiđrocacbon.
- GV hướng dẫn HS cách sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức.
- HS thiết kế sơ đồ tư duy hệ thống kiến thức của các bài thuộc chương “Ancol – Phenol”.
- GV yêu cầu HS viết sơ đồ chuyển hóa các chất hữu cơ → nộp lãi cho GV.
- GV chỉnh sửa và bổ sung sơ đồ chuyển hóa mối liên hệ giữa các HCHC (lớp 11) và các PTHH → làm tài liệu học tập cho HS.
- GV đưa ra các vấn đề HS thường mắc sai lầm trong quá trình giải bài tập.
Hóa học trong
cuộc sống
- Những vấn đề mang tính thời sự có liên quan đến hóa học (ngộ độc thực phẩm, …).
- Ý nghĩa, tầm quan trọng của hóa học trong cuộc sống (vai trò của dầu mỏ đối với nền kinh tế…).
- Các thành tựu của hóa học.
- GV đưa chủ đề và nội dung cho HS.
- HS sẽ chọn một trong ba nội dung mà GV đã đưa ra, sau đó tìm hiểu sưu tầm và chọn một nội dung hấp dẫn, hay và quan trọng nhất (có thể chỉnh sửa, viêt lại bằng lời văn của mình, đưa thêm một số hình ảnh minh họa sống động…). Sau đó nộp lại cho GV đúng với thời gian quy định.
- GV sau khi nhận bài của HS sẽ đọc và chọn ra bài hay nhất để đăng (bài được đăng sẽ nhận được phần thưởng).
Lịch sử hóa học
- Cuộc đời và sự nghiệp của các nhà hóa học.
- Những phát minh nổi tiếng của các nhà
- GV đưa chủ đề và nội dung cho HS.
- HS sẽ chia nhóm tìm kiếm, sưu tầm về một trong các nội dung mà GV đã đưa ra. Sau đó chỉnh sửa, hoàn chỉnh và nộp lại cho GV.
- GV sẽ chọn ra một bài viết hay nhất để đăng (bài
hóa học.
- Chuyện tình của các nhà hóa học.
- Chuyện vui của các nhà hóa học.
được đăng sẽ nhận được phần thưởng).
Vui cùng
hóa học
- Thí nghiệm hóa học vui.
- Thử tài IQ hóa học.
- GV yêu cầu HS sưu tầm, tìm kiếm các thí nghiệm hóa học vui, thú vị sau đó nộp lại cho GV. Sau đó GV sẽ chọn những thí nghiệm tiêu biểu nhất.
- Hoặc GV có thể đưa ra các thí nghiệm hóa học (núi lửa phun trào, viết mật thư…) để HS giải thích, phương pháp thực hiện…
- GV có thể hướng dẫn HS cách thực hiện và yêu cầu HS nộp sản phẩm đúng thời gian quy định.
- GV đưa ra một hệ thống các câu hỏi hóa học dưới dạng trắc nghiệm (theo kiểu trắc nghiệm IQ) từ 16 – 20.
- Đây là phần thách đấu với HS ( HS trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được nhận thưởng).
Học hóa bằng tiếng
anh
- Nội dung hóa học bằng tiếng Anh.
- Giải bài tập hóa học bằng tiếng Anh.
- Đưa ra một số từ vựng tiếng Anh liên quan đến hóa học.
- GV sẽ đưa ra một chủ đề bằng tiếng Anh yêu cầu HS dịch sang tiếng Việt.
- GV đưa ra các bài tập (từ 3 – 5 bài) dưới dạng trắc nghiệm hoặc tự luận.
HS sẽ giải bài tập.
- Đây là phần thách đấu với HS ( HS trả lời đúng và nhanh nhất sẽ được nhận thưởng).
Thư giãn cùng hóa học
- Truyện cười hóa học.
- Những bài thơ hóa học.
- HS có thể sưu tầm hoặc sáng tác nộp lại cho GV đúng thời gian quy định. Sau đó GV chỉnh sửa, chọn những bài hay và phù hợp.