Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
2.3. Các biện pháp gây hứng thú học tập
2.3.5. Biện pháp 5. Tổ chức trò chơi học tập
Vận dụng trò chơi học tập vào quá trình dạy học nhằm gây hứng thú cho HS - Trò chơi thiết kế phải gắn liền với nội dung kiến thức bài học.
- Phù hợp với tâm lí lứa tuổi của HS trung học phổ thông.
- Thiết kế trò chơi bằng phần mềm Powerpoint.
- Kết hợp trò chơi với phương pháp hoạt động nhóm.
- Nên sử dụng trò chơi vào phần luyện tập, củng cố vì phần này HS không còn áp lực tiếp thu kiến thức mới nên cảm giác sẽ thoải mái, hứng thú tham gia trò chơi.
2.3.5.1. Trò chơi 1. Hiểu ý đồng đội
Luật chơi và cách chơi
Điều kiện chơi: Phiếu ghi trò chơi, hoặc máy chiếu powerpoint.
Thành lập thành nhóm 2 người chơi, trong đó một người sẽ quay mặt về phía bảng, một bạn sẽ quay lưng lại với người kia. Người quay mặt về phía lớp có nhiệm vụ mô tả các phương trình phản ứng trong giấy nhiệm vụ để bạn mình (người quay lưng lại) có thể hiểu và viết các PTHH lên bảng.
Ví dụ trong giấy nhiệm vụ có PTHH của phản ứng sau:
C2H2 + O2 → CO2 + H2O
Khi nêu những gợi ý, yêu cầu không được vi phạm những quy định sau:
- Không được đọc công thức của các chất có trên PTHH. Ví dụ như C hai H hai - Không được đọc tên các chất trong PTHH mà chỉ được mô tả chất đó thông qua tính chất của chúng hoặc phương pháp điều chế. Tuy nhiên một số trường hợp GV có thể cho HS nêu tên một chất tham gia phản ứng trong quá trình điều chế. Trường hợp này GV nên ghi chú trong giấy nhiệm vụ.
- Không được sử dụng các từ lóng hoặc dùng các ký hiệu khác. Người chơi có thể nêu lên các hiện tượng của phản ứng hoặc các dấu hiệu đặc trưng, quá trình sản
xuất, tính chất hóa học (phản ứng khử, phản ứng oxi hóa…), hoặc trạng thái của chất đó (rắn, lỏng, khí)… của phản ứng để đồng đội còn lại có thể đóan được.
- Nếu người gợi ý chưa có cách gợi ý hoặc người trả lời chưa hiểu được đó là phản ứng gì thì có thể bỏ qua chuyển đến phương trình khác nếu còn thời gian thì quay lại.
- Với PTHH trên có thể gợi ý sau: đây là phản ứng oxi hóa hoàn toàn của một chất được sinh ra khi cho đất đèn tác dụng với nước.
Khi được gợi ý như vậy thì người còn lại có thể viết được PTHH của phản ứng (đất đèn tác dụng với nước sinh ra khí axetilen, phản ứng oxi hóa hoàn toàn axetilen là phản ứng đốt cháy).
Mỗi PT đúng người chơi sẽ được 2 điểm.
Mỗi đội chơi sẽ có 4 PTHH, thời gian cho mỗi đội là 4 phút.
Sử dụng trò chơi
Trò chơi có thể được sử dụng khi kiểm tra bài cũ (GV gọi 2 HS lên bảng và cho hai HS có quyền chọn vị trí chơi) điểm của quá trình chơi sẽ được lấy làm điểm kiểm tra miệng.
Hoặc có thể sử dụng sau khi dạy xong bài dùng để củng cố bài học. GV có thể cho hai đội chơi cùng một lúc dưới sự giám sát của cả lớp. Sau khi hoàn thành trò chơi, HS tham gia có thể được điểm cộng vào bài kiểm tra 15 phút hoặc điểm kiểm tra miệng.
Mỗi phương trình đúng đội chơi được 2 điểm hoặc 2,5 điểm.
Mỗi đội chơi sẽ có 4 đến 5 PTHH, thời gian cho mỗi đội là 3 – 4 phút.
Ví dụ áp dụng trò chơi
Ví dụ 1: khi ôn tập chương: HIĐROCACBON KHÔNG NO GV có thể cho HS chơi trò chơi sau để ôn tập, củng cố kiến thức.
Cho HS có quyền chọn gói câu hỏi (lưu CD).
2.3.5.2. Trò chơi 2. Đi tìm Bingo
Luật chơi và cách chơi
Có thể chia làm từ 4 đến 6 đội chơi. Mỗi đội chơi sẽ được phát 1 bảng Bingo.
+ Các số được sắp xếp trên bảng Bingo một cách ngẫu nhiên từ 1 đến 16. Lưu ý mỗi đội sẽ được sắp xếp khác nhau.
+ Mỗi đội sẽ lần lượt luân phiên chọn số câu hỏi trong bảng (1 đến 16).
+ Bảng Bingo
Hình 2.11. Trò chơi Bingo
+ Câu hỏi sẽ được GV đưa ra sau khi đội được ưu tiên chọn câu hỏi. Sau đó mỗi đội sẽ có thời gian là 30 giây để trả lời câu hỏi. Sau 30 giây các đội sẽ đưa đáp án, đội đưa sau sẽ không được tính. HS sẽ đưa đáp án A, B, C, D bằng bảng đáp án trắc nghiệm.
Bảng trắc nghiệm có thể được thiết kế đơn giản như sau:
Hình 2.12. Bảng đáp án trắc nghiệm GV ghi lại kết quả của mỗi đội vào bảng sau:
Bảng 2.7. Kết quả trò chơi bingo
Đội 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16
A B C D
3 14
2 16 6 1 9 11 13 7 15 13
5 8 10 12
+ Đội nào có 4 câu trả lời đúng cùng trên một đường thắng thì hô Bingo và trò chơi kết thúc.
+ GV kiểm tra kết quả của đội chiến thắng. Nếu hai đội cùng hô Bingo thì xét số câu hỏi cả hai đội trả lời đúng, đội nào có số câu hỏi đúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng.
+ Sau đó GV tổ chức cho HS trả lời các câu hỏi còn lại.
Sử dụng trò chơi
GV có thẻ tổ chức trò chơi vào tiết luyện tập cuối chương giúp HS hệ thống kiến thức đã học. Sau khi hoàn thành trò chơi, HS của đội chiến thắng có thể được điểm cộng vào bài kiểm tra 15 phút hoặc điểm kiểm tra miệng hoặc được phần thưởng từ GV.
Áp dụng trò chơi
GV tổ chức trò chơi vào tiết luyện tập nhằm hệ thống, củng cố kiến thức và vận dụng để giải các bài tập cơ bản của chương Ancol – Phenol.
GV chuẩn bị bảng hệ thống gồm 16 câu hỏi cho trò chơi.
Lưu ý câu hỏi vừa sức; đảm bảo đúng, đủ mục tiêu kiến thức bài luyện tập; sử dụng các bài tập thực tiễn tạo sự mới mẽ nhằm tăng thêm hứng thú học tập cho học sinh.
Bảng câu hỏi gồm 16 câu trắc nghiệm (Lưu CD) 2.3.5.3. Trò chơi 3. Ghép đôi
Luật chơi và cách chơi
- GV sẽ chuẩn bị nội dung trò chơi trong tờ giấy A0 hoặc A3.
- Luật chơi: lớp học sẽ được chia thành 4 – 6 đội. Mỗi đội sẽ được phát một tờ giấy A3 có ghi nội dung của trò chơi. Trong vòng từ 3 – 5 phút, các thành viên trong đội sẽ thảo luận và khoanh tròn vào đáp án đúng. Đội nào hoàn thành xong sẽ dán kết quả lên bảng.
- GV trực tiếp điều khiển trò chơi.
- Sau khi các đội đã dán kết quả lên bảng, GV sẽ chiếu đáp án đúng. Đội nào có nhiều kết quả đúng nhất sẽ giành chiến thắng. Nếu hai đội có cùng số kết quả đúng thì
đội hoàn thành nhanh nhất sẽ giành chiến thắng. Các thành viên của đội chiến thắng sẽ được điểm cộng vào bài kiểm tra miệng hoặc 15 phút.
- Thảo luận rút ra kiến thức.
Sử dụng trò chơi
Trò chơi này được sử dụng để dạy hoặc củng cố phần định nghĩa, CTCT của các HCHC nhằm mục đích làm chính xác hóa khái niệm, công thức cấu tạo, danh pháp đồng thời giúp HS phát hiện vấn đề nhanh chóng, kĩ năng hợp tác và giờ học sôi nổi, thoải mái, cuốn hút HS.
Ví dụ áp dụng trò chơi
Bài axit cacboxylic: Phần đồng đẳng, đồng phân, danh pháp Bảng 2.8. Tên gọi thông thường của axit
Tên gọi thông thường của axit Hình ảnh
1. Axit fomic A. Giấm
2. Axit tatric B. Me
3. Axit maleic C. Nho
4. Axit lactic D. Kiến
5. Axit axetic E. Sữa chua
6. Axit oxalic F. Chanh
7. Axit xitric
G. Đào
GV chuẩn bị video với nội dung sau:Tên gọi thông thường của các axit có trong một số loại trái cây, thực phẩm hằng ngày như: giấm, chanh, me, sữa chua…
- Thao tác 1. GV chia lớp học thành 4 đến 6 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 phiếu A3 với nội dung như Bảng 2.8. Tên gọi thông thường của các axit.
- Thao tác 2. Yêu cầu HS quan sát video đã thiết kế, HS nối tên axit tương ứng với từng loại thực phẩm.
- Thao tác 3.
+ Yêu cầu HS trình bày kết quả và từ đó rút ra tên gọi thông thường của axit cacboxylic.
+ GV có thể cung cấp thêm một vài thông tin về nguồn gốc tên thông thường của các axit hữu cơ.
2.3.5.4. Trò chơi 4. Vui cùng World Cup
Luật chơi và cách chơi
- Chia làm 4 đội: đội 1, đội 2, đội 3, đội 4
- Mỗi đội sẽ cử 5 người tham gia chơi, các thành viên còn lại sẽ đóng vai trò là khán giả hỗ trợ.
- Trò chơi được chia làm hai vòng: vòng bán kết, vòng chung kết
+ Vòng tứ kết: gồm hai lượt chơi; hai đội bốc thăm trúng thẻ vàng sẽ đấu cùng nhau và thi trước sau đó sẽ đến lượt hai đội bốc trúng thẻ đỏ.
Hình 2.13. Sơ đồ quá trình thi đấu
+ Đội bốc trúng thẻ 1 sẽ được ưu tiên chọn gói câu hỏi, mỗi gói câu hỏi sẽ gồm 10 câu. Lần lượt từng thành viên của hai đội sẽ chọn và trả lời câu hỏi, trả lời đúng sẽ được 10 điểm (xem như ghi được 1 bàn thắng).
+ Câu trả lời sai : các thành viên cổ vũ của tất cả các đội sẽ có quyền trả lời câu hỏi. Thành viên của đội nào trả lời đúng sẽ đem về cho đội mình 3 điểm.
+ Đội nào sau 10 câu hỏi có điểm số cao hơn sẽ bước vào vòng chung kết.
+ Sau lượt câu hỏi nếu hai đội bằng điểm nhau, sẽ cử hai thành viên của đội cổ vũ lên trả lời, đội nào có câu trả lời đúng đầu tiên sẽ được vào vòng chung kết.
Sử dụng trò chơi
Thẻ vàng 1 Thẻ vàng 2 Đội thắng 1
Thẻ đỏ 1 Thẻ đỏ 2 Đội thắng 2
Bảng 2.9. Bảng điểm vòng bán kết
BẢNG ĐIỂM VÒNG BÁN KẾT
Đội 1 Đội 2 Đội 3 Đội 4
Câu
hỏi ĐGB ĐCV ĐGB ĐCV ĐGB ĐCV ĐGB ĐCV
1 2 3 4 5 TỔNG
Bảng 2.10. Bảng điểm vòng chung kết
BẢNG ĐIỂM VÒNG CHUNG KẾT
Đội thắng 1 Đội thắng 2
Câu
hỏi ĐGB ĐCV ĐGB ĐCV
1 2 3 4 5 TỔNG
Trò chơi có thể được sử dụng vào giờ luyện tập, ngoài việc hệ thống lại kiến thức cho HS, giúp HS có tinh thần tập thể, đoàn kết trong học tập.
Để trò chơi thêm phần hấp dẫn GV nên xây dựng những bộ câu hỏi với những bài tập thực tiễn, bài tập HS thường mắc sai lầm trong quá trình học, những vấn đề liên
quan đến các vấn đề cuộc sống để HS vừa học, vừa chơi, vừa ứng dụng được vào cuộc sống hứng thú học tập từ đó nâng cao được kết quả học tập.
Đội có tổng điểm cao hơn sẽ giành chiến thắng và nhận được Cup.
Ví dụ áp dụng vào bài luyện tập Anđehit – Axit cacboxylic 40 câu hỏi (lưu CD).
2.3.5.5. Trò chơi 5. Thử tài IQ hóa học (lưu CD) 2.3.5.6.Trò chơi 6. Lật tranh đoán hình (lưu CD) 2.3.5.7. Trò chơi 7. Anh em ruột (lưu CD)