Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ
2.5. Những điểm lưu ý khi vận dụng những biện pháp tạo hứng thú vào dạy học
- Không đưa quá nhiều biện pháp vào trong cùng một tiết dạy (tối đa 5 biện pháp).
- Xét thời gian hoạt động của GV và HS trong mỗi biện pháp để phù hợp với thời lượng bài học.
- Phối hợp sử dụng các biện pháp sao cho phù hợp, phát huy được các sở trường và khắc phục những sở đoản cho HS.
2.5.2. Không sử dụng một biện pháp cho nhiều hoạt động
Trong một tiết học cần có nhiều hoạt động khác nhau: phát biểu, suy nghĩ, thảo luận…kết hợp tĩnh và động một cách hài hòa, tránh một màu. Vì vậy khi áp dụng biện pháp gây hứng thú vào bài dạy, GV không nên sử dụng một biện pháp vào nhiều hoạt động. Việc thực hiện cùng một nhiệm vụ trong một tiết học khiến cho HS cảm thấy nhàm chán, phản tác dụng. GV cần phải biết thiết chế, tránh việc ưu tiên chỉ một biện pháp vào quá trình thiết kế bài dạy.
2.5.3. Biện pháp cần phù hợp với nội dung bài học
Mỗi biện pháp có những ưu và nhược điểm riêng nên việc GV lựa chọn biện pháp để truyền đạt nội dung đóng một vai trò quan trọng.
- Mở đầu bài học: GV có thể sử dụng các biện pháp như tình huống, kể chuyện hóa học để dẫn dắt HS vào bài mới. HS tò mò, phấn khích, mong muốn ngay vào bài mới để có thể lĩnh hội kiến thức mới giải quyết các vấn đề GV đặt ra.
- Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp: GV cần phải giúp HS nắm rõ định nghĩa về HCHC cũng như CTCT, danh pháp…Tuy nhiên đây cũng không phải là phần khó nên GV có thể cho HS chơi một trò chơi để hệ thống cũng như hiểu rõ hơn về phần định nghĩa…
- Tính chất vật lí: Đây là phần tính chất tương đối đơn giản vì vậy GV có thể sử dụng phương pháp hoạt động độc lập của HS, cho HS tự nghiên cứu SGK hoặc qua các tranh ảnh, hình vẽ thảo luận với nhau để rút ra kiến thức cần lĩnh hội…
- Tính chất hóa học: Đây được xem là phần kiến thức mới, khó và trọng tâm của bài học. HS không thể tự mình nghiên cứu SGK để rút ra những kiến thức nếu không
có sự định hướng của GV. Để giúp HS có thể lĩnh hội kiến thức tốt cũng như không gây trạng thái căng thẳng mệt mỏi trong buổi học và kích thích được hứng thú, tư duy, sáng tạo nắm bắt vấn đề một cách tốt nhất. GV nên vận dụng các biện pháp như PP tình huống; thí nghiệm tạo tình huống….
- Phương pháp điều chế, ứng dụng: Đây là phần kiến thức đơn giản nhưng liên quan đến thực tiễn, có tầm quan trọng đến cuộc sống hằng ngày và trong công nghiệp vì vậy GV khi dạy học phần này nên đưa vào các hình ảnh ứng dụng của các hợp chất hữu cơ để HS có được một cái nhìn khách quan hiểu được lợi ích của những HCHC mà mình được học, gắn kiến thức phổ thông vào thực tế.
2.5.4. Phù hợp với trình độ của học sinh
Những lớp có nhiều HS khá, giỏi (lớp chuyên, lớp chọn) GV có thể sử dụng các biện pháp đòi hỏi sự tư duy, sáng tạo cao của HS như biện pháp sử dụng thí nghiệm tạo tình huống, hoặc GV sử dụng các tình huống có vấn đề, các hình ảnh, mô phỏng kết hợp với các phương pháp nghiên cứu. Ngoài ra GV có thể đưa những tình huống khó, những nhiệm vụ để làm bài tập cho HS về nhà tìm hiểu để nâng cao khả năng tìm tài liệu, tích cực HS, tìm kiếm và giải quyết vấn đề…hứng thú học tập với môn học.
Những lớp có nhiều HS trung bình – yếu: GV nên sử dụng các biện pháp như sử dụng trò chơi học tập, biện pháp này giúp tất cả các HS đều tham gia vào quá trìnhlĩnh hội kiến thức HS sẽ cảm thấy vui khi mình được tham gia vào quá trình xây dựng bài.
Tóm tắt chương 2
- Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về chương trình hóa hữu cơ lớp 11 THPT.
- Đề xuất một số định hướng khi lựa chọn cũng như xây dựng các biện pháp gây hứng thú cho HS để áp dụng vào quá trình dạy học.
- Dựa trên cơ sở lí thuyết và thực tiễn của chương 1 cũng như cấu trúc nội dung chương trình hóa hữu cơ lớp 11 và những định hướng khi xây dựng hứng thú cho HS.
Chúng tôi đã thiết kế 8 biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
+ Thiết kế 9 tình huống học tập gắn với nội dung bài học + Đưa lịch sử hóa học vào quá trình dạy học
+ Xây dựng 7 thí nghiệm tạo tình huống có vấn đề trong dạy học
+ Hướng dẫn HS điều chế 7 chất hữu cơ gần gũi với đời sống hằng ngày (chiết suất tinh dầu, làm nến, tạo chất màu thực phẩm tự nhiên, làm nước rửa chén, làm nước hoa xit phòng, rượu và giấm).
+ Thiết kế 6 trò chơi học tập, 16 câu hỏi thực tiễn trong phần trò chơi Bingo và 40 câu hỏi thực tiễn trong trò chơi Vui cùng Worldcup, 10 câu hỏi IQ hóa học
+ Vận dụng phương pháp dạy học theo góc để làm tăng tính tích cực, hứng thú của HS trong quá trình học tập.
+ Tổ chức viết báo nội bộ để tạo hứng thú học tập môn hóa học cho HS.
+ Xây dựng bầu không khí lớp học thân thiện, vui vẻ, tích cực.
- Lựa chọn và sử dụng một số biện pháp gây hứng thú, xây dựng các giáo án phục vụ cho việc giảng dạy hóa học lớp 11 phần hóa hữu cơ nhằm gây hứng thú học tập cho HS từ đó nâng cao kết quả học tập.
- Cuối cùng đưa những lưu ý khi vận dụng các biện pháp gây hứng thú vào bài giảng để đạt được hiệu quả cao nhất.