Biện pháp 3. Hướng dẫn điều chế các chất hữu cơ có trong đời sống hằng ngày

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần Hóa hữu cơ (Trang 59 - 65)

Chương 2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ

2.3. Các biện pháp gây hứng thú học tập

2.3.3. Biện pháp 3. Hướng dẫn điều chế các chất hữu cơ có trong đời sống hằng ngày

Những điểm cần lưu ý để gây hứng thú học tập cho học sinh

- Các chất điều chế là những chất quen thuộc trong đời sống hằng ngày của các em: nến, nước hoa, nước rửa chén…

- Hướng dẫn cụ thể phương pháp điều chế.

- Ngoài ra GV cần đưa thêm một số câu hỏi có liên quan để HS tìm hiểu để biết thêm tính chất, cách bảo quản cũng như công dụng của sản phẩm.

- GV phải gia hạn thời gian, phân nhóm để HS thực hiện điều chế sản phẩm.

- Yêu cầu HS các nhóm nộp sản phẩm và bảng tường trình đúng thời gian quy định và chấm điểm sản phẩm của HS dựa trên những tiêu chí đã đưa ra. Điểm số này có thể thay bài kiểm tra miệng hoặc 15 phút.

- Nếu có điều kiện GV cũng có thể tổ chức cho HS bán những sản phẩm của mình đã được và số tiền đó sẽ được quyên góp cho các vùng thiên tai, trẻ em nghèo…

Bảng 2.3. Một số sản phẩm có thể hướng dẫn HS thực hiện trong chương trình học

STT Chương Sản phẩm

1 Đại cương HCHC - Điều chế các chất màu thực phẩm tự nhiên

2 Ankan - Làm cốc nến thơm

3 Anken - Chiết xuất tinh dầu

- Làm nước rửa chén từ vỏ cam, bưởi

4 Ancol - Làm nước hoa xịt phòng

- Làm rượu trái cây 5 Axit cacboxylic - Làm giấm

Thí nghiệm 1. Điều chế các chất màu thực phẩm tự nhiên (lưu CD)

Thí nghiệm2. Làm cốc nến thơm (lưu CD)

 Mục tiêu

- Biết được thành phần của nến

- Những nguy cơ độc hại của những chiếc cốc nến bán trên thị trường hiện nay GV đưa đề tài cho HS:

“ Tết trung thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường”

Hình ảnh những chiếc đèn cầy nhỏ nhắn được thắp sáng trong chiếc đèn lồng xinh xắn đã đi vào kí ức đẹp của biết bao người.

Ngày nay tuy xã hội phát triển nhưng những chiếc đèn cầy (nến) vẫn giữ được nguyên giá trị. Trong những dịp lễ tết, sinh nhật… chiếc đèn cầy vẫn sử dụng như vật không thể thiếu. Do đời sống ngày càng cao để tiện lợi hơn cho việc sử dụng những cốc nến thơm đã ra đời. Ngoài công dụng thắp sáng, nến thơm còn làm trang trí trong nhà, giúp tạo không khí ấm áp, mùi thơm dễ chịu, giảm stress…

Tuy nhiên hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại nến cốc gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Vì vậy để đảm bảo sức khỏe và có những chiếc cốc nến xinh xắn, chúng ta hãy tự làm cho mình những chiếc cốc nến dựa vào sự khéo tay và những kiến thức đã được học.

 GV giao đề tài và hướng dẫn HS phương pháp thực hiện

- Thành phần: parafin (C20 – 30) 95%, màu, hương liệu (1%), axit stearic (4%);

khuôn (bằng ống kim loại, cốc hay vật liệu có dạng theo ý thích), bấc nến, một số dd muối để tạo màu cho ngọn lửa.

- Bấc nến nên se từ vải bông hay sợi lanh… nhưng không dùng sợi tổng hợp. Để nến cháy không có tàn thì phải tẩm vào bấc nến dung dịch borat hay natriphotphat.

- Thân nến: ngoài parafin còn có thêm các chất màu, chất thơm.

- Màu thân nến

+ Màu xanh da trời: đồng stearat, chất này được thu được bằng cách trộng đồng sunfat với xà phòng nóng chảy.

+ Màu xanh lá cây: oxit crom (II), chất này thu được bằng cách phân hủy nhiệt amoni bicromat hoặc nung nóng natri bicromat với lưu huỳnh.

+ Nến màu vàng: natri cromat.

- Mùi hương: Tinh dầu hoặc nước hoa nhưng tinh dầu tan tốt hơn. Mùi tinh dầu tùy vào sở thích của người sử dụng (cho HS tự chiết suất tinh dầu – xem phần sau).

- Màu ngọn lửa: Để nến cháy có màu đẹp ta có thể tạo màu cho ngọn lửa bằng cách ngâm bấc vào dd muối bão hòa vô cơ cần thiết.

+ Màu tím: ngâm vào dd muối KCl, KNO3… + Màu vàng: NaCl, NaNO3…

+ Màu đỏ thẩm: CaCl2, Ca(NO3)2… + Màu xanh da trời: CuCl2, Cu(NO3)2… + Màu xanh chuối non: BaCl2, Ba(NO3)2…

- Cách thực hiện: Sáp (parapin) có dạng hơi rắn, đun nhẹ cho chảy rồi cho vào axit stearic, cần lưu ý chỉ đun parafin đến khoảng 60-70oC là vừa đủ vì nếu nhiệt độ thấp hơn parafin sẽ cứng lại nhanh và bề mặt không nhẵn ngược lại nếu nếu nhiệt độ cao quá thì parafin lại quá lỏng, dễ chảy; khuấy một lúc được hỗn hợp lỏng nhưng hơi sệt, cho màu và hương liệu vào. Bấc ngâm vào dd muối vô cơ để khi cháy có màu. Sau đó đổ vào khuôn , lưu ý khi đổ vào khuôn phải bấc đặt ngay trên đường trục qua tâm của nến. Có thể trang trí tùy theo sở thích.

 GV yêu cầu HS nộp bảng tường trình sau:

Bảng 2.4. Bảng tường trình làm nến

Thành phần của nến Sản phẩm Trả lời câu hỏi

HS chọn 1 trong 2 câu hỏi sau để trả lời vào bảng tường trình - Câu 1. Vì sao khi thắp nến phải châm lửa vào bấc?

- Câu 2. Nguyên nhân dẫn đến nguy cơ nhiễm độc của những chiếc nến cốc bán trên thị trường nhưng chưa được qua kiểm duyệt.

GV quy định thời gian HS thực hiện và giao sản phẩm cũng như bảng tường trình (kết quả sản phẩm có thể thay thế điểm kiểm tra 15’ hoặc được cộng vào điểm kiểm tra 1 tiết).

Thí nghiệm3. Tự chiết xuất tinh dầu

 Mục tiêu

- Nắm vững các kĩ thuật đơn giản: chưng cất, chiết suất, kết tinh, gắn liền kiến thức hóa học với đời sống.

- Công dụng và lợi ích của tinh dầu.

 GV đưa đề tài cho HS:

Với lịch sử phát triển hằng ngàn năm, tinh dầu được mệnh danh là báu vật của thiên nhiên, được phát triển thành phương pháp trị liệu, chăm sóc sức khỏe, làm đẹp trên toàn thế giới. Tinh dầu nguyên chất là chất lỏng có mùi hương, rất dễ bay hơi, được chiết suất từ các phần của cây như: rễ, củ, quả, hoa, lá. Lượng sản phẩm thu được ít nên giá thành của tinh dầu khá cao vì vậy tinh dầu ít được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên với phương pháp chưng cất đơn giản ta thể điều chế được một lọ tinh dầu nguyên chất tại nhà.

 GV chia nhóm, hướng dẫn HS chiết suất tinh dầu - Phương pháp chiết suất tinh dầu

Bảng 2.5. Chiết suất tinh dầu hoa hồng

Nguyên liệu Cách thực hiện

- Hoa hồng - Nồi

- Tô chịu nhiệt - Đá viên (nước đá)

- Hoa hồng ngắt bỏ cuống, chỉ lấy cánh hoa rửa sạch.

- Úp ngược cái đãi vào nồi rồi đặt cái tô lên đĩa

- Cho cánh hoa hồng vào nồi sau đó đổ nước ngập cánh.

- Đậy ngược nắp nồi (phần lõm hướng xuống phía dưới).

- Đun đến khi sôi rồi vặn nhỏ lửa để liu riu. Lúc nước trong nồi sôi thì đổ nước đá lên nắp nồi. (Vì khi nước trong nồi sôi, tinh chất hoa hồng sẽ bốc hơi lên nắp nồi, gặp lạnh ngưng tụ thành hơi nước và rơi ngược vào tô.

Hình 2.8. Mô hình chiết suất tinh dầu tại nhà

 GV gia hạn thời gian để HS thực hiện

 HS nộp kết quả: Bảng tường trình, sản phẩm (kết quả sẽ được cộng vào điểm kiểm tra 15 phút).

 Câu hỏi mở rộng:

Câu 1. Công dụng của tinh dầu đến sức khỏe của con người.

Câu 2. Một số loại tinh dầu thường hay được sử dụng: thành phần, tính chất, công dụng (3 loại tinh dầu).

Hướng dẫn HS điều chế tinh dầu chanh (cam, bưởi…) thực hiện tại PTN.

Trong tiết thực hành hoặc ngoại khóa GV có thể tổ chức cho học sinh chiết suất tinh dầu (tinh dầu chanh) trong PTN bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước. GV cũng giới thiệu cho HS trong công nghiệp tinh dầu cũng được chiết suất dựa trên quy trình như vậy.

Hình 2.9. Quy trình chiết suất tinh dầu tại phòng thí nghiệm

(1) Bình cấp hơi nước: hơi nước sinh ra theo ống dẫn đến bình thứ (2) (có thể đưa thêm hìn ảnh rõ hơn).

(2) Chứa các hỗn hợp vỏ chanh đã được xay nhuyễn với nước. Tại đây các tinh dầu sẽ được lôi cuốn theo hơi nước và ngưng tụ tại bình thứ (3).

(3) Bình chứa tinh dầu đã ngưng tụ.

- Nguyên tắc để chiết suất tinh dầu theo phương pháp lôi cuốn hơi nước (GV cung cấp kiến thức mở rộng cho HS):

+ Thứ nhất: Sự khuyết tán, hòa tan, thẩm thấu lôi cuốn của các tinh dầu có chứa trong các mô của thực vật khi tiếp xúc với nước ở nhiệt độ cao.

+ Thứ hai: nhiệt độ sôi của hỗn hợp bao giờ cũng thấp hơn nhiệt độ sôi của các thành phần có trong hỗn hợp.

1

2 3

Sản phẩm thu được: lớp ở trên là tinh dầu, lớp ở dưới là nước để thu được ta sẽ chiết lỏng –lỏng.

Hình 2.10. Sản phẩm tinh dầu được chiết suất

Thí nghiệm 4. Làm nước rửa chén từ vỏ cam, bưởi

 Mục tiêu

- Ứng dụng thực tiễn hóa học vào đời sống hằng ngày.

- Ý thức bảo vệ môi trường và sức khỏe.

 GV đưa đề tài cho học sinh

Hiện nay trên thị trường ngoài các nhãn hàng nước rửa chén nổi tiếng như Sunlight thì không ít các loại nước rữa chén trôi nổi với giá chỉ 2-5k /1 lít. Hiển nhiên với thành phần hóa học không được kiểm soát, người pha chế không có kiến thức chuyên môn, việc sử dụng các loại nước rữa chén ko rõ nguồn gốc tuy tiết kiệm nhưng ẩn sau đó hàng loạt nguy hiểm khó lường. Các loại nước rửa chén đắt tiền uy tín tuy đảm bảo được an toàn cho người sử dụng và môi trường và các mặt hàng trôi nổi – chúng là kẻ thù của môi trường.

Chúng ta hãy cùng nhau điều chế loại nước rửa chén hữu cơ, rửa sạch các vết dầu mỡ, không hai da tay và bảo vệ môi trường.

 GV chia nhóm, hướng dẫn HS phương pháp điều chế và nộp bảng tường trình sau

Bảng 2.6. Bảng tường trình làm nước rửa chén Thành

phần

Cách thực hiện

Công dụng

Cách sử

dụng Nhận xét So sánh với loại nước rửa chén hiện dùng

 GV hướng dẫn HS cách thực hiện:

Dùng dao cạo vỏ cam, bưởi chú ý bỏ phần vỏ trắng (vì phần này sẽ giảm lượng tinh dầu có trong vỏ), trộn với nước hoặc rượu (2:1), cho vào máy xay nhuyễn thành dạng hồ nhão. Cuối cùng cho vào chai và thêm rượu vào. Ta đã được một chai nước rửa chén không hại da tay và an toàn đối với môi trường.

Sử dụng vỏ cam, bưởi, quýt vì: do vỏ cam quýt chứa nhiều loại tinh dầu, chủ yếu là limonen, tinh dầu này có tác dụng thư giản, giảm stress. Ngoài công dụng rửa các vết dầu mỡ và không hại da tay đặc biệt nước rửa bát này có khả năng tẩy vết trà ố trà và cà phê trên bát đĩa rất nhanh, dễ dàng so với các loại nước rửa bát thông thường.

Để bảo quản nước rửa chén ta để vào tủ lạnh, có thể sử dụng từ 2 – 3 tuần. Tinh dầu có trong vỏ cam, bưởi còn có tác dụng tạo hương thơm dễ chịu, khử mùi cho tủ lạnh.

Thí nghiệm 5. Làm nước hoa xịt phòng (lưu CD)

Thí nghiệm6. Làm rượu trái cây (lưu CD)

Thí nghiệm7. Làm giấm (lưu CD)

Một phần của tài liệu Một số biện pháp tạo hứng thú góp phần nâng cao kết quả học tập phần Hóa hữu cơ (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)